Ông Trần Phương Bình sắp hầu tòa
Bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 8.827 tỷ đồng, nguyên Tổng giám đốc DongABank Trần Phương Bình và 11 đồng phạm sẽ hầu toà từ 23/6 đến 15/7.
Ông Trần Phương Bình, 61 tuổi (nguyên Chủ tịch HĐTD, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á – DongABank) đang thi hành bản án chung thân do gây thiệt hại 3.600 tỷ đồng ở giai đoạn một vụ án.
Lần này, ông Bình bị TAND TP HCM đưa ra xét xử về các tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo khoản 3 Điều 179 BLHS 1999; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 355 BLHS 2015. 11 bị cáo khác bị truy tố với vai trò giúp sức về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Để phục vụ cho việc xét xử, tòa triệu tập 163 công ty, cá nhân là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, trong đó có 11 bị án. Gần 20 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi người liên quan.
Chủ tọa là Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM Phạm Lương Toản. HĐXX còn có thẩm phán Đoàn Thị Hương Giang, thẩm phán dự khuyết Bùi Đức Nam.
Các kiểm sát viên VKSND TP HCM Nguyễn Khánh Nam, Lê Thị Đông, Võ Đức Trí và Nguyễn Võ Mai Diễm (kiểm sát viên dự khuyết) được VKSND Tối cao ủy quyền công tố.
Ông Bình tại tòa trong giai đoạn 1 của vụ án. Ảnh: Hữu Khoa.
Cáo trạng xác định, trong giai đoạn hai của vụ án về những sai phạm xảy ra tại DongABank, ông Bình đã chỉ đạo thuộc cấp và những người liên quan khác thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng khoảng 8.827 tỷ đồng.
Trong đó, ông Bình và đồng phạm cho các nhóm khách hàng: Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C vay tiền trái quy định đầu tư các dự án bất động sản nhưng bị “sa lầy” không thể rút vốn, gây thiệt hại lần lượt gần 3.140 tỷ đồng, 393 tỷ đồng, 3.950 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đối với nhóm khách hàng Tân Vạn Hưng, ông Bình chỉ đạo DongABank chi nhánh quận 10 chuyển dư nợ các khoản vay của công ty này và doanh nghiệp tư nhân Kim Hiền về sở giao dịch để cơ cấu.
Nhằm che giấu tình trạng nợ xấu cho ngân hàng, ông Bình chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên DongABank, sở giao dịch cơ cấu các khoản vay vàng đến hạn thành dư nợ Việt Nam đồng, sau đó cho vay 2 khoản mới không có tài sản đảm bảo. Các hợp đồng được tái cơ cấu đều quá hạn nhưng nhóm khách hàng này không đủ khả năng tài chính trả nợ gây thiệt hại hơn 1.269 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Bình còn có hành vi chiếm đoạt của DongABank hơn 75 tỷ đồng thông qua chỉ đạo thuộc cấp xuất quỹ chi sai nguyên tắc để trả nợ các khoản vay và sử dụng cá nhân.
Trong giai đoạn một của vụ án, ông Bình bị cáo buộc cùng Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”) và 24 đồng phạm chiếm đoạt, gây thiệt hại cho DongABank hơn 3.600 tỷ đồng.
Hồi cuối năm 2018, ông Bình bị TAND TP HCM tuyên án chung thân về các tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bản án này được TAND Tối cao giữ nguyên ở phiên phúc thẩm hồi tháng 5/2019.
Vụ Cao Minh Huệ: Lấy 'thiệt hại tiềm ẩn' để buộc tội
VKS cho rằng ngoài tiền thuê đất, thiệt hại trong vụ án này là thiệt hại tiềm ẩn... để quy buộc các bị cáo phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Sáng 28-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối với các bị cáo Cao Minh Huệ (cựu giám đốc Sở Địa chính tỉnh Bình Dương), Phan Văn Trung (cựu trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bến Cát, nay là thị xã Bến Cát, Bình Dương) và Đỗ Văn Sâm (cựu cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Bến Cát).
