Ông trùm phim kinh dị Hollywood qua đời
Đạo diễn Wes Craven, người sáng tạo ra nhân vật Freddy Krueger và series kinh dị “ Scream”, ra đi ở tuổi 76 sau thời gian chống chọi căn bệnh ung thư não.
Tên tuổi kỳ cựu của dòng phim kinh dị qua đời trong chiều 30/8 theo giờ địa phương tại Los Angeles, Mỹ. Wes Craven phải chống lại căn bệnh ung thư não suốt thời gian qua và ra đi trong vòng tay của người thân. Ông năm nay 76 tuổi.
Wes Craven là tác giả của nhiều thương hiệu kinh dị nổi tiếng như Scream, A Nightmare on Elm Street và The Hills Have Eyes.
Ngay từ bộ phim đầu tay năm 1972 mang tên The Last House on the Left, Wes Craven được coi là người luôn luôn cố gắng thổi luồng gió mới tới dòng phim kinh dị. Ông đồng thời giới thiệu nhiều ngôi sao trẻ đến công chúng, trong số đó phải kể tới Sharon Stone với Deadly Blessing và Johnny Depp với A Nightmare on Elm Street.
A Nightmare on Elm Street cũng chứng kiến sự ra đời của nhân vật Freddy Krueger, gã sát thủ đáng sợ tồn tại trong những giấc mơ. Thành công của bộ phim đầu tiên năm 1984 khiến các nhà sản xuất liên tục khai thác nhân vật Freddy trong nhiều thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, Wes Craven không làm đạo diễn cho hầu hết các tập tiếp theo hay phim làm lại nào của A Nightmare on Elm Street.
Wes Craven bên cạnh Drew Barrymore trên trường quay bộ phim kinh dị Scream.
Video đang HOT
Thay vào đó, ông tiếp tục tìm kiếm những sáng tạo mới trong dòng phim kinh dị mà thành công nhất chính là Scream (1996). Bộ phim giới thiệu chiếc mặt nạ Ghostface kinh điển, gắn liền cả thế hệ MTV và được kéo dài thêm ba phần. Cả bốn tập phim Scream đều do Wes Craven thực hiện.
Trước khi qua đời, ông nắm vai trò giám đốc sản xuất của Scream phiên bản truyền hình trên MTV. Người đại diện của kênh truyền hình giải trí chia sẻ: “Chúng tôi lấy làm vinh dự khi được làm việc cùng Wes Craven. Xin được chia sẻ mất mát với gia đình cùng bạn bè ông”.
Tuy nhiên, Wes Craven không chỉ theo đuổi duy nhất dòng phim kinh dị. Năm 1999, ông thực hiện tác phẩm tâm lý âm nhạc Music of the Heart. Phim nhận hai đề cử Oscar, trong đó có hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc cho Meryl Streep.
Bộ phim dài cuối cùng Wes Craven làm đạo diễn là Scream 4 hồi 2011.
Bộ phim cuối cùng Wes Craven làm đạo diễn chính là Scream 4, nơi nhà làm phim tái ngộ biên kịch Kevin Williamson cùng những ngôi sao được ông vun đắp sự nghiệp năm xưa như Neve Campbell, Courteney Cox và David Arquette.
Mới đây, ông hoàn thành phân đoạn Thou Shalt Not Kill thuộc mini-seriesTen Commandments của hãng The Weinstein Company. Song, Wes Craven vẫn còn rất nhiều dự án đang dang dở, như series The People Under the Stairs và We Are All Completely Fine với kênh Syfy, Disciples với UCP vàSleepers với Federation Entertainment.
Theo Zing
"Scream" trở lại: Không ai được an toàn
Mỗi một tập trôi qua, "Scream" lại gieo thêm nhiều ám ảnh cho những người xem truyền hình, khi chẳng ai biết ai sẽ là người tiếp theo hứng lưỡi dao tử thần của tên sát nhân đeo mặt nạ kì bí.
Không phải tranh cãi nhiều khi nói tập 3 vừa được chiếu của Scream là tập hay nhất và mạnh nhất từ đầu mùa phim đến giờ. Nếu tập 2 không có nhiều tình gay cấn mà chỉ phát triển thêm các mối quan hệ giữa những nhân vật, thì tập 3 đã làm được những điều mà khán giả mong chờ ngay từ tập mở đầu. Bằng cách thẳng tay giết đi một trong những nhân vật được yêu quý nhất, Scream đã khẳng định một điều: Không ai được an toàn.
Jill E. Blotevogel là một trong những biên kịch của phim, và cũng từng là biên kịch của một bộ phim kinh dị được đánh giá cao là Harper's Island, chính vì vậy những khán giả mê phim kinh dị có thể chỉ ra mô típ làm phim thành công của ông: Bắt đầu bộ phim chậm rãi với dàn nhân vật không gây nhiều thiện cảm. Tiếp theo đó, bắt đầu ra tay giết đi một nhân vật chính. Con số các nhân vật bị giết càng lớn, người xem sẽ có nhiều thời gian hơn với các nhân vật còn lại. Đến lúc đó, khi một nhân vật tiếp theo được yêu thích ngã xuống, thì người xem sẽ chịu đựng cú sốc lớn nhất và sự sợ hãi khi biết không một ai an toàn sẽ là điều níu giữ họ ở lại. Có vẻ như chúng ta đang xem Game of Thrones phiên bản hiện đại vậy.
