Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 24-26 năm tù
Chiều 26/7, sau khi kết thúc phần luận tội, đại diện VKS đã đề nghị mức án với ông Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm.
Chiều ngày 26/7, TAND Tp.Hà Nội tiếp tục xét xử ông Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm liên quan đến vụ án Thao túng thị trường chứng khoán.
Sau phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX xem xét, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo. Trong đó bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng 2 em gái và các bị cáo khác trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã chủ động khắc phục, tác động để gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả trong vụ án.
Các bị cáo khai báo thành khẩn hành vi phạm tội, có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự; gia đình có công với cách mạng; tham gia các oạt động thiện nguyện vì cộng đồng xã hội…
Riêng bị cáo Quyết còn được ghi nhận tình tiết giảm nhẹ được nhiều bị hại gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt.
VKS đánh giá cao tinh thần muốn khắc phục hậu quả của vụ án.
“VKS ghi nhận thái độ tích cực hợp tác và nguyện vọng của ông Quyết về việc khắc phục hậu quả nhưng trên thực tế, cơ quan tố tụng cho rằng mới chỉ có cơ sở xác định bị cáo Quyết đã khắc phục được hơn 240 tỷ đồng”, VKS nêu.
Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, VKS đề nghị mức án với các bị cáo cụ thể như sau:
Tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
1. Trịnh Văn Quyết: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC, 19-20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 5-6 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Tổng đề nghị là 24-26 năm.
2. Trịnh Thị Minh Huế: Cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC, 13-14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 4-5 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Tổng đề nghị là 17-19 năm.
3. Trịnh Thị Thúy Nga: Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, 7-8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3-4 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Tổng đề nghị là 24-26 năm.
4. Hương Trần Kiều Dung: Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Tập đoàn FLC 7-8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 4-5 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Tổng đề nghị là 11-13 năm.
5. Trịnh Văn Đại: Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros, 12-13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2-3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Tổng đề nghị là 10-12 năm.
6. Nguyễn Văn Mạnh: Trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land, 5-6 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2-3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Tổng đề nghị là 7-9 năm.
7. Trịnh Tuân: nguyên Giám đốc Công ty FLC Land 4-5 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2-2,6 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Tổng đề nghị là 6-7,6 năm.
8. Nguyễn Thị Hồng Dung: Lao động tự do, 3-4 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2-2,6 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Tổng đề nghị là 6-7,6 năm.
Tội Thao túng thị trường chứng khoán:
9. Nguyễn Quỳnh Anh: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS 4-5 năm năm tù.
10. Chu Tiến Vượng: Cựu Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty BOS 3-4 năm.
Video đang HOT
11. Nguyễn Thị Thanh Phương: Trưởng phòng Dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS30-36 tháng tù.
12. Bùi Ngọc Tú: Phó phòng Dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS 30-36 tháng.
13. Nguyễn Thị Thu Thơm: Phó phòng Dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS 30-36 tháng tù.
14. Quách Thị Xuân Thu: Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS từ 24-36 tháng tù.
15. Trần Thị Lan: Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS từ 24- 36 tháng tù.
16. Trịnh Văn Nam: Nhân viên Công ty CP Hàng không Tre Việt 18-24 tháng tù.
17. Trịnh Thị Thanh Huyền: Nhân viên Công ty FLC Homes (chị họ ông Quyết) 18-24 tháng tù.
18. Nguyễn Thị Nga: Nhân viên Ban kế toán, Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết) 18-24 tháng tù.
19. Hoàng Thị Huệ: Nhân viên Công ty CP Thương mại và dịch vụ số FLC (cháu họ ông Quyết) 18-24 tháng tù
20. Đỗ Thị Huyền Trang: Phó phòng kế toán, Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết) 18-24 tháng tù.
21. Nguyễn Quang Trung: Lái xe Bệnh viện Đa khoa Hà Thành (em rể ông Quyết) 18-24 tháng tù
Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
22. Đỗ Như Tuấn: Cựu Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros 7-8 năm tù.
23. Đỗ Quang Lâm: Cựu Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros 8-9 năm tù.
24. Nguyễn Văn Thanh: Cựu trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Xây dựng Faros 8-9 năm tù.
25. Đàm Mai Hương: Cựu Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng Faros 4-5 năm tù.