Xử sơ thẩm tháng 5-2019, TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt bị cáo Huệ 12 năm tù, Trung 11 năm tù và Sâm 10 năm tù. Có 51/96 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo. Cả ba bị cáo đều kháng cáo kêu oan vì cho rằng họ chỉ làm theo chủ trương đúng của UBND tỉnh Bình Dương.
Tính khách quan của kết luận giám định
Tại tòa, HĐXX đặt vấn đề bị cáo Huệ là người làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh Bình Dương nâng hạn mức giao đất từ 10 ha lên 30 ha/hộ trái với quy định pháp luật. Cạnh đó, ông Huệ cũng đã mua hơn 75 ha để vợ, con, chị em ruột của mình đứng tên, trục lợi giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ).
Bị cáo Huệ cho rằng kết luận giám định của Bộ TN&MT đã viện dẫn căn cứ pháp luật mà tờ trình số 666 do bị cáo Huệ ký, trình UBND tỉnh Bình Dương để làm căn cứ giám định. Tuy nhiên, nội dung và phân tích của kết luận giám định lại không đúng với nội dung tờ trình 666 nên kết luận giám định đã không đúng với bản chất của đối tượng cần giám định.
Cụ thể, tờ trình 666 do bị cáo Huệ lập có nội dung giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cho hộ hoặc cá nhân tối đa 30 ha chỉ giới hạn một số xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo và thị xã Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, bản kết luận giám định của Bộ TN&MT lại khẳng định tờ trình số 666 áp dụng trong phạm vi toàn bộ tỉnh Bình Dương.
Theo bị cáo Huệ, trong việc ký ba văn bản đề xuất lên UBND tỉnh, bị cáo không tự mình đề xuất với cấp có thẩm quyền nên không có cơ sở để cấp sơ thẩm khẳng định các hợp đồng chuyển nhượng đất vườn cao su mà vợ, con bị cáo Huệ ký kết với Công ty Sobexco có động cơ vụ lợi, vun vén cho gia đình. Tất cả đều được ban hành trên cơ sở đề xuất của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Bình Dương và Hội đồng định giá thanh lý tài sản Công ty Sobexco.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm sáng 28-5. Ảnh: HOÀNG GIANG
Thế nào là thiệt hại tiềm ẩn?
Trước đó, đại diện VKS nhận định: "Giá trị thiệt hại hơn 131 tỉ đồng đã được xác minh và giám định tại ngân hàng, xác định không phải bán tài sản thế chấp. Thiệt hại: Tiềm ẩn thiệt hại ngoài tiền thuê đất, tiềm ẩn đến năm 2007 thì phát sinh thiệt hại là tiền bồi thường".
Các luật sư (LS) bào chữa cho ba bị cáo cho rằng quan điểm trên của VKS là không đúng. Thiệt hại để quy buộc trách nhiệm hình sự của các bị cáo phải là thiệt hại trực tiếp, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả tại thời điểm phát sinh thiệt hại (năm 2000) khi chuyển nhượng vườn cây cao su, đã xác định giá trị của vườn cao su bao gồm cả giá trị QSDĐ là 50 triệu đồng/ha, chứ không phải là thiệt hại tiềm ẩn từ thời điểm 2000-2007.
Khi đó các điều kiện về thị trường đã tác động nâng giá trị QSDĐ lên cao hơn rất nhiều, thông qua việc lập dự án Khu công nghiệp An Tây và thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước bồi thường cho người sử dụng đất để tạo điều kiện ổn định cuộc sống, cải thiện đời sống cho người dân.
LS của bị cáo Trung đặt câu hỏi: Chủ trương của tỉnh cho phép đưa giá trị QSDĐ vào chuyển nhượng, thực tế cũng sát với giá thị trường, vậy ai mới là người phải chịu trách nhiệm?
LS này viện dẫn bối cảnh: Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Sông Bé (cũ), Công ty Sobexco đã thế chấp vườn cây cao su bao gồm cả giá trị QSDĐ tại Ngân hàng Công Thương tỉnh Sông Bé từ năm 1995. Việc thế chấp QSDĐ này phù hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ngày 14-10-1994.
Khi Công ty Sobexco không trả được khoản nợ vay có thế chấp tại ngân hàng thì UBND tỉnh Bình Dương có thẩm quyền cho phép bán đấu giá hoặc bán chỉ định tài sản trên đất, QSDĐ đã được thế chấp để trả nợ là phù hợp quy định pháp luật.
