Ông Trần Sỹ Thanh: Người dân thủ đô sẽ được khám chữa bệnh miễn phí mỗi năm một lần
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết trong định hướng, mỗi người dân Hà Nội sẽ được khám sức khỏe miễn phí một lần trong một năm
Chiều 11-10, tại huyện Mê Linh (Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đã quan tâm đến việc thực hiện Luật Đất đai năm 2024. Cùng với đó là một số vấn đề dân sinh gây bức xúc.
Tại buổi làm việc, cử tri Vương Văn Xoa, cử tri Vũ Văn Tĩnh (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) nêu việc UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61 ngày 27-9-2024, quy định các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có quy định về các điều kiện chia, tách thửa đất. Quyết định này có hiệu lực từ 7-10.
Cử tri đặt câu hỏi về việc người dân nộp hồ sơ xin chia tách thửa đất trước ngày 7-10 thì thực hiện theo quy định nào? Cử tri cũng kiến nghị thành phố sớm ban hành bộ thủ tục hành chính mới để người dân thuận tiện làm các thủ tục…
Theo yêu cầu của Chủ tịch UBND TP, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết căn cứ theo quy định Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1-8-2024, Hà Nội đã có Quyết định số 61 nói trên cũng như các quy định về giá đất, giải phóng mặt bằng… Hiện tại, Sở vẫn triển khai tiếp nhận các thủ tục của người dân cũng như đã có hướng xử lý cho các trường hợp chia tách thửa; chính sách mới nên có một số điểm cần tính toán kỹ để trả lời cụ thể.
Video đang HOT
Cử tri đặt câu hỏi với Đại biểu Quốc hội của thành phố
Về nội dung Quyết định số 61 của UBND TP về các điều kiện để chia tách thửa đất ở, ông Nam thông tin việc nâng diện tích tách thửa để đảm bảo phát triển đô thị văn minh, điều kiện sống tối thiểu người dân.
Giám đốc Sở TN-MT cam kết trong tháng 10, chậm nhất tháng 11, Sở sẽ tập huấn chuyên sâu toàn thành phố, khẩn trương ban hành bộ thủ tục hành chính phục vụ người dân…
Nói thêm về việc này, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh phân tích thêm việc thực hiện chính sách mới cần có sự chuyển giao nên “có điều vẫn còn lúng túng, đây là vấn đề phải xử lý tinh tế, nhuần nhuyễn”. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn tổng hợp lại ý kiến cử tri, gửi ngay văn bản cho Sở TN-MT.
“Cũng có vấn đề anh Nam chưa trả lời. Đề nghị anh Nam nhận được văn bản thì phải trả lời ngay. Các tình huống như phản ánh của cử tri và cách xử lý cũng cần tập huấn kỹ đến các quận, huyện, phường xã”- Chủ tịch UBND TP lưu ý.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tặng quà của Liên đoàn Lao động TP tới công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mê Linh
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết với cử tri về Quy hoạch Thủ đô với tầm nhìn dài hạn từ đô thị tới cách tiếp cận mới trong việc xây dựng nông thôn mới với những con đường khang trang, hiện đại. “Công tác quy hoạch là công việc lớn. Làm hôm nay phải nghĩ cả cho ngày sau nữa. Rất mong cử tri chia sẻ” – Chủ tịch UBND TP nói.
Trả lời kiến nghị của cử tri về việc nâng mức hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa bão, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết thành phố đã kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, trong đó nâng mức hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Hiện dự thảo Nghị định đang được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi được Chính phủ ban hành.
Đối với chính sách hỗ trợ sau bão số 3, thành phố có chính sách gián tiếp cho vay lãi suất ưu đãi phục hồi sản xuất, kinh doanh thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tài chính ủy thác; hỗ trợ trực tiếp thông qua vận dụng tối đa các văn bản, đặc biệt là Luật Thủ đô nhằm nâng cao thẩm quyền của thành phố trong hỗ trợ trực tiếp cho người dân.
