Ông ‘trùm’ sản xuất bằng giả ở Sài Gòn lĩnh án
Cường cùng đồng phạm làm hàng trăm con dấu giả sản xuất các loại bằng rồi lên mạng rao bán kiếm tiền tỷ.
Chiều 28/9, TAND TPHCM tuyên phạt Lê Tấn Cường (31 tuổi, quê Bình Định) mức án ba năm sáu tháng tù về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
12 đồng phạm trong đường dây của Cường nhận từ một năm sáu tháng tù (cho hưởng án treo) tới ba năm tù giam về cùng tội danh.
Đường dây sản xuất bằng giả của Cường. Ảnh: Xuân Duy.
Theo cáo trạng, năm 2014-2016, Cường bàn bạc cùng với Lữ Minh Trí và đồng phạm làm 160 con dấu ướt, 169 con dấu nổi giả tên nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân để sản xuất các loại giấy tờ giả. Trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, bằng trung học phổ thông, bằng cao đẳng, tiến sĩ, CMND… bán với giá từ 300.000 đồng đến 5,5 triệu đồng mỗi bản.
Video đang HOT
Đường dây của Cường đã bán cả trăm loại giấy tờ cho người mua, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Trong đó, ông “trùm” hưởng 450 triệu đồng, Trí 300 triệu đồng, các người khác nhận 30-300 triệu đồng.
Tương tự, một đại lý khác của Cường do Lưu Thành Lâm và Trần Tư Dũng quản lý đã làm giả hai con dấu, mỗi tháng làm giả khoảng 15 văn bằng, chứng chỉ rồi rao bán.
Cặp đôi này thừa nhận làm giả 71 văn bằng, chứng chỉ giả, bán cho 51 người. Lâm hưởng lợi 84 triệu đồng, Dũng hơn 45 triệu đồng.
Cơ quan điều tra xác định, Cường thuê Nguyễn Anh Tuấn làm trung gian, lập ra các trang mạng “dichvubangcapnhanh.blogspot.com” và một số email để quảng cáo, rao bán văn bằng giả cho nhóm của mình.
Tuấn nhận được thông tin từ người có nhu cầu mua bằng giả sau đó đặt nhóm Cường, Lâm làm để bán cho họ rồi hưởng tiền chênh lệch. Tuấn thu lợi bất chính hơn 46 triệu đồng.
Hải Duyên
Theo VNE
'Cháu bác sĩ' kiếm 3 triệu đồng mỗi ngày từ giấy khám sức khỏe giả
Nghĩa mạo nhận là cháu giám đốc bệnh viện khi đăng tin rao bán giấy khám sức khỏe.
Ngày 7/6, Công an Hà Nội bắt Phạm Tiến Nghĩa (26 tuổi, trú thành phố Nam Định) để làm rõ hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Phạm Tiến Nghĩa tại cơ quan công an.
Một ngày trước, cảnh sát phát hiện hai sinh viên đại học ở Hà Nội rao bán giấy khám sức khỏe với giá 150.000 đồng/tờ. "Hàng" được xác định mua từ Phạm Tiến Nghĩa qua trao đổi trên mạng với giá 70.000 đồng/tờ.
Nghĩa sau đó bị bắt khi đang trên đường tiêu thụ giấy khám sức khỏe giả.
Nghĩa khai tự mua con dấu giả mang tên của Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, một mình thực hiện các công đoạn để tạo ra hàng loạt giấy khám sức khỏe, giấy ra viện..., rao bán trên mạng với giá từ 30.000 đến 120.000 đồng/tờ.
Tang vật vụ án.
Để tránh bị phát hiện, Nghĩa dùng tên giả đăng trên tài khoản Facebook và vờ mạo nhận là đầu mối ruột của giám đốc bệnh viện. Khi người liên lạc mua qua điện thoại, Nghĩa hỏi địa chỉ và cho người đến giao hàng.
Trung bình mỗi ngày, Nghĩa kiếm lời từ 2 đến 3 triệu đồng.
Hoàng Việt
Theo VNE
Phó phòng ngân hàng lừa 59 tỷ đồng để trả nợ cá độ bóng đá Bịa ra "chính sách trả lãi 1% mỗi tuần", cựu phó phòng ngân hàng đã nhận 59 tỷ đồng của một đôi vợ chồng ở Hà Nội. Ảnh minh họa Ngày 27/9, TAND Hà Nội tuyên phạt Trần Hải Giang (31 tuổi, cựu phó phòng giao dịch ngân hàng SHB Hà Nội) án tù chung thân về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt...