‘Ông trùm’ điện ảnh Hong Kong qua đời
Nhà sản xuất phim Trâu Văn Hoài mất ngày 2/11, hưởng thọ 91 tuổi.
Theo Sina, ông Trâu (Raymond Chow) mất vì bệnh tật, người thân ở bên ông trong những giờ phút cuối cùng. Trâu Văn Hoài sinh năm 1927 ở Hong Kong, từng làm việc tại một số tờ báo trước khi gia nhập hãng phim Thiệu Thị Huynh Đệ năm 1957 với vai trò nhân viên quảng bá phim. Nhờ hoàn thành công việc xuất sắc, Trâu Văn Hoài nhanh chóng thăng tiến, lên chức phó tổng giám đốc, trở thành cánh tay đắc lực của Thiệu Dật Phu (1907-2014).
Trâu Văn Hoài (phải) và Lý Tiểu Long.
Sau đó, Trâu Văn Hoài rời Thiệu Thị Huynh Đệ, thành lập công ty sản xuất phim Golden Harvest. Với con mắt nhạy bén, ông chi khoản tiền lớn mời Lý Tiểu Long về công ty, đóng Đường Sơn đại huynh, Tinh Võ Môn, Mãnh long quá giang, Long tranh hổ đấu. Các tác phẩm này đều phá kỷ lục doanh thu phòng vé ở Hong Kong, đưa Lý Tiểu Long thành huyền thoại võ thuật.
Lý Tiểu Long trong “Long tranh hổ đấu”, phim của hãng Golden Harvest.
Lý Tiểu Long đột tử năm 1973 là tổn thất lớn của công ty Golden Harvest. Sau đó, hai anh em Hứa Quán Văn, Hứa Quán Kiệt đầu quân, mang lại hơi thở mới cho hãng. Tiếp đến, Trâu Văn Hoài bồi dưỡng các diễn viên như Thành Long, Hồng Kim Bảo, Trương Mạn Ngọc, Mai Diễm Phương, Lý Liên Kiệt, Từ Khắc, Triệu Văn Trác…
Từ cuối thập niên 1990, theo đà xuống dốc của điện ảnh Hong Kong, Golden Harvest cũng qua thời kỳ huy hoàng, các phim phát hành không còn gây tiếng vang.
Thành Long (trái) và Trâu Văn Hoài.
Trên Weibo, Thành Long chia sẻ đau buồn khi hay tin ông Trâu qua đời. Tài tử tiết lộ nghệ danh Jackie Chan là Trâu Văn Hoài đặt cho anh khi gia nhập công ty của ông. Tác phẩm đầu tiên anh đóng khi vào hãng là Sư đệ xuất mã. Anh nỗ lực hết mức để không phụ sự tin tưởng của ông chủ. Khi đóng L ong huynh hổ đệ ở Nam Tư năm 1986, Thành Long bị tai nạn nghiêm trọng, Tăng Chí Vỹ liên tục gọi điện về cho Trâu Văn Hoài thông báo tình hình. Ông Trâu đã tìm cách liên lạc với một bác sĩ khoa não người Thụy Sĩ, lúc đó đang công tác tại Nam Tư. “Mọi người gấp rút mang tôi tới bệnh viện để bác sĩ này làm phẫu thật não, tôi mới sống đến bây giờ”, Thành Long kể.
Sao hành động cho biết mấy chục năm qua, Trâu Văn Hoài vừa là ông chủ, tiền bối vừa như sư huynh của tài tử, là người anh hết mực kính trọng. Anh nhận định Trâu Văn Hoài là dấu ấn một thời của điện ảnh Hoa ngữ. “Trâu tiên sinh, yên nghỉ. Em sẽ luôn ghi nhớ lời anh căn dặn. Em sẽ tiếp tục truyền đi tinh thần mà anh để lại cho em”, Thành Long viết.
Trên Appledaily, Lưu Đức Hoa cho biết sau khi rời TVB, anh trở thành nghệ sĩ của Golden Harvest. Ban đầu, anh rụt rè trước Trâu Văn Hoài, không dám nói nhiều trước mặt ông chủ. Sau này khi làm việc với nhau nhiều hơn, Trâu Văn Hoài trở thành người thầy, người bạn của anh. “Khi đóng Chị đào, Trâu tiền bối từng nói với tôi: ‘Hãy dũng cảm theo đuổi giấc mơ. Tuy nhiên, có thể để mất giấc mơ chứ đừng để mất bản thân’”. Lưu Đức Hoa bày tỏ vô cùng luyến tiếc khi nhà sản xuất qua đời.
Theo vnexpress.net
Cương thi Lâm Chánh Anh: Tài năng khiến Lý Tiểu Long cũng phải nể phục
"20 năm qua đi, mỗi lần nghĩ đến tôi lại buồn. Chúng tôi tự bảo nhau cậu ấy mất sớm vì trời cao đố kỵ tài năng", Hồng Kim Bảo chia sẻ.
