“Ông trùm” khét tiếng nhất thế giới tội phạm có tổ chức ở Hà Lan bị phạt tù chung thân
Willem Holleeder – nhân vật khét tiếng nhất trong thế giới tội phạm có tổ chức ở Hà Lan vừa bị kết án tù chung thân vì đã ra lệnh sát hại 5 người trong thời gian từ năm 2002 đến 2006.
Willem Holleeder từng tham gia vụ bắt cóc “ông trùm” ngành bia Freddy Heineken hồi năm 1983
Biệt danh “Mũi to”
Phán quyết trên đã được một tòa án ở Thủ đô Amsterdam (Hà Lan) đưa ra, những tràng pháo tay vang lên từ phía gia đình các nạn nhân khi bản án được tuyên. Holleeder được mô tả trước tòa là một người đàn ông mang nhiều bộ mặt, vô liêm sỉ với nguy cơ tái phạm cao.
Holleeder (61 tuổi), được biết đến trên truyền thông Hà Lan với biệt danh “Mũi to” vì có chiếc mũi quá khổ, người trước đó từng tiến hành vụ bắt cóc “ông trùm” ngành bia Freddy Heineken hồi năm 1983 thế kỷ trước. Tỷ phú Freddy Heineken, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành của Công ty sản xuất bia Heineken International và là một trong những người giàu nhất Hà Lan, cùng lái xe Ab Doderer của ông, đã bị bắt cóc vào ngày 9-11-1983 tại Amsterdam.
Tối hôm đó, Cảnh sát Hà Lan nhận được thư đòi tiền chuộc 35 triệu Guilders Hà Lan, tương đương 18 triệu USD theo thời giá hiện nay. Do không tìm ra tung tích của 2 con tin, nên cảnh sát buộc phải chấp nhận phương án trả tiền chuộc. Ngày 30-11 năm đó, 2 con tin đã được trả tự do. Những kẻ bắt cóc bao gồm Cor van Hout, Willem Holleeder, Jan Boellaard, Frans Meijer và Martin Erkamp, cuối cùng đã bị bắt giữ và bị tống giam.
Video đang HOT
Trước khi bị dẫn độ sang Hà Lan, Van Hout và Holleeder bị giữ ở Pháp hơn 3 năm. Trong khi đó, Meijer trốn thoát và sống ở Paraguay trong nhiều năm, cho đến khi bị phát hiện và bị giam cầm ở đó. Năm 2003, Meijer ngừng chống lại việc dẫn độ về Hà Lan và được chuyển đến một nhà tù ở nước này để thụ án nốt bản án.
Vụ bắt cóc và các phiên tòa xét xử cũng như việc dẫn độ sau đó đã thu hút sự chú ý của người dân Hà Lan và được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Một số cuốn sách đã được xuất bản về vụ bắt cóc và hai bộ phim đã được thực hiện. Một số kẻ bắt cóc sau đó đã trở thành nhân vật khét tiếng trong tội phạm có tổ chức ở Hà Lan.
Ngay sau khi được thả, Van Hout lại bị bỏ tù một lần nữa, lần này là 4 năm tù, vì vai trò của hắn trong một đường dây buôn lậu ma túy. Năm 2003, một năm sau khi được thả lần thứ hai, hắn ta đã bị giết trong một vụ nổ súng trong thế giới ngầm ở Amsterdam.
Nhẫn tâm sát hại cả em rể
Trong khi đó, Holleeder đã bị bắt giữ vào năm 2014 vì nghi ngờ có liên quan đến vụ giết chết Kees Houtman và Thomas van der bijl – hai tên khét tiếng trong đường dây tội phạm có tổ chức ở Hà Lan. Năm 2015, thêm 3 cáo buộc giết người khác, trong đó có vụ giết hại em rể của Holleeder, Cor Van Hout. Do thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông đối với vụ án, nên công chúng đã bị cấm vào phòng xử án nhưng có thể theo dõi bản án thông qua một liên kết video tại một tòa án khác ở Amsterdam, Đài truyền hình công cộng Hà Lan NOS đưa tin.
Trong hàng chục phiên tòa, Holleeder đã bác bỏ mọi cáo buộc chống lại hắn ta. Các luật sư của Holleeder đã yêu cầu thân chủ của mình được tha bổng, cho rằng không có bằng chứng cụ thể nào về sự liên quan của Holleeder trong các vụ hành quyết. Tuy nhiên, hồ sơ khổng lồ chống lại Holleeder bao gồm phần lớn các lời khai của nhân chứng, một số trong đó là của chính em gái hắn, Astrid Holleeder, người đã viết một cuốn sách bán chạy nhất về những nỗ lực của bà để khiến anh trai bà bị kết án.
