“Ông trời ơi ! Sao con mãi tụt dốc thế này?”
Tôi trở lại Tuần Giáo sau những ngày dự án HIV kết thúc. Trời Tây Bắc nắng, gió, lại theo tôi tới căn nhà tơi tả dựng trên lưng đồi của một bệnh nhân HIV (mà tôi đã tới thăm vào năm 2013), nghe nói đang chuyển sang giai đoạn AIDs.
Chị là Cà Thị Hinh, người mẹ đang thay chồng, vật lộn với bệnh tật để kiếm sống nuôi hai con nhỏ ăn học suốt gần 6 năm qua. Chồng chị đã qua đời từ năm 2008 vì căn bệnh AIDs, để lại HIV cho chị và hai đứa con thơ dại, một đứa lên 2, đứa kia chưa đầy 13 tháng tuổi với lời dặn dò: ” Hãy cố gắng nuôi con và cho con đi học để các con sống thành người có ích”.
“Mẹ ơi! Sao mẹ khổ thế? sau này lớn lên đi làm, chúng con không cho mẹ khổ thế này nữa đâu!”- lời con trẻ nói khi chị đi mổ ruột thừa từ bệnh viện trở về
Chôn cất chồng xong, chị chỉ muốn chết theo anh, nhưng nghĩ tới con, chị lại cố lê về nhà. Vừa tới cửa, hai đứa bé lật đật đứa chạy, đứa bò tới, ôm chặt đôi chân mẹ. Bốn con mắt tròn xoe, thơ dại, ngơ ngác ngước nhìn chị như cầu khẩn: ” mẹ ơi ! Chúng con chỉ còn có mẹ”. Ba mẹ con dìu nhau vào ngồi cạnh bếp, mong tìm kiếm hơi ấm, mà bếp thì đã lụi tàn.
Ba mẹ con lặng chìm trong đau đớnvà cô quạnh tột cùng…chỉ còn con chó trong nhà như muốn chia sẻ cùng chủ nó mà thôi!
Chồng chết, con nhỏ, không ruộng vườn, không nghề nghiệp, không vốn liếng tiền bạc. Chị còn chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì lại nhận được hung tin về kết quả xét nghiệm từ Trung Tâm Y tế huyện chuyển tới: ” Dương tính với HIV”. Trời đất như tối xầm trước mặt, chân tay bủn rủn, mặt mày xa xẩm, chị gục trong góc sàn, lặng chìm trong hoang mang, lo sợ và đớn đau. Chỉ có hai hôm mà trông chị như một bà già xương xẩu, cũng may mà hai con vô sự.
Thế rồi người ta lại thấy chị lặng lẽ lên rừng, trở về với gánh củi, bó măng. chị đang được TT Y tế điều trị ARV, chị quyết sống để thực hiện ước nguyện của chồng. Chị đã làm đủ mọi công việc để kiếm tiền nuôi con. Với dáng vẻ điềm tĩnh, đôi khi lạnh lùng, cương nghị nhưng vẫn không dấu nổi nét u buồn sâu thẳm và sự cô quạnh của những người bị phân biệt đối sử giữa cộng đồng. Chị lầm lũi vượt lên số phận cũng chỉ vì con.
Năm 2012, khi Dự án “ Cung cấp dịch vụ Tài chính vi mô M7 cho nhóm chung sống và chịu ảnh hưởng bởi HIV-AIDs để họ có thu nhập và cải thiện cuộc sống“do USAID hợp tác với M7- CFRC triển khai, chị đã may mắn trở thành nhóm thành viên đặc biệt của Dự án M7-STU Tuần Giáo và được dự án hỗ trợ vốn vay. Lúc này chị phấn chấn hẳn lên vì có cán bộ STU tin chị, cảm thông chia sẻ với chị, cuộc sống tưởng chừng lóe lên tia sáng từ đây. Đồng vốn chị đầu tư nuôi dê năm đầu rất có lãi, trả hết nợ, đóng học phí cho con và cả em gái đang học nghề trên tỉnh rồi mà vẫn còn lại 8 con dê, chăn dê lại nhàn nhã, hợp với sức khỏe. Thế nhưng, bọn trộm sau đó đã lần lượt bắt đi hết đàn dê của chị. Không biết làm gì nữa đây, ngoài đi làm thuê cho 1 cửa hàng ăn. Nhưng thật trớ trêu, trong một lần phục vụ nhà hàng dọn dẹp bàn ghế bát đũa, một khách hàng biết chị đang điều trị HIV, đã yêu cầu chủ hàng đuổi chị, nếu không sẽ không tới ăn nữa.