26. Nguyễn Bình Phương: Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros 7-8 năm tù.
27. Hoàng Thị Thu Hà: Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land (em họ ông Quyết) 10-11 năm.
28. Nguyễn Tiến Dũng: Cựu Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros; (bạn ông Quyết) 6-7 năm tù.
29. Lê Thành Vinh: Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros 4-5 năm tù.
30. Nguyễn Thanh Bình: Cựu phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty RTS; (bạn cùng quê ông Quyết) 8-9 năm tù.
31. Lê Tân Sơn: Cựu phó Chánh Văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC 3,6 năm – 4 năm tù.
32. Trần Thế Anh: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC 3,6 năm – 4 năm tù.
33. Đặng Thị Hồng: Cựu Phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty CP Tập đoàn FLC 3,6-4 năm tù.
34. Lê Văn Sắc: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV FLC Land 30-36 tháng tù.
35. Trương Văn Tài: Nhân viên Văn phòng Công ty CP Tập đoàn FLC (lái xe cho ông Quyết) 30-36 tháng tù.
36. Nguyễn Minh Điểm: Nhân viên hành chính nhân sự Công ty CP Chứng khoán BOS, 24-30 tháng tù.
37. Trịnh Thị Út Xuân: Nhân viên Công ty dịch vụ số FLC, 3,6 – 4 năm tù.
38. Phạm Thanh Hương: Kế toán Công ty TNHH Đầu tư Sevin 30-36 tháng tù.
39. Phạm Thị Hải Ninh: Nguyên phó Ban đầu tư Tập đoàn FLC 3,6-4 năm tù.
40. Nguyễn Thiện Phú: Phó Tổng Giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng FLC Faros 6-7 năm tù.
41. Nguyễn Ngọc Tỉnh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội 7-8 năm tù.
42. Lê Văn Tuấn: Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội 7-8 năm tù.
43. Trần Thị Hạnh: Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP 6-7 năm tù.
Tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:
44. Trần Đắc Sinh: Nguyên Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM 8-9 năm tù.
45. Lê Hải Trà: nguyên Ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM 6-7 năm tù.
46. Trầm Tuấn Vũ: nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch hội đồng niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM 6-7 năm tù.
47. Lê Thị Tuyết Hằng: nguyên Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM 3-4 năm tù.
Tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán:
48. Lê Công Điền: Vụ trưởng Giám sát Công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 36-42 tháng tù.
49. Dương Văn Thanh: Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam 24-30 tháng tù.
50. Phạm Trung Minh: nguyên Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam 18-24 tháng tù.
Riêng Doãn Văn Phương, cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros đang bỏ trốn nên C01 tạm tách hành vi để xử lý sau.
Tại phiên xét hỏi sáng 25/7, ông Trịnh Văn Quyết bày tỏ trước HĐXX về mong muốn được gỡ phong toả để dùng toàn bộ tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả. Ông Trịnh Văn Quyết tiết lộ số tài sản “đóng băng” ước tính gần 5.000 tỷ đồng. Đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp.
Ông Quyết cho biết, nếu được HĐXX gỡ bỏ phong toả tổng số tài sản cá nhân khoảng 5.000 tỷ đồng cùng với 500 tỷ đồng bán hãng hàng không Bamboo Airways (đối tác chưa thanh toán) thì ông có thể khắc phục hậu quả.
Ông Trịnh Văn Quyết mong sớm được "bán tài sản giá trị nhất" khắc phục hậu quả
Ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục mong muốn được tạo điều kiện sớm bán toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả, trong đó giá trị nhất là 30% cổ phần tại FLC.
Sáng ngày 25/7, phiên toà xét xử ông Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo liên quan đến vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" tiếp tục phần xét hỏi.
Tại toà, ngay từ ngày đầu, ông Trịnh Văn Quyết đã thừa nhận toàn bộ hành vi đã nêu trong cáo trạng. Do đó, tại phần trình bày của bản thân, cựu Chủ tịch FLC chỉ bày tỏ thái độ ăn năn, hối hận và tinh thần khắc phục hậu quả.
VKS hỏi, đến thời điểm hiện tại bị cáo mới nộp hơn 5% giá trị thiệt hại của vụ án, phương án khắc phục tiếp theo là gì?