Hôm nay, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận...
VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo
Trước khi vào phần tranh luận, đại diện VKS cho rằng việc cấp sơ thẩm xử các bị cáo tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn là đúng người, đúng tội, không oan. Cạnh đó, VKS cho rằng không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của những người liên quan khi mà các kiến nghị của cấp sơ thẩm đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Tuy nhiên, VKS cũng đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho cả ba bị cáo, bởi những người này cung cấp thêm được những tình tiết giảm nhẹ mới.
Theo hồ sơ, Công ty Chế biến cây công nông nghiệp xuất khẩu (Sobexco) là doanh nghiệp nhà nước, có trụ sở tại huyện Bến Cát, do Nguyễn Thanh Hải làm giám đốc (đã mất năm 2010). Quá trình hoạt động, Sobexco được tỉnh Bình Dương giao quản lý 706 ha đất vườn điều tại xã An Tây (huyện Bến Cát).
Năm 1997, Sobexco thanh lý 650 ha vườn điều vay vốn để trồng cây cao su nhưng không hiệu quả dẫn đến nợ kéo dài. Khi được sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Dương, Sobexco đã bán 658 ha cao su/706 ha đất được giao. Những người mua vườn cao su được UBND huyện Bến Cát cấp giấy chứng nhận QSDĐ (giấy đỏ).
Án sơ thẩm cho rằng việc bán cao su kèm với QSDĐ là sai, việc cấp giấy đỏ cho người mua là không đúng quy định pháp luật, khiến Nhà nước thất thu tiền thuê đất. Đến năm 2007, khi Nhà nước giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp An Tây, những người đã mua đất lại được tiền bồi thường về đất. Án sơ thẩm quy kết các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 131 tỉ đồng...
Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo và LS của họ cho rằng họ chỉ làm theo chủ trương của UBND tỉnh Bình Dương và chủ trương này không trái quy định của Luật Đất đai lúc đó. Ngược lại, việc làm này là phù hợp với điều kiện khách quan của tỉnh lúc đó. Là cấp dưới, họ chỉ tham mưu và thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, họ không có động cơ vụ lợi như quy kết của cơ quan tố tụng...
Chủ trương của tỉnh cho bán QSD đất
Trả lời HĐXX, bà Trần Thị Kim Vân, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết bà là phó chủ tịch UBND tỉnh qua hai đời chủ tịch. Trong các cuộc họp lãnh đạo tỉnh có chủ tịch, các phó chủ tịch UBND và các sở, ban, ngành đều có chủ trương bán vườn cây cao su cộng giá trị đất thì mới đủ tiền cho Sobexco trả nợ ngân hàng (lúc này đã mất khả năng chi trả).
Sau này có hai luồng ý kiến cho rằng việc làm đó có sai và không sai, dẫn đến thanh tra và Thủ tướng yêu cầu khắc phục thì bà Vân ký các văn bản thu hồi các quyết định và giấy chứng nhận đã cấp cho người dân mua đất. Khi mời người dân lên thuyết phục, đối thoại thì người dân không đồng ý. Người dân nói họ mua ngay tình và thậm chí đòi khởi kiện các quyết định mà bà Vân đã ký. Và khi trả lời cho LS, bà Vân cho rằng các quyết định 2826, 4004 là vẫn còn nguyên hiệu lực. Văn bản trả lời 5649 của Bộ TN&MT trả lời việc cấp giấy chứng nhận là đúng hay sai thì Bộ TN&MT khẳng định là đúng và đến nay vẫn còn nguyên giá trị pháp lý. Nên cái nào đã thu hồi, khắc phục được thì đã làm, bây giờ tiếp tục thì người dân phản đối.
Hàng loạt cán bộ hầu tòa vì rút ruột dự án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, hàng loạt cán bộ xã Cư Elang đã mua đất của người dân nằm trong dự án. Sau đó, các cán bộ này nhờ hộ nghèo đứng tên để trục lợi tiền bồi thường. Ngày 28/5, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa xét xử Đỗ Văn Hưu (SN 1970, nguyên Chủ tịch UBND...