Thế là, lại mất việc. Chị đau đớn đến tê dại, nhớ lại cũng khoảng này năm trước, khi bị cấp cứu vào Y tế mổ ruột thừa, chị đã nghe được lời nói: “Con này nó sắp chết rồi, cứu nó làm gì?”. Đau buốt tận sâu thẳm. Chị đã thường được nghe họ tuyên truyền tại cộng đồng rằng HIV chỉ lây qua đường máu qua tiêm chích, quan hệ tình dục … mà công việc lau bàn quét nhà của mình có làm lây nhiễm mới cho ai đâu? Vậy sao họ lại kì thị mình? Lại cướp đi việc làm, cướp đi miếng cơm của con mình? Làm sao bây giờ???
Chị lại lần hồi đi kiếm việc ở vào cái thời điểm khó khăn này. Cuối cùng chị cũng kiếm được một công việc quét dọn vệ sinh cho một Doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 2 tháng làm việc, Doanh nghiệp yêu cầu chị nộp hồ sơ có giấy chứng nhận sức khỏe, lại một dấu chấm hết đến với cuộc đời chị. “Ông trời ơi! Sao con cứ bị tụt dốc mãi thế này”? Chị như khụy xuống !?
Lặng lẽ nghỉ việc, khát vọng chăm sóc con và mong mỏi con được cắp sách đến trường không cho phép chị có suy nghĩ nản lòng và chị lại tiếp tục tìm việc làm. Lần này công việc của chị nặng nhọc hơn, đi xa hơn: làm phụ hồ, ở lại nơi làm việc xa nhà hơn 80km. Người mẹ nghèo lại khăn gói lên đường, dặn dò 2 con ở nhà chăm ngoan.
Thời gian thấm thoát trôi đi đã hơn 7 năm, cho đến những ngày đầu năm nay, chị liên tục ốm, buộc phải nhập viện. Hiện tại sức khỏe của chị đã giảm sút rất nhiều, tế bào CD4 của chị chỉ còn lại 500 và chị lại thêm bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Giờ đây gánh nặng gia đình và miếng cơm của 3 mẹ con lại dồn lên vai 2 con của chị, một đứa lên 8 và đứa lớn lên 9. Bữa cơm đạm bạc này không biết còn duy trì được tới ngày nào
Ghi lại những điều này, chúng tôi hi vọng và mong chờ những tấm lòng hảo tâm của quý độc giả, hãy giúp người mẹ thực hiện ước vọng vì học hành nên người của hai đứa trẻ thơ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1777: Bà Cà Thị Hinh, Bản Bông, xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Video đang HOT
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Bạc Thị Xiên
Theo Dantri
"Cháu ơi, đừng gục ngã"
Tiếng thét ấy của ông Bạ vang lên mỗi lần bé Ngân hộc máu, ngất lịm. Lúc ấy, ông Bạ như muốn truyền lửa kiên cường, bất khuất, đầy "chất lính" đến đứa cháu nhỏ để nó vượt qua ngưỡng cửa tử thần.
Nỗi lòng người lính
Người lính già Lại Văn Bạ với xấp đơn cầu cứu mong tìm lại sự sống cho cháu
Trong lá đơn đẫm nước mắt của người lính Lại Văn Bạ (80 tuổi), thương binh 2/4, nạn nhân chất độc hóa học màu da cam, Cựu tù chính trị Phú Quốc, thành viên tập thể Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân gửi đến Báo điện tử Dân trí khiến chúng tôi không thể kìm lòng.
"Tháng 3/1965 nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước tôi tạm gác lại hạnh phúc gia đình, cha mẹ già, tự nguyện làm đơn tái ngũ và tiếp tục tham gia quân đội tại Sư đoàn Sào Vàng hoạt động tại địa bàn Bình Định - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Phú Yên. Trong khi đang chiến đấu, bản thân tôi bị thương và bị bắt vào ngày 22/9/1966. Đến tháng 7/1967, tôi bị chuyển ra nhà tù Phú Quốc. Tháng 3/1973, tôi được thả tự do. Trong quá trình bị giam giữ tại Phú Quốc bản thân tôi bị tra tấn dã man, tàn bạo, hiện nay để lại nhiều di chứng thương tích" - Ông Bạ tâm sự.
