Ông Trump bất mãn khi bà Clinton không bị điều tra về mối liên hệ với Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt ra nghi vấn rằng tại sao cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton không bị soi xét trong các cuộc điều tra liên quan đến Nga, trong khi ông lại là người bị đưa vào “tầm ngắm”.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Fox)
“Tại sao các thỏa thuận của gia đình Hillary Clinton và phe Dân chủ với người Nga không bị soi xét, trong khi tôi là người không liên quan gì lại bị soi xét?”, Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Twitter hôm qua 15/6.
Đây không phải lần đầu tiên ông Trump đề cập tới nghi vấn mối liên hệ giữa bà Clinton với phía Nga. Trước đó, ông Trump từng kêu gọi điều tra chiến dịch tranh cử của bà Clinton, cho rằng đã có những mối liên hệ giữa các thành viên trong đội ngũ tranh cử của bà với Điện Kremlin.
“Thế còn về mối liên hệ giữa đội ngũ của Clinton với người Nga? Liệu có phải Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ sẽ không để cho Cục Điều tra Liên bang FBI vào cuộc hay không?”, ông Trump cho biết hôm 20/3.
Tháng trước, Tổng thống Trump cũng đặt câu hỏi về lý do “truyền thông giả mạo” không đưa tin về mối quan hệ giữa Điện Kremlin với ông John Podesta – chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton.
“Tại sao truyền thông giả mạo không hề nói về mối quan hệ giữa Podesta với Nga hay số tiền mà Nga đã chuyển cho Clinton liên quan đến thương vụ mua bán uranium?”, ông Trump viết trên Twitter.
Video đang HOT
“Điều tra về cản trở công lý”
Ông Trump và bà Clinton trong một phiên tranh luận trực tiếp trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 (Ảnh: Reuters)
Không chỉ bất mãn với cựu ngoại trưởng về cuộc điều tra liên quan tới Nga, Tổng thống Trump cũng đề cập tới việc ông có thể bị công tố viên đặc biệt Robert Mueller điều tra về khả năng cản trở công lý như Washington Post vừa mới đưa tin.
Ông Muller đang chịu trách nhiệm điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và nghi vấn thông đồng giữa Moscow với chiến dịch tranh cử của ông Trump.
“Một Hillary Clinton quanh co đã dùng búa phá vỡ điện thoại, xóa bỏ các thư điện tử và nhờ chồng gặp cựu Bộ trưởng Tư pháp chỉ vài ngày trước khi bà ấy được xóa tội, và bây giờ họ nói về vấn đề cản trở công lý ư?”, ông Trump viết trên Twitter hôm qua.
Trong bình luận trên, Tổng thống Trump đã đề cập đến một loạt vụ lùm xùm trong cuộc điều tra nghi vấn sử dụng thư điện tử cá nhân vào công việc chung của bà Clinton thời bà còn giữ chức Ngoại trưởng.
Trong các tài liệu do FBI công bố vào mùa thu năm 2016, một trợ lý của cựu Tổng thống Bill Clinton, phu quân của bà Clinton, đã tiết lộ việc anh này từng tìm cách bẻ đôi hoặc dùng búa đập vỡ các điện thoại di động cũ của bà Clinton để xóa chứng cứ.
Ngoài ra, truyền thông Mỹ cũng đưa tin về việc cựu Tổng thống Clinton từng gặp riêng cựu Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch trên máy bay của nữ quan chức này hồi tháng 6 năm ngoái, trước khi đại hội toàn quốc đảng Dân chủ diễn ra.
Cuộc gặp này làm dấy lên đồn đoán rằng liệu Bộ Tư pháp Mỹ – cơ quan trực tiếp điều tra về bê bối thư điện tử cá nhân của bà Clinton – có thể sẽ nhượng bộ theo dàn xếp để tạo điều kiện cho chiến dịch của bà Clinton.
Thành Đạt
Theo The Hill
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Nga
Thượng viện Mỹ ngày 14/6 đã bỏ phiếu thông qua một dự luật nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Một phiên họp của các nghị sĩ tại Quốc hội Mỹ (Ảnh: CBS)
Với tỷ lệ ủng hộ áp đảo, 97 phiếu thuận và 2 phiếu chống, Thượng viện Mỹ ngày 14/6 đã nhất trí thông qua dự luật nhằm trừng phạt Nga liên quan tới cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái.
Với mục đích hạn chế quyền lực của Tổng thống Donald Trump trong vấn đề liên quan tới Nga, dự luật mới sẽ ngăn cản ông chủ Nhà Trắng không được đơn phương nới lỏng hoặc hủy bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow. Nếu muốn can thiệp vào các biện pháp trừng phạt Nga, Tổng thống Trump phải có sự phê chuẩn của Quốc hội.
Tuy nhiên, dự luật trên vẫn cần phải có sự phê chuẩn của Hạ viện và phải trình Tổng thống Trump ký trước khi chính thức có hiệu lực. Cũng theo dự luật mới, bất kỳ lệnh trừng phạt nào nhằm vào Nga do chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra cũng không được phép gỡ bỏ nếu chưa có sự thông qua của Quốc hội.
Ngoài ra, dự luật cũng nhất trí "mở rộng các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các thành phần chính trong nền kinh tế Nga, bao gồm khai khoáng, kim loại, vận tải biển và đường sắt". Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt cũng sẽ nhắm mục tiêu tới "các công dân Nga tham nhũng, các thành phần vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, các bên cung cấp vũ khí cho lực lượng của chính phủ Syria và các đối tượng thay mặt chính phủ Nga tiến hành các hoạt động tấn công mạng".
Nhận định về dự luật mới của Mỹ, ông Vladimir Dzhabarov, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban đối ngoại thuộc Hội đồng liên bang Nga, cho biết: "Chúng tôi vẫn đang chờ đợi quyết định cuối cùng của Quốc hội Mỹ và xem xét phản ứng của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, nếu dự luật này có hiệu lực, chúng tôi chắc chắn sẽ lên tiếng".
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết chính phủ Nga đang cố gắng tránh đưa ra các lệnh trừng phạt để đáp trả việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật mới gây bất lợi cho Moscow, thay vào đó sẽ kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi dự luật này chính thức có hiệu lực.
Thành Đạt
Theo Sputnik
Ông Trump tính sa thải cố vấn phụ trách điều tra Nga? Một người bạn của Tổng thống Donald Trump cho biết ông chủ Nhà Trắng được cho là đang cân nhắc khả năng sa thải cố vấn đặc biệt Robert Mueller, người đang dẫn đầu cuộc điều tra về nghi vấn đội ngũ tranh cử của ông Trump "bắt tay" với Nga cũng như khả năng Moscow can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm...