Ông “trùm” quyền lực: Phân lô, bảo kê vỉa hè
Khó có thể kiếm được một chỗ ngồi trên vỉa hè để buôn bán bởi không phải ai cũng có “mối quan hệ” mà phải nhờ vào những tay “trùm” vỉa hè. Ngoài kinh doanh chỗ, trùm còn đứng ra bảo kê để các quán vỉa hè yên tâm làm ăn.
Bảo kê vỉa hè: Chuyện lạ có thật
Trong vai một người muốn tìm chỗ trên vỉa hè tại một con phố chuyên bán bánh mỳ kẹp thịt ở khu vực Hoàng Mai (Hà Nội), anh Quân – một người bán ở đây – cho phóng viên biết, hơn chục điểm bán bánh mỳ trên phố này đều dưới sự quản lý của một ông trùm. “Ai muốn nhập hội đều phải qua ông trùm này mới sống ổn được”.
Anh Quân giải thích, mỗi tháng, họ đều phải nộp cho ông trùm 4 triệu đồng (thường gọi đó là tiền phí bảo kê) để yên tâm buôn bán. Ai không nộp tiền hay mới nhảy vào lãnh địa này mà chưa xin phép đều phải dọn dẹp đồ nghề đi ngay chứ không thể đứng bán được ở đây dù chỉ một ngày.
Chỉ cần nộp phí đầy đủ, mọi người có thể thỏa mái buôn bán trên vỉa hè
Nói xong, anh Quân nhắc: “Muốn làm ăn ở đây anh sẽ giới thiệu em mai qua gặp vì hôm nay ông trùm nghỉ, không bán hàng. Sau khi xin phép và đóng phí, anh đảm bảo sẽ ổn cả. Ở đây, ai cũng phải làm vậy”.
Thừa nhận chuyện này, anh Trần Văn Tùng ở khu vực Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) đang quản lý cả một nhóm bán hàng trên vỉa hè con phố gần nhà, cho hay vỉa hè là nơi buôn bán phi lợi nhuận, nơi hái ra tiền nhưng không phải ai cũng có quan hệ để có thể nộp tiền bảo kê rồi buôn bán vô tư được. Thường thì “ông trùm” là người người buôn bán, sống lâu năm ở khu vực và “có chút quan hệ” mới có thể “bao sân” được.
Chị Chu Thị Hà – một trong số những quán hàng được anh Tùng “chăm sóc”, nói rằng trước chị đi bán hàng vỉa hè ở đường Cầu Giấy suốt ngày bị dẹp, một buổi sáng có khi phải chạy 3-4 lần. Không có thời gian bán, hàng thì ế, lại thâm hụt vào vốn nên chị chán ngán. Giờ thì chị yên tâm bán từ sáng tới tối mà không lo bị đuổi.
Video đang HOT
Trùm vỉa hè bảo kê cả khu phố cho cả nhóm làm ăn
Phí đắt đỏ, quán vỉa hè kinh doanh theo giờ
Sáng là điểm bán đồ ăn, ban ngày chuyển sang quán nước, ban đêm lại thành nơi bán bánh khoai, nem chua rán… chỉ với một diện tích rất hẹp lấn chiếm trên vỉa hè, các hàng quán cũng phải phân chia kinh doanh, bán hàng theo thời gian để đảm bảo tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin về FTA Hàng nhái siêu lợi nhuận “tấn công” miền núi như thế nào?. Vietcombank thay người đại diện vốn tại Eximbank Cổ đông lớn nhất chào bán gần 80 triệu cổ phần DaiABank.
Chị Nguyễn Thị Thanh, chủ một quán nước trên đường Lê Đức Thọ (gần khu vực sân vận động Mỹ Đình) tâm sự, trước một mình chị thuê chỗ vỉa hè hết 3,5 triệu đồng/tháng, phí bảo kê mất 2 triệu nữa nên lời lãi chẳng được là bao. Đầu năm nay, chị cho một người bán đồ ăn sáng, đồ ăn tối thuê chung. Họ bán đồ ăn sáng, chị bán nước ban ngày và một người bán từ tối đến tận đêm khuya. Chi phí chia đều cho cả ba nên tiền phí ít hẳn.
Tương tự, không ít quán vỉa hè khác cũng đang áp dụng cách “gối canh” kinh doanh trên vỉa hè để tiết giảm chi phí. Anh Lê Văn Ba, chủ quán đồ nướng sát ngay bên cạnh chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) kể rằng anh và một người nữa cùng mua và đóng phí hàng tháng để giữ vỉa hè này.
Nhờ vậy, anh đã tiết kệm được một nửa chi phí, lại không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.
Nhờ hình thức gối canh, phân chia thời gian kinh doanh mà các chủ quán vỉa hè tiết kiệm được chi phí bảo kê.
Ngoài việc chia nhau kinh doanh theo giờ, nhiều chủ quán vỉa hè còn chọn quán cùng bán để hỗ trợ nhau thu hút khách hơn.
Chị Ngô Thị Phương – chủ hàng bún đậu cạnh trường học trên đường Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), cho biết, trước đây vỉa hè, khuôn viên này chỉ có một vài người bán như chị… Khách ăn xong lại phải đi chỗ khác để uống nước. Vừa rồi, mấy hàng quán bàn nhau, mỗi người thu hẹp diện tích quán của mình một chút rồi cho quán nước vào bán cùng.
“Nhiều khi, chúng tôi vẫn nói vui khi khách hàng ngày càng đông hơn là nhờ chọn bạn cùng bán tốt”, chị Phương vui vẻ.
Cùng cách làm, chị Trâm bán bánh khoai tại khu chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) cuối năm ngoái cũng rủ một người bán nước ngồi cùng. Kể từ đó, số bánh chị bán ra mỗi ngày nhiều hơn, chưa kể còn “lãi” thêm một người bạn hàng vui tính.