Tại phiên tòa, thẩm phán cho biết lời khai của các nhân chứng, bao gồm cả em gái Holleeder, là thuyết phục. Theo đó, vào ngày 11-7-2019, bồi thẩm đoàn đã đồng ý với đề nghị của phía công tố về việc tuyên án tù chung thân đối với Holleeder.
Theo anninhthudo
Điện Kremlin tiết lộ Putin thảo luận về vụ MH17 tại G20
Điện Kremlin ngày 3/7 xác nhận rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận ngắn gọn với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte về vụ máy bay MH17 bị bắn rơi ở Ukraine bên lề hội nghị G20 ở Nhật Bản mới đây.
Hiện trường vụ MH17 bị bắn rơi.
"Tôi có thể xác nhận cuộc trò chuyện này, đó là một cuộc trò chuyện rất ngắn khi (cả hai nhà lãnh đạo) đang di chuyển. Ngoài Thủ tướng Hà Lan, ông Putin đã có những cuộc trò chuyện như vậy với hầu hết tất cả những nhà lãnh đạo tham gia hội nghị thượng đỉnh. Thật vậy, quan điểm của tổng thống và của phía Nga đã được đưa ra", phát ngôn viên của Điện Kremlin, Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
Theo ông Peskov, khó có thể chấp nhận được một cuộc điều tra, được thực hiện mà không có sự tham gia của Liên bang Nga.
Trước đó, vào ngày 1/7, truyền thông Hà Lan đưa tin ông Rutte đã thảo luận với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản về vụ tai nạn MH17 ở Ukraine năm 2014.
Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi xuống phía đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, trong bối cảnh cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở đây. Tất cả 298 hành khách trên máy bay, chủ yếu là công dân Hà Lan và Malaysia, đã chết trong vụ tai nạn.
Gần như ngay lập tức sau vụ việc, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch này mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Những cáo buộc này đã được Washington và Brussels sử dụng như một cái cớ để đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow, trong khi Nga liên tục bác bỏ các cáo buộc.
Một nhóm điều tra chung (JIT) do Hà Lan dẫn đầu, được thành lập ngay sau vụ tai nạn, đã mời Ukraine, Bỉ và Úc tham gia cuộc điều tra, nhưng loại trừ Nga.
Năm 2018, JIT tuyên bố rằng chiếc máy bay đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa Buk, được cho là xuất phát từ Lữ đoàn tên lửa phòng không số 53 của quân đội Nga, trích dẫn "thông tin mật" do chính quyền Hà Lan và Mỹ cung cấp.
Nhóm nghiên cứu cũng được cho là đã sử dụng hình ảnh từ các mạng xã hội để chứng minh cho tuyên bố trên.
Để làm rõ cáo buộc trên, Moscow đã tiến hành điều tra riêng cho thấy tên lửa Buk tấn công chuyến bay MH17 được chế tạo tại Nhà máy Dolgoprudny ở khu vực Moscow năm 1986, được giao cho một đơn vị quân đội ở Ukraine và vẫn ở đó sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Tuy nhiên, bằng chứng này đã bị bỏ qua hoàn toàn bởi các nhà điều tra do Hà Lan dẫn đầu.
Trong "phát hiện mới nhất", JIT đã cáo buộc 3 công dân Nga và một người Ukraine là nghi phạm trong vụ MH17 và tuyên bố rằng phiên tòa xét xử vụ án sẽ bắt đầu ở Hà Lan vào tháng 3/2020. Một lần nữa, Moscow lại không chấp nhận cáo buộc. Theo Tổng thống Vladimir Putin, Nga chỉ có thể công nhận kết quả của cuộc điều tra nếu được phép tham gia vào điều tra.
Theo Danviet
Hà Lan thu giữ lượng ma túy đá lớn nhất từ trước đến nay tại châu Âu Hà Lan đã thu giữ 2,5 tấn methamphetamine với giá trị thị trường ước tính lên tới hàng trăm triệu euro và đây có thể được coi là lượng ma túy lớn nhất bị thu giữ từ trước đến nay tại châu Âu. (Nguồn: Reuters) Ngày 26/6, cảnh sát Hà Lan cho biết đã thu giữ 2,5 tấn methamphetamine với giá trị thị...