“Ông trùm” Năm Cam và “thiên đường vĩnh hằng” dang dở
Tương truyền lúc còn sống, ông trùm Năm Cam đã mua sẵn một thửa đất rộng hàng ngàn mét vuông ở quận 9, TP.HCM để làm nơi an nghỉ sau khi chết. Đó sẽ là một “thiên đường vĩnh hằng” thật sự với vườn cây xanh mướt, ao cá, đền thờ…
Chùa Phước An trên đường Tôn Đản, Q.4, TP.CHM, một trong nhiều ngôi chùa được cho là nơi an nghỉ của ông trùm Năm Cam.
Thế nhưng, một loạt biến cố xảy đến liên tiếp khiến giấc mơ của ông trùm mãi mãi dang dở. Nơi an nghỉ cuối cùng của ông trùm khét tiếng đơn sơ hơn thế rất nhiều.
Phải rất vất vả, chúng tôi mới tiếp cận được với ông T., một người được xem là rất thân thiết với gia đinh Năm Cam trước đây. Tất cả những chuyện liên quan đến ông trùm và gia đình, ông đều rành rọt.
Ước nguyện dang dở
Nhắc đến ông trùm, ông T. vẫn thường gọi bằng “ông Năm” và cho biết đó là cách dân giang hồ, đàn anh đàn chị lâu nay vẫn dùng. Từ sau vụ trộm xác tử tù ở trường bắn Long Bình (Q.9, TP.HCM) và đặc biệt là sự gian truân trong việc chôn cất Châu Phát Lai Em ở nghĩa trang Gò Dưa, tung tích về nơi an nghỉ của ông trùm Năm Cam càng rơi vào bí ẩn.
Có rất nhiều thông tin về nơi an táng ông trùm. Có người nói ông được gửi vào chùa ở Bãi Trước (Vũng Tàu), có người lại nói ở Đồng Nai, thậm chí Tiền Giang…
Kể cả dân giang hồ hiện tại cũng không nhiều người biết được nơi Năm Cam an nghỉ thật sự. Chỉ có một điều chắc chắn: Xác ông trùm Trương Văn Năm đã được hỏa táng.
Dù không trực tiếp tham gia vào đám tang Năm Cam sau khi xác ông trùm được trộm ra khỏi trường bắn nhưng T. cho biết, theo lời anh em thân tín kể lại, xác ông trùm khi được đào lên đã nặng mùi.
Tuy nhiên, nghi lễ tẩm liệm lại vẫn được tiến hành đúng nghi thức. Ông trùm được rửa ráy, quấn lại bằng vải trắng trước khi mang đi hỏa thiêu.
Ông T. thoáng đanh mặt khi chúng tôi hỏi về nơi an nghỉ thật sự của Năm Cam. “Người cũng đã chết rồi. Chuyện cũng đã lâu. Mong muốn của gia đình là chỉ mong cho ông Năm thanh thản an nghỉ” – ông nói giọng buồn buồn.
Cũng như nhiều người khác, ông chỉ có thể tiết lộ là sau khi hỏa táng, cốt xác ông trùm đã được gửi vào chùa. Theo lời ông, nguyên tắc của người hiểu chuyện “ông Năm”, dù biết cũng không thể nói ra nơi an nghỉ. Vì nhiều lý do, nhưng ngại nhất vẫn là vì sợ người ta tìm đến thăm viếng hoặc hiếu kỳ, làm kinh động người đã khuất.
Ông T. không ngần ngại chia sẻ rằng lúc còn ở đỉnh cao tiền bạc, đích thân ông trùm đã chọn mua một thửa đất rất lớn ở Q.9, TP.HCM để làm chỗ an nghỉ khi nằm xuống. Ông trùm đã mất nhiều tháng tìm tòi, nghiên cứu mới mua được chỗ như ý.
Video đang HOT
Mộ Châu Phát Lai Em khang trang ở nghĩa trang Gò Dưa.
Thế nhưng, một loạt biến cố xảy đến liên tiếp khiến giấc mơ của ông trùm mãi mãi dang dở. Nơi an nghỉ cuối cùng của ông trùm khét tiếng đơn sơ hơn thế rất nhiều.
Theo ông, đó là mảnh đất phong thủy đắc địa, có vườn cây, ao cá rộng rãi thoáng mát. Tuy nhiên, những biến động đến quá nhanh. Rồi bản án tử hình và vụ án trộm xác khiến người thân không thể thực hiện được ý nguyện của ông trùm lúc còn sống.
Sự bình lặng của hậu duệ
Chúng tôi lại tìm gặp D., một người thân khác với gia đình Năm Cam. D. Ngoài 40 tuổi, trước đây từng có thời gian dài làm việc ở vũ trường Phi Thuyền, nơi ông trùm Năm Cam thường hay lui tới sắp đặt các phi vụ làm ăn.