Theo Dantri
35,7 tỷ đồng làm "sạch" thức ăn đường phố
Với tổng kinh phí vừa được thành phố phê duyệt là 35,7 tỷ đồng, từ nay đến hết năm 2015, Sở Y tế Hà Nội sẽ phân bổ về các địa phương để tập trung nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) tại 176 phường, thị trấn trên địa bàn. Ngành y tế kỳ vọng sau thời gian này, chất lượng dịch vụ thức ăn đường phố của Hà Nội sẽ cải thiện.
Hà Nội tập trung cải thiện ATTP dịch vụ thức ăn đường phố
Đặt mục tiêu cao
Sở Y tế Hà Nội đã trình và mới đây vừa được UBND TP phê duyệt Đề án "Triển khai mô hình cải thiện ATTP đối với dịch vụ ăn uống tại các phường, thị trấn trên địa bàn giai đoạn 2013-2015". Ông Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội cho biết, theo Đề án này, 100% các phường, thị trấn của 29 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố sẽ cùng triển khai mô hình cải thiện ATTP đối với dịch vụ ăn uống. Phấn đấu đạt mục tiêu trên 85% cán bộ làm công tác quản lý ATTP, 75% người chế biến dịch vụ ăn uống hiểu và triển khai thực hiện đúng các quy định về ATTP; Trên 75% người tiêu dùng có kiến thức và biết cách lựa chọn cơ sở dịch vụ ăn uống bảo đảm ATTP...
Cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố là đối tượng tham gia dự án bao gồm tất cả các cửa hàng ăn uống, quầy bán hàng kinh doanh thức ăn sẵn, thực phẩm chín tại 176 phường, thị trấn. Mỗi phường, thị trấn sẽ xây dựng 1 tổ giám sát ATTP. Các tổ giám sát này ngoài nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn, vận động người kinh doanh dịch vụ ăn uống, người tiêu dùng thực hiện tốt các tiêu chí về đảm bảo ATTT còn phải tăng cường giám sát để phát hiện kịp thời những tồn tại của các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị kiểm tra định kỳ ít nhất 4 lần trong 1 năm, các cơ sở cố tình vi phạm bị xử lý nghiêm, đồng thời còn bị công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, Hà Nội cũng sẽ thí điểm xây dựng các mô hình tuyến phố tập trung dịch vụ ăn uống bảo đảm ATTP tại 10 quận nội thành. Trước mắt lựa chọn tuyến phố Quán Thánh (quận Ba Đình) để triển khai thí điểm mô hình này.
Không dễ thay đổi
Trao đổi với chúng tôi, đại diện phòng y tế của một số quận, huyện thẳng thắn cho rằng, tổng kinh phí thực hiện đề án 35,7 tỷ đồng là một số tiền lớn, tuy nhiên khi phân bổ cho 176 phường, thị trấn trong 3 năm thì... không thấm tháp gì. Chẳng hạn với số tiền được phân bổ trong năm 2013 là 8 tỷ đồng, nếu đem chia cho 176 phường, thị trấn thì mỗi phường chỉ được khoảng 60 triệu đồng. Số tiền này chủ yếu được chi cho công tác khám chữa bệnh và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chứ khó có thể đảm bảo triển khai và duy trì đạt 100% số chỉ tiêu mà đề án đặt ra. Đấy là chưa kể quy trình, cơ cấu và thực tiễn phân bổ kinh phí có được triển khai đồng đều, kịp thời hay không...
Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, những mục tiêu mà đề án nâng cao chất lượng ATTP dịch vụ ăn uống đường phố đưa ra không mới so với những gì mà công tác này hiện vẫn đang triển khai. Chẳng hạn khi nhìn vào từng mục tiêu cụ thể của đề án, đa số vẫn là các chỉ tiêu về tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng, vẫn chủ yếu là kêu gọi... nếu không có các giải pháp đột phá và quyết liệt hơn thì có lẽ sau 3 năm đâu lại vào đấy. Liệu bộ mặt dịch vụ thức ăn đường phố của Hà Nội sau 3 năm nữa có được cải thiện rõ rệt, ông Hoàng Đức Hạnh thừa nhận, điều này không hề dễ. Tuy nhiên ông Hạnh cũng nhấn mạnh rằng, trước đây không có kinh phí chúng ta vẫn thực hiện, nay có thêm khoản kinh phí từ đề án thì phải thực hiện quyết liệt và quyết tâm phải nâng cao được chất lượng ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống đường phố của Thủ đô.
Tiến Hưng
Theo ANTD
Nhiều nhà đầu tư buông dự án bất động sản Thị trường bất động sản xuống dốc không phanh kéo theo sự đình trệ của hàng loạt dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao) trên địa bàn Hà Nội. Nhiều nhà đầu tư đã bộc lộ sự hạn chế về nguồn lực dẫn đến không ít dự án phải dở dang hoặc tự gạch tên khỏi danh mục đã được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Thiếu nữ 'đăng xuất' dưới giếng, gần 10 năm lộ bí mật thảm, chịu đau 2 lần?