Cương thi tiên sinh thách đố tài tử Lý Tiểu Long
Lâm Chánh Anh có hoàn cảnh khó khăn. Tài tử sinh năm 1952 trong một gia đình có 6 anh chị em. Cha mẹ của Lâm Chánh Anh làm nghề nấu nướng thuê nên bữa ăn của mọi thành viên trong gia đình sống chủ yếu nhờ nghề bán đồ ăn đường phố.
Vì chưa từng được đến trường, nên cha mẹ Lâm Chánh Anh hi vọng con cái của mình sẽ tìm được tương lai bằng "cái chữ".
Vẻ đẹp tài tử của Cương thi tiên sinh Lâm Chánh Anh.
Họ cho Lâm Chánh Anh theo học tại trường tiểu học Shun Yi ở Hồng Kông. Tuy nhiên, thời ấy Lâm Chánh Anh chơi cùng nhiều bạn bè xấu nên không tha thiết chuyện học hành. Sau 2 năm theo học, ông quyết định bỏ ngang vì gia đình quá khó khăn và tham gia đoàn kịch từ những năm 1963.
Cũng giai đoạn này, ông gặp sư phụ Vu Chiêm Nguyên, trở thành đồng môn với nhóm Thất Tiểu Phúc.
Vào tuổi 17, Chánh Anh trở thành thầy dạy võ và diễn viên đóng thế tại Shaw Brothers Studio với tiền lương 60 đô la HK /ngày.
Ông trả cho thầy mình 1/3 số tiền, và đem về cho gia đình 1/3. Số tiền còn lại ông dùng đãi bạn bè. Chánh Anh từng nói đó là một trong những ngày hạnh phúc nhất cuộc đời ông.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này Chánh Anh gặp nhiều sự cố vì bạn bè. Ông từng vào tù vì đánh nhau và phải nhờ có người bảo lãnh mới được ra.
Theo đuổi con đường võ học chính thống, Lâm Chánh Anh sớm được các nhà làm phim chú ý. Từ năm 17 tuổi, ông đã có vai diễn đầu tay dưới trướng công ty Thiệu Thị.
Năm 1971, ở tuổi 19, Lâm Chánh Anh đã là chỉ đạo võ thuật trên phim.
Cũng lúc này, Lý Tiểu Long từ Mỹ trở về Hong Kong phát triển sự nghiệp. Lâm Chánh Anh không đánh giá cao huyền thoại võ thuật vì cho rằng Lý Tiểu Long chỉ là "hữu danh vô thực".
Bản tính ngông cuồng, tính nóng như lửa đã đưa Chánh Anh tới một sự kiện mà cả đời ông chưa từng hối hận. Đó là thách đấu Lý Tiểu Long.
"Năm đó, Lý Tiểu Long đi đến đâu cũng nói nếu không có Lâm Chánh Anh ở bên cạnh phụ tá, anh ấy sẽ bỏ vai", Hồng Kim Bảo nhớ lại.
Năm đó, Lý Tiểu Long tiết lộ để ý đến Lâm Chánh Anh vì cá tính mạnh, cũng vì lẽ đó tài tử lập tức nhận lời thách đấu. Sau khi bị Lý Tiểu Long đá bay ra khỏi phòng thì Chánh Anh thật sự "tâm phục, khẩu phục" thần tượng võ thuật hàng đầu của châu Á.
Tiểu Long rất ấn tượng với cá tính của ông và ngay sau đó viết thư mời ông trở thành phụ tá riêng cho mình. Làm việc cho Lý Tiểu Long, Chánh Anh trực tiếp chỉ đạo võ thuật cho những bộ phim của thiên tài võ thuật như "Đường Sơn Đại Huynh", "Tinh Võ Môn", "Long Tranh Hổ Đấu", "Mãnh Long Quá Giang", "Tử Vong Du Hí".
Được biết, lúc còn trẻ, Chánh Anh rất nóng tính và thường xuyên đánh nhau. Do vậy, trong quá trình quay phim "Đường Sơn Đại Huynh", ông bị bắt giữ do đánh nhau và Lý Tiểu Long phải bảo lãnh ông ra khỏi tù. Dù không được đi học nhiều, Chánh Anh thường có những tranh luận sôi nổi với Tiểu Long khiến ông vua kung fu rất thích thú.
Cái chết của Lý Tiểu Long vào năm 1973 khiến cuộc đời Lâm Chánh Anh rơi vào bế tắc. Ông sống không phương hướng cho đến khi Hồng Kim Bảo thành lập Hồng Gia Ban và mời Lâm Chánh Anh tham gia chỉ đạo võ thuật.
Lâm Chánh Anh xuất thần với hình ảnh Cương thi
Khi bắt đầu làm việc với Hồng Kim Bảo, Chánh Anh đảm nhiệm việc chỉ đạo võ thuật và đóng thế.