Tập 3 vừa qua có khá nhiều chi tiết đắt giá, một số chi tiết nổi bật là khi Emma nghe lén được toàn bộ cuộc nói chuyện của mẹ cô với cảnh sát trưởng về cái chết (không phải tự sát) của Rachel, hay Will và Jake với những bí mật "có thể sẽ khiến họ ngồi tù mọt gông" cùng một hộp sắt đựng tiền chôn sâu trong rừng, Kieran từ chối để Emma về nhà mình (đừng quên tập 1 cậu đã nói: "Cậu còn chưa biết gì đâu" khi Emma nói Kieran có một "tâm hồn đen tối), và đặc biệt là cái chết đầy đau thương của Riley khi Emma vô tình cứu Brooke trong lúc bị tên sát nhân bắt chọn lựa giữa 2 người.
Các câu hỏi nhiều lên dần theo từng tập phim và các fan tha hồ tung hoành với hàng loạt giả thiết đằng sau kẻ giết người Ghostface. Ai cũng có thể là hắn, từ Will, Jake cho tới chàng thầy giáo điển trai Branson hay thậm chí là Audrey. Với cách xây đựng nhân vật đầy mờ ảo này, thì ai cũng có thể là kẻ chúng ta đang tìm kiếm.
Việc gạch tên "gái ngoan" Riley - một trong những nhân vật tạo được nhiều thiện cảm nhất - ra khỏi danh sách những người còn sống, là một điều khá dễ đoán khi chúng ta biết được hoặc Riley hoặc Brooke sẽ bị kết liễu trong tập này. Việc giết Riley hoàn toàn giúp Scream đập tan sự yên tâm của người xem rằng "nó sẽ không chết đâu vì nó là nhân vật chính". Bên cạnh đó, với hình ảnh Brooke là một cô gái tốt nhưng có tính cách không quá ngoan hiền, thì bản thân cô nàng sẽ có nhiều điểm để các biên kịch khai thác nhằm lấp đầy nội dung một mùa phim dài 10 tập hơn.
Tất nhiên, tập phim này cũng có một vài thiếu sót lớn. Câu chuyện tình không mấy lành mạnh giữa Brooke và chàng thầy giáo hoàn toàn không đưa người xem đến đâu vì nó khá gượng ép và không hề có sự đóng góp cho cốt truyện. Việc 2 người đẩy qua đẩy lại với nhau từ tập 1, chia rồi lại gắn chỉ khiến người khác lắc đầu ngán ngẩm. Tiếp theo là câu chuyện giữa Will và Jake. Tuy chúng ta biết rằng câu chuyện này sẽ bị kéo dài hết sức có thể, nhưng nó đã được nhắc đi nhắc lại mà không hề có thêm lấy một bổ sung đáng kể qua các tập phim. Người xem sẽ bắt đầu cảm thấy nản lòng và họ cũng... chẳng buồn quan tâm nữa.
Cuối phim, Ghostface đặt quyền sinh sát vào tay Emma khi bắt cô chọn lựa giữa Brooke và Riley, và cô đã không suy nghĩ thấu đáo cho lắm mà nhắn lại ngay "ĐỪNG có hại Brooke". Đến giây phút đấy thì chúng ta chỉ còn nước lắc đầu mà chờ đợi giây phút Riley bị giết. Cách các nhà biên kịch sử dụng để khiến Emma nhắn tin không được cho là thuyết phục, và dù không hề cố ý nhưng cái chết của Riley cũng có thể xem xét là do Emma không hề suy nghĩ thấu đáo trước khi bấm vào nút gửi.
Cái chết của Riley (Brianne Tju) là có thể đoán trước
Vậy nhưng dù sao, đây vẫn là một tập phim sáng giá nhất series cho tới thời điểm này, và việc nó phải cố gắng vừa giữ trong mình chất Scream truyền thống vừa thêm "gia vị" để biến nó thành một series với đối tượng người xem chủ yếu là thanh thiếu niên, thì chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm vì dù sao, bộ phim cũng đang thực hiện khá tốt.
Trải qua 2 tập đầu tiên với lượng người xem trung bình cao, Scream đã được đài MTV cho phép làm tiếp mùa phim thứ 2. Bộ phim vẫn đang được chiếu tiếp vào thứ 3 hàng tuần (tức sáng thứ 4 theo giờ Việt Nam) trên đài MTV Mỹ.
TheoHiếu Chấy / Trí Thức Trẻ
10 phim kinh dị biến thành sự thật kinh hoàng Phim kinh dị hay được quảng cáo là "dựa trên một câu chuyện có thật". Nhưng điều gì sẽ xảy ra với chiều hướng ngược lại, khi sự kinh dị trên màn ảnh bước ra ngoài đời thực? The Conjuring (2013) Là một tác phẩm kinh dị siêu nhiên ra mắt năm 2013, The Conjuring dựa trên câu chuyện có thật về gia...