Rời khỏi song sắt nhà tù chính trị Phú Quốc sau chuỗi ngày chịu cảnh "địa ngục trần gian", ông Bạ tìm về gia đình thì tiếp tục nhận nỗi đau mất cha, người mẹ già mắt mờ, vợ và hai đứa con gái sống trong cảnh cơ cực, héo mòn. Không thể tham gia kháng chiến vì thương tích nặng, ông Bạ sống cùng vợ con tại quê nhà tại tỉnh Hà Nam.
Lá đơn cầu cứu khẩn thiết ông Bạ gửi đến Báo Dân trí
Tưởng rằng mọi bất hạnh, khổ đau đã qua với ông Bạ, nhưng 5 lần liên tiếp vợ ông đều sảy thai. Đến khi sinh được đứa con trai thì phát triển không bình thường. Qua xét nghiệm của cơ quan y tế, ông Bạ như ngã quỵ khi biết bản thân bị nhiễm chất độc màu da cam.
Đất nước thống nhất, ông Bạ cùng gia đình "không lành lặn" của mình Nam tiến vào vùng đất cao nguyên Di Linh lập nghiệp. Mọi khó khăn đều như tan biến khi hai cô con gái của ông yên bề gia thất. Tuy nhiên những ngày tháng bình yên ấy qua đi nhanh chóng thay vào đó là cơn bão tố bệnh tật. Cũng kể từ ấy, người lính già bắt đầu cuốn vào vòng xoáy của định mệnh với hành trình khắp nơi đi tìm sự sống cho đứa cháu ngoại Trần Kim Ngân (13 tuổi) đang mắc căn bệnh ký sinh trùng não.
"Không biết bao nhiêu lần tôi cùng đứa con gái ruột là Lại Thị Bay và cũng là mẹ của cháu Ngân làm đơn cầu cứu gửi đi khắp nơi nhưng đều vô vọng. Nhìn đứa trẻ bị ký sinh trùng đang từng ngày ăn mòn lớp não mà lòng tôi quặn thắt, đòn roi tra tấn dã man khi bị địch bắt cũng không bằng nỗi đau này" - Ông Bạ nghẹn ngào.
Di chứng từ những trận đòn tra tấn dã man của địch không đau bằng cảnh ông Bạ phải bất lực nhìn đứa cháu ngoại chết dần, chết mòn vì căn bệnh ký sinh trùng não
Qua con đường đất đỏ, quanh co, gập ghềnh với đầy "ổ voi, ổ ngựa",PV Dân trí đến được nơi bé Kim Ngân đang ở. Căn nhà nhỏ xiêu vẹo, không điện, không nước nằm nép mình giữa núi đồi hùng vĩ tĩnh lặng đến lạ thường. Trước mắt chúng tôi, dưới tán cây ngay lối dẫn vào là một cô bé ngồi trên xe lăn, gương mặt xinh xắn, đôi mắt đen to tròn đang cặm cụi tô vẽ trên cuốn sách đã ngả màu, mất trang. Kim Ngân năm nay 13 tuổi những đã phải "gánh" trong não 4 con ký sinh trùng từ khi lên 10 tuổi.
"Cháu ơi! Đừng gục ngã"
Kim Ngân khó nhọc nuốt từng miếng cháo trắng
Những tiếng thét lên của ông Bạ trong mỗi lần bé Ngân hộc máu, ngất lịm. Lúc ấy ông Bạ như muốn truyền lửa kiên cường, bất khuất, đầy "chất lính" đến đứa cháu nhỏ của mình để nó vượt qua ngưỡng cửa tử thần.
Mặc cho viên đạn còn găm sâu trong xương chậu, mặc cho di chứng những trận đòn tra tấn dã man của địch, ông Bạ vẫn dùng chút sức lực cuối đời để đi tìm sự sống cho Ngân.
Chị Lại Thị Bay (mẹ bé Kim Ngân) kể: "Khoảng 3 năm trước, con gái tôi đang học tại lớp 3A2 Trường tiểu học Phú Hiệp thì đột nhiên gục xuống bàn. Vợ chồng tôi đưa con đi khám ở nhiều bệnh viện thì được các bác sĩ chuẩn đoán cháu bị ký sinh trùng não. Cuộc sống vốn chỉ đủ ăn qua ngày nên khi con đổ bệnh, gia đình và ông ngoại của cháu chạy đôn, chạy đáo, cầm cố nhà đất để điều trị cho cháu. Khi không còn khả năng thì chúng tôi đi gõ cửa, cầu cứu báo đài, các cơ quan tổ chức xã hội".