Lâm Chánh Anh bắt đầu nở rộ tài năng sau khi trở thành sát thủ cầm quạt trong The Magnificent Butcher.
Sau vai diễn trong The Magnificent Butcher, Chánh Anh tham gia nhiều dự án phim khác nhưng bộ phim thực sự mang lại thành công cho ngôi sao võ thuật này phải kể tới Cương Thi Tiên Sinh.
Khuôn mặt của Lâm Chánh Anh dường như bảo chứng thành công cho những bộ phim về Cương thi.
Năm 1985, khi bộ phim "Cương Thi Tiên Sinh" làm bùng nổ thể loại phim ma cà rồng, nam tài tử cũng được đề cử nam diễn viên xuất sắc trong bộ phim này. Trong những năm tiếp theo, Chánh Anh tiếp tục xuất hiện trong vai thầy pháp trong các bộ phim về cương thi như " Cương Thi Tiên Sinh II" (1986), "Cương Thi Tiên Sinh III" (1987), "Cương Thi Đấu Ma Cà Rồng" (1989), "Đặc Cảnh Diệt Ma" (1990), "Cương Thi Vật Cương Thi II"(1990),...
Năm 1982, Chánh Anh đoạt giải thưởng điện ảnh Hồng Kông cho bộ phim "Phá Gia Chi Tử" (Bại Gia Tử). Những màn đấu võ trong phim được đánh giá là một trong những pha võ thuật về Vịnh Xuân hay nhất trong phim ảnh.
Năm 1995, Lâm Chánh Anh được Hãng ATV mời về với thù la rất cao, đảm nhận vai chính - cũng là một đạo sĩ trong bộ phim truyền hình Cương thi đạo trưởng dài 30 tập.
Nhờ có sự xuất hiện của Lâm Chánh Anh, bộ phim thành công rực rỡ.
Con phượng hoàng chết trong ngọn lửa huy hoàng
Một đời ngang dọc trên màn ảnh nhưng Lâm Chánh Anh lại có cái kết ngắn ngủi ở tuổi 45.
Mối tình ngắn ngủi giữa Uyển Quỳnh Đan và Lâm Chánh Anh.
Năm 1995, ông quay Cương thi đạo trưởng và công khai tình cảm với Uyển Quỳnh Đan. Hạnh phúc tưởng như đã quay trở lại sau một lần hôn nhân đổ vỡ thì ông mắc bệnh hiểm nghèo. Gia đình cho hay khi đến bệnh viện kiểm tra vào năm 1997, Lâm Chánh Anh được phát hiện bị ung thư gan giai đoạn cuối, bệnh đã di căn.
Khi biết không thể qua khỏi, ông chủ động chia tay Uyển Quỳnh Đan. Trong những ngày cuối đời, ông giấu bệnh tật với truyền thông, người hâm mộ. "Một tuần trước khi mất, Lâm Chánh Anh còn không cho con gái và anh trai đến thăm bệnh. Ông ấy muốn họ chỉ nhớ về mình lúc khỏe mạnh",
Sau sự ra đi của Lâm Chánh Anh, dòng phim cương thi của truyền hình Hồng Kông dường như không ai có thể làm lại. Rất nhiều khán giả cho rằng nếu là phim cương thi phải có mặt đạo sĩ Lâm Chánh Anh. Còn không có Lâm Chánh Anh thì mọi bộ phim cương thi đều là hàng nhái.
Hồng Kim Bảo và Thành Long đứng ra tổ chức tang lễ cho Lâm Chánh Anh.
"Ngày đưa tang cậu ấy, tôi giận lắm. Tôi giận vì hai lý do, một là Uyển Quỳnh Đan không đến lễ tang do bận quay phim. Hai là lễ tang làm theo nghi lễ nhà Phật dù Lâm Chánh Anh là người theo Đạo Thiên Chúa. Tôi muốn làm theo di nguyện cậu ấy nhưng không được".
"20 năm qua đi, mỗi lần nghĩ đến tôi lại buồn. Chúng tôi tự bảo nhau cậu ấy mất sớm vì trời cao đố kỵ tài năng" Hồng Kim Bảo thở dài mỗi lần nhắc nhớ vị đạo trưởng tài năng này
Theo nguoiduatin.vn
Xót xa cuộc đời tài năng bạc mệnh của ông hoàng phim Cương Thi "20 năm qua đi, mỗi lần nghĩ đến tôi lại buồn. Chúng tôi tự bảo nhau cậu ấy mất sớm vì trời cao đố kỵ tài năng", Hồng Kim Bảo xót xa khi nói về Lâm Chánh Anh. Lâm Chánh Anh tên thật là Lâm Căn Bảo, sinh năm 1952, trong một gia đình khó khăn, có tới sáu anh chị em. Do...