Bị cáo cho biết, kể từ khi bị bắt vào ngày 29/3/2022 về tội "Thao túng thị trường chứng khoán", bị cáo đã xác định số tiền bồi thường có thể lên đến gần 700 tỷ đồng. Trong khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo xin sớm dùng tài sản để khắc phục hậu quả.
Ông Trịnh Văn Quyết tha thiết xin sớm được khắc phục hậu quả.
Sau đó, bị cáo đã quyết định bán "đứa con tinh thần tâm huyết nhất" là hãng hàng không Bamboo Airway. Số tiền hơn 200 tỷ đồng thu được đã được gia đình khắc phục, còn 500 tỷ đồng sau khi được đối tác thanh toán cũng sẽ được nộp ngay vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng.
Như vậy, bị cáo xác định sau khi bán xong hãng hàng không Bamboo Airway đã khắc phục được hậu quả cho tội "Thao túng thị trường chứng khoán". Tuy nhiên, trong năm 2023, bị cáo tiếp tục bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Do đó, bị cáo sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân đang bị phong toả để khắc phục hậu quả. Trịnh Văn Quyết cũng tiết lộ số tài sản "đóng băng" ước tính gần 5.000 tỷ đồng. Đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của bị cáo.
Ông Quyết cho biết, nếu được HĐXX gỡ bỏ phong toả tổng số tài sản cá nhân khoảng 5.000 tỷ đồng cùng với 500 tỷ đồng bán hãng hàng không Bamboo Airways (đối tác chưa thanh toán) thì ông có thể khắc phục hậu quả.
Đáng chú ý, theo ông Quyết, trong số tài sản riêng có giá trị nhất là 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC. "Theo bị cáo, tính sơ bộ giá trị thực với 5.000-6.000 phòng khách sạn 5 sao (không tính giá trị cổ phiếu) thì FLC cũng giá trị hàng tỷ USD. Nếu bán có thể thu được hàng chục nghìn tỷ đồng", ông Quyết cho hay.
"Với tài sản tích lũy trong 20 năm cùng với sự đau đáu khắc phục hậu quả, bị cáo mong muốn được tạo điều kiện. Bị cáo nhiều lần xin bằng miệng và thông qua luật sư gửi đơn nhưng chưa được giải quyết", ông Quyết tha thiết.
Sau khi lắng nghe, HĐXX cho biết sẽ xem xét đề nghị của bị cáo.
Các luật sư bào chữa cho ông Trịnh Văn Quyết cho hay, trong thời gian tạm giam, ông Quyết và gia đình luôn cố gắng khắc phục hậu quả của vụ án. Sáng ngày 23/7, (ngày thứ 2 diễn ra phiên toà), bà Lê Thị Ngọc Diệp vợ ông Quyết cũng có đơn gửi tới HĐXX - TAND Tp. Hà Nội về việc nộp tiền bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả số tiền 25,1 tỷ đồng.
Do tài sản cá nhân bị phong toả, nên gia đình ông Trịnh Văn Quyết đã huy động mọi nguồn lực, vay mượn anh em, họ hàng, bạn bè tối đa để nộp tiền khắc phục hậu quả.
Vào ngày 9/7/2024, bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 23 tỷ đồng. Trước đó, bị cáo và gia đình cũng tự nguyện khắc phục số tiền hơn 191 tỷ đồng.
Theo luật sư, thực tế chỉ tính riêng tài sản là cổ phiếu và tiền mặt tại các tài khoản chứng khoán bị phong toả, ông Quyết có hơn 13 tỷ đồng tiền mặt và 1,5 tỷ cổ phiếu các loại (FLC, ROS, ART, GAB, VNM ...) với tổng giá trị cổ phiếu (tính theo giá đóng cửa tại thời điểm bị phong tỏa) là khoảng 4.800 tỷ đồng.
Nhà đầu tư đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu ROS Những người còn sở hữu cổ phiếu ROS mong được bồi thường, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho ông Trịnh Văn Quyết để ông này mua lại cổ phiếu ROS. Ngày 24-7, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết lừa đảo và thao túng chứng khoán. Cuối giờ sáng, HĐXX đã kết thúc phần xét hỏi...