"Tháng 6/2013, khi con tôi đang nằm điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, tôi đã gửi cháu nhờ bác sĩ coi giùm để cầm đơn cầu cứu đến nhiều báo, đài tại TP.HCM nhờ thông tin tìm sự giúp đỡ nhưng họ không tiếp nhận, quay lại bệnh viện nhìn cảnh con gái nằm chết dần, chết mòn tôi ứa nước mắt đành ngậm ngùi, lủi thủi đưa cháu về quê" - Chị Bay cay đắng nhớ lại.
Gia đình bé Kim Ngân đang rơi vào cảnh cùng đường, bất lực để những con ký sinh trùng ăn mòn lớp não của bé Kim Ngân
Sinh mạng của bé Ngân như ngọn đèn trước bão
Chị Bay cho biết thêm, dù gia đình thuộc diện hộ nghèo, có thẻ bảo hiểm y tế nhưng các khoản tiền đi lại, bồi dưỡng sức khỏe cho bé Ngân và các loại thuốc ngoài danh mục khiến gia đình chị không thể xoay sở. Từ tháng 8/2014 đến nay, Kim Ngân phải nằm tại nhà, cầm cự sự sống bằng vài viên thuốc giảm đau.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phan Xuân An - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Hiệp (huyện Di Linh, nơi mẹ con chị Bay cư ngụ) xác nhận, hoàn cảnh của gia đình chị Bay là hết sức khó khăn. "Mấy năm qua, chúng tôi cũng cố gắng vận động, tạo mọi điều kiện để giúp đỡ cháu Ngân chữa trị bệnh tình và chia sẻ gánh nặng với chị Bay. Tuy nhiên, địa phương còn nghèo nên sự giúp đỡ có giới hạn" - Ông an kể.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Uỷ viên Hội chữ thập đỏ huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) khẳng định, trường hợp của bé Kim Ngân hết sức đáng thương, trước đây em là một học sinh rất giỏi, ngoan ngoãn. Nhưng từ khi bị căn bệnh ký sinh trùng não, cháu bé luôn phải chịu đau đớn và bệnh tình ngày càng trầm trọng. Gia đình bé Ngân lại thuộc diện khó khăn, một mình bơ vơ sống giữa rừng, không điện, không có nước sạch sử dụng. Ba Kim Ngân cũng là một người đàn ông không bình thường nên tất cả gánh nặng về kinh tế, chăm sóc con đều do một mình chị Bay lo liệu.
"Sau gần 3 năm lo cho bé Ngân thì gia đình cháu cũng đã cầm cố hết tài sản nhưng bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm. Chính quyền địa phương cũng tổ chức quyên góp, ủng hộ nhưng số tiền không thâm thía vào đâu" - Bà Tuyết cho biết.
Danh hiệu ông Bạ cùng các bạn tù bị giam giữ tại nhà tù Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được chủ tịch nước phong tặng
Ông Bạ sẵn sàng đánh đổi mọi danh hiệu chỉ mong giữ lại được sinh mạng cho đứa cháu gái nhỏ của mình
Không khí kỷ niệm 40 năm giải phóng Đất nước đang lan tỏa khắp mọi miền, nền hòa bình hôm nay có một phần đóng góp xương máu của người lính già, Cựu tù chính trị Phú Quốc Lại Văn Bạ. Năm 2012, ông Bạ cùng những bạn tù năm xưa đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" về thành tích đặc biệt suất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ở tuổi xế chiều, thành viên của tập thể "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" ấy chỉ ước nguyện nhận được sự cứu giúp kịp thời của đồng đội, của các mạnh thường quân và những tấm lòng nhân ái cùng chung tay, giữ lại sinh mạng cho đứa cháu ngoại đang thoi thóp, chịu cảnh đớn đau bởi 4 con ký sinh trùng hoành hành trong não.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1757: Chị Lại Thị Bay, địa chỉ thôn 3, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ĐT: 0162.7345.173 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Trung Kiên
Theo Dantri
Đang mang thai mười sáu tuần, sản phụ nguy kịch vì suy gan cấp Không có tiền chữa trị cho vợ, người đàn ông dân tộc Thái đứng trân trân nhìn mọi người gạt nước mắt. Vợ đang ở tuần thứ mười sáu của thai kì và hoàn toàn có khả năng cứu sống nhưng trong túi không có tiền, anh bảo đành chấp nhận đưa vợ con về nhà chịu chết. Vào khoa Điều trị tích...