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg

Vụ lòng se điếu 'fake': Đại sứ ẩm thực ra kèo 1 tỷ, tiết lộ "bùa phép" heo bệnh?

5 trụ bê tông 'mọc' trước chung cư ở Hà Nội, chính quyền phải chỉ đạo khẩn

Nghe đọc lệnh khởi tố qua mạng, cụ bà 77 tuổi suýt mất gần 200 triệu đồng

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng
Có thể bạn quan tâm

Sony chốt ngày ra mắt Xperia 1 VII
Đồ 2-tek
20:22:14 09/05/2025
Những điều người dùng cần ở Smart TV
Thế giới số
20:09:20 09/05/2025
Câu trả lời cho việc Hoa hậu Ý Nhi có thực sự du học Úc?
Sao việt
20:00:52 09/05/2025
Tranh cãi nảy lửa về bữa tối memecoin của Tổng thống Donald Trump
Thế giới
19:56:25 09/05/2025
Thị trường ô tô Việt Nam 'đổi dòng chảy' từ dòng xe sedan sang xe gì?
Ôtô
19:42:16 09/05/2025
Thầy dạy đàn dâm ô trẻ em lãnh 7 năm 6 tháng tù
Pháp luật
19:40:48 09/05/2025
Chồng giấu 'quỹ đen' trong cửa nhà vệ sinh suốt 5 năm
Netizen
18:48:08 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025