Về việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết thành phố đã vận dụng tối đa các văn bản hiện hành để có mức hỗ trợ người dân cao nhất. Từ nay đến cuối năm, thành phố đang đợi việc triển khai Luật Thủ đô để có thể nâng cao mức hỗ trợ thêm cho người dân…
Đáng chú ý, tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP cũng chia sẻ thêm với cử tri về tầm nhìn phát triển của Thủ đô. “Tới đây, trong định hướng của chúng tôi, mỗi người dân Hà Nội sẽ được khám sức khỏe miễn phí một lần trong một năm. Đó là công việc mà chúng tôi cần làm để xóa nhòa khoảng cách, người giàu hay nghèo đều được tiếp cận, phục vụ như nhau” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Tại hội nghị, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phối hợp Liên đoàn Lao động thành phố tặng 30 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng tới công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mê Linh. |
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo "nóng" vụ 64 dự án "ôm đất" rồi bỏ hoang
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan và huyện Mê Linh tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý các dự án ôm đất, chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện 64 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo thống nhất với các phương án xử lý đối với các dự án ôm đất, chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vào ngày 13-3-2023.
64 dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh được chia làm 2 nhóm để xử lý. Ảnh - Hữu Hưng
Cụ thể, 64 dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh được chia làm 2 nhóm để xử lý.
Đối với nhóm 1, gồm 15 dự án, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở TN-MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Sở Quy hoạch Kiến trúc và UBND huyện Mê Linh khẩn trương thực hiện chấm dứt, dừng, tạm dừng dự án, rà soát về quy hoạch. Từ đó đề xuất phương án sử dụng đất theo quy định, báo cáo kết quả trước ngày 30-4-2023.
Riêng đối với dự án Khu đô thị Golf Vinashin (nằm trong nhóm này), Chủ tịch Hà Nội giao Sở KH-ĐT chủ trì theo dõi, tham mưu đề xuất UBND TP xem xét chỉ đạo theo quy định.
Đối với nhóm 2 gồm 49 dự án còn lại, Chủ tịch Hà Nội cũng giao nhiệm vụ xử lý đối với từng dự án cho các sở ngành, đơn vị liên quan.
Chủ tịch Hà Nội giao các sở ngành liên quan thực hiện thủ tục chấm dứt việc thu hồi đất, chấm dứt thực hiện dự án đối với dự án xây dựng bệnh viện cho người có thu nhập cao và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại xã Tiền Phong trước ngày 30-4-2023.
Đồng thời, giao Sở TN-MT chủ trì, rà soát tham mưu UBND TP xem xét tháo gỡ thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với dự án CEO Mê Linh (sau khi chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất lúa) và dự án Trường ĐH Tài chính ngân hàng - Hà Nội. Kết quả báo cáo UBND TP Hà Nội trước ngày 1-4-2023.
Các dự án được hình thành từ trước thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội. Ảnh - Hữu Hưng
Đối với các dự án còn lại (trong số 49 dự án thuộc nhóm 2), Chủ tịch Hà Nội giao các sở ngành liên quan và huyện Mê Linh tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dấn tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện để chủ đầu tư tự khắc phục, khẩn trương thược hiện dự án, đưa đất vào sử dụng. Kết quả báo cáo về UBND TP Hà Nội trước ngày 30-6.
Trước đó, trong báo cáo gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội hồi cuối tháng 2-2023, UBND huyện Mê Linh cho biết qua kiểm tra, rà soát 64 dự án trên địa bàn huyện (Chiếm tổng diện tích khoảng 2.000 ha đất) thì thấy có 49 dự án là đô thị, nhà ở và 15 dự án là sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp và bệnh viện.
Đây đều là các dự án được hình thành từ trước thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội (năm 2008) và thuộc loại chậm triển khai từ trên 10 năm nay.
Lũ sông Hồng lên nhanh, Hà Nội khẩn cấp sơ tán dân Lũ sông Hồng dâng cao tại địa phận Hà Nội, từ đêm qua đến sáng nay (10-9), các quận huyện ven sông Hồng khẩn cấp sơ tán người dân và tài sản để đảm bảo an toàn. Từ đêm qua đến sáng nay 10-9, lũ sông Hồng đoạn qua địa phận Hà Nội dâng cao, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và...