“Ông Năm rất hiền và dễ gần. Chỉ cần gặp nói chuyện một lần là quý mến ngay”-D. nói. Chuyện công việc của Năm Cam anh không hay biết nhưng vẻ ngoài ông rất gần gũi, tình cảm. “Ông Năm” ít khi to tiếng với người khác. Thậm chí khi tiếp xúc, không ai có thể tin đó là ông trùm giang hồ khét tiếng.
Theo lời D., ngoài việc lựa chọn nơi an nghỉ, lúc còn sống ông trùm Năm Cam cũng là một người… sùng đạo. Ông trùm thờ đạo Phật và cũng có đôi lần nhắc đến việc gửi tro cốt vào chùa sau khi qua đời.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những câu chuyện lúc trà dư tửu hậu. Bản thân ông cũng không ngờ cuộc đời mình kết thúc nhanh chóng và đau đớn như vậy.
Ông trùm Năm Cam.
Chúng tôi trình bày nguyện vọng được thăm viếng nơi an nghỉ của ông trùm Năm Cam và được D. hứa giúp. D. cho biết hiện tại, di ảnh ông trùm đang được thờ cúng tại căn nhà trên đường Trương Định (P.6, Q.3, TP.HCM).
Người lo việc thờ tự là Trương Hiền Bảo con trai của ông trùm với bà Phan Thị Trúc (Trúc mẫu hậu). Mỗi năm vào dịp cúng giỗ, họ hàng và người thân tình đều đến đó nhang khói tưởng nhớ ông trùm.
Chị gái của Trương Hiền Bảo là Trương Thị Lan hiện đang buôn bán nhỏ ở một khu chợ tại Q.1. “Người ngoài không biết thường đơm đặt nhiều chuyện về gia đình ông Năm. Chị Lan anh Bảo cũng hiền lành và dễ gần như người bình thường”-D. kể.
Mất rất nhiều thời gian D. mới đồng ý xin phép chủ nhân căn nhà cho chúng tôi được thăm viếng ông trùm. Tuy nhiên, giữa chừng tất cả đều đổi ý.
D. cũng từ chối cho tôi biết nơi gia đình gửi tro cốt của Năm Cam, chỉ tiết lộ đó là một ngôi chùa. “Chuyện ông Năm người ta nói quá nhiều. Gia đình họ chỉ muốn được yên ổn nên rất ngại tiếp xúc với người lạ” -D. nói.
Gần như việc giấu kín nơi an nghỉ của ông trùm là một “nguyên tắc” đối với dân anh chị. Như một sự cam kết nghĩa khí với ông trùm và hậu duệ.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
2 người đàn bà bên cạnh trùm giang hồ Năm Cam
Mặc dù bên cạnh trùm giang hồ Năm Cam không thể đếm xuể số "bóng hồng" nhưng người ta chỉ biết đến rõ nhất là 2 người đàn bà đi theo Năm Cam cả đời.
Trương Văn Cam (1947-2004) hay còn được biết đến với cái tên Năm Cam là một trùm xã hội đen ở Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh hơn 30 năm trước.
Năm Cam và băng nhóm của mình đã từng khiến người dân Sài thành kinh sợ vì sự lạnh lùng, vô tình và tàn độc.
Một trong các trọng tội dẫn đến án tử hình dành cho Năm Cam lệnh cho đàn em là Hải "bánh" bắn chết Vũ Hoàng Dung (tức Dung "hà"), một nữ trùm xã hội đen nổi tiếng gốc Hải Phòng sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngay trên phố vào đêm 1/10/2000 .
Trúc "mẫu hậu" (bên trái) và bà Nguyệt
Tháng 10/2003, Năm Cam đã bị Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên tử hình và bị thi hành án gần 1 năm sau đó, vào tháng 6/2004.
Trong cuộc đời của trùm giang hồ Năm Cam có rất nhiều "bóng hồng" nhưng có 2 người phụ nữ được biết đến là Phan Thị Trúc (Trúc "mẫu hậu"), người vợ danh chính ngôn thuận và bà Mai Thị Nguyệt, người đã cứu giúp đời Năm Cam.
Mặc dù đến với bà Nguyệt từ năm 15 tuổi, có 1 đứa con riêng vào năm 16 tuổi nhưng Năm Cam đã phản bội người phụ nữ lớn tuổi hơn mình để kết hôn với Trúc "mẫu hậu".
Năm Cam nổi danh và đạt được vị thế của một ông vua trong thế giới ngầm một phần nhờ vào sự toan tính, quản lý của Trúc "mẫu hậu".
