Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam: FLC nói gì?
Tập đoàn FLC cho rằng, FLC không phải là chủ thể có liên quan hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam.
Ngày 29/3/2022, Bộ Công An đã có quyết định khởi tố vụ án đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Tập đoàn FLC. Thông tin về vụ việc này, Tập đoàn FLC thông tin đây là vụ việc có liên quan đến việc cá nhân ông Trịnh Văn Quyết thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trong thời gian gần đây.
Thông cáo được FLC phát đi nêu rõ: Vụ việc liên quan tới ông Trịnh Văn Quyết vẫn đang trong quá trình điều tra ban đầu. Ông Trịnh Văn Quyết đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra để làm rõ vụ việc.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC vừa bị bắt tạm giam. Ảnh: FLC
Tập đoàn FLC cho rằng, FLC không phải là chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giam.
Video đang HOT
“Vụ việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng quan trọng của FLC trong hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh”, thông cáo nêu.
Ngay sau khi có thông tin, để hạn chế mọi rủi ro phát sinh cũng như đảm bảo hoạt động thường xuyên của Tập đoàn FLC, Ban Lãnh đạo của FLC đã họp và nhanh chóng đưa ra các biện pháp, kế hoạch nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của FLC diễn ra ổn định trong tình hình mới, theo đúng những mục tiêu, kế hoạch mà HĐQT và Ban Tổng Giám đốc đã đặt ra.
Được biết, doanh thu thuần của FLC trong 2021, ghi nhận đạt trên 6,7 nghìn tỷ đồng; lãi gộp gần 413 tỷ. FLC ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 163 tỷ đồng; sau thuế 83,6 tỷ đồng.
Hiên nay, với khoảng 300 dự án đang được xúc tiến pháp lý trên hơn 40 tỉnh thành cả nước, FLC đặt mục tiêu sẽ hoàn thành pháp lý để tiếp tục triển khai hàng loạt dự án trong 2022.Ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC.
Theo đó, C01 tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hành vi trên của Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC đã đủ yếu tố cấu thành tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự. Bước đầu, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.
Các Quyết định, Lệnh tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn theo quy định pháp luật.
Ông Trịnh Văn Quyết đối diện khung hình phạt nào?
Theo luật sư, tùy vào mức độ thiệt hại và số tiền thu lời bất chính, người vi phạm có thể đối mặt tối đa 7 năm tù.
Chiều 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC) về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Tội danh này sẽ bị xử lý ra sao?
Tiến sĩ Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp
Theo khoản 3, Điều 12 Luật chứng khoán năm 2019, thao túng thị trường chứng khoán là một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Khoản 2, Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP có quy định về những hành vi được coi là giao dịch thao túng thị trường chứng khoán, gồm:
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
- Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
Về chế tài xử lý, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội Thao túng thị trường chứng khoán, người nào thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng, gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1-3 tỷ đồng, thì bị phạt tiền từ 500 đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Khung hình phạt sẽ cao hơn, phụ thuộc vào số tiền thiệt hại và thu lời bất chính. Người vi phạm sẽ đối mặt với hình phạt tối đa 7 năm nếu thu lợi bất chính từ 1,5 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên.
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng chứng khoán Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh VP Bộ Công an xác nhận với Tuổi Trẻ Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bị can Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC - Ảnh: B.N. Ông Quyết bị xác định đã thực hiện các hành vi vi...