Vào thời kỳ hoàng kim của Năm Cam, dựa vào tiếng tăm của chồng là một trùm xã hội đen, bà này đứng ra cho vay nặng lãi với mức cực "khủng". Lúc đầu, Trúc tính lãi 20%/tháng (cao gấp 10 lần lãi suất ngân hàng), nhưng sau đó tăng lên đến 30-60% mà các con nợ vẫn phải chấp nhận vì "ông trùm" muốn thế.
Đến khi Năm Cam và đồng bọn sa lưới, Phan Thị Trúc cũng bị TAND TP HCM tuyên phạt 20 năm tù về các tội Đưa hối lộ, Cho vay nặng lãi và Che giấu tội phạm.
Trúc "Mẫu Hậu" tại phiên tòa xét xử mình và chồng (Ảnh: CAND)
Tuy là một người "hét ra lửa" ngoài xã hội nhưng trong gia đình, nhiều lần người đàn bà quyền lực này cũng phải uất ức, nín nhịn như bao người phụ nữ, người vợ để giữ được vị thế của mình. Vốn là người đàn ông có máu trăng hoa, Năm Cam cũng có bên mình rất nhiều bóng hồng, bồ nhí cho đến gái qua đường.
Mặc dù biết như vậy nhưng Trúc "mẫu hậu" thường vẫn phải khéo léo ứng xử để gia đình yên ấm.
Thậm chí, có lần Năm Cam chia tay với vợ bé có chung 2 đứa con, bà Trúc đã đón chúng về nuôi, xem như con ruột. Mang cái uy ở ngoài xã hội và cuộc sống gia đình, tất cả những người con của bà Trúc đều rất kiêng nể mẹ, bất luận có phải do bà sinh ra hay không. Có lẽ chính vì vậy mà những đứa con cùng cha khác mẹ trong gia đình Năm Cam đều hòa thuận.
Chịu án được hơn 10 năm thì người đàn bà quyền lực đã yếu đi nhiều do bệnh tật và tuổi già để rồi cuối cùng, Trúc "mẫu hậu" chết vào sáng 16/8/2012.
Bên cạnh Trúc "mẫu hậu" thì người phụ nữ được nhắc đến nhiều nhất, cũng là người phụ nữ được cho là đầu tiên trong cuộc đời Năm Cam là bà Mai Thị Nguyệt, hiện vẫn sống ở quận 4, TPHCM.
Bà Nguyệt quê gốc ở tỉnh Bến Tre, gia đình thuộc diện khá giả. Lúc nhỏ, bà được cha mẹ cưng chiều như lá ngọc cành vàng trong khi đó gia đình Năm Cam nghèo đói. Bà Nguyệt bảo, năm 15 tuổi, Năm Cam trông ốm nhách nhưng được cái nói năng dẻo mép, lễ phép.
Anh trai bà là chỗ thân thiết với Năm Cam nên đã làm mai cho hai người. Bà Nguyệt cho biết, bà hơn Năm Cam 1 tuổi.
Vì gia cảnh nhà trai nghèo khó, mọi chi phí cho đám hỏi đều do ba mẹ bà Nguyệt trả. Hai bên hẹn vài năm sau sẽ tổ chức lễ cưới. Thế nhưng, thời điểm bà Nguyệt mang bầu, Năm Cam đã trắng trợn cặp kè cùng người phụ nữ khác. Sau này, có lúc ân hận, ông trùm từng quay lại năn nỉ tác hợp nhưng bà nhất định không đồng ý.
Tình đầu với Năm Cam dang dở, 15 tuổi, bà đã sinh cốt nhục của ông trùm giang hồ và đặt tên là Trương Văn Hùng. Sau này, có lúc ân hận, ông trùm từng quay lại năn nỉ tác hợp nhưng bà nhất định không đồng ý.
Từ ngày Năm Cam chết, bà Nguyệt ở ẩn trong con hẻm của đường Tôn Đản, đóng cửa không giao tiếp với bên ngoài. Chiều chiều, hàng xóm lại nghe thấy tiếng tụng kinh gõ mõ vang ra từ ngôi nhà này. Hiện tại, Trương Văn Hùng, người con duy nhất của bà với ông Cam sau bao năm nghiện ngập, tù tội đã quyết định rũ bỏ tất cả để đi tu.
Theo Vietbao
Tiểu thư với mối hận tình khôn nguôi khi phải cưới Năm Cam Hơn 40 năm trước, người dân trên đường Tôn Đản (Q.4, TP.HCM) từng chứng kiến cuộc hôn nhân vội vàng của Trương Văn Cam và cô gái cùng tuổi - Mai Thị Nguyệt. Bà Nguyệt kể về những ngày trót 'trao thân' cho ông trùm giang hồ. Năm Cam được biết đến là "bố già" trong giới tội phạm Sài Gòn và cũng...