Ông Trần Đại Nghĩa và sáng chế chiếc máy cấy vèo vèo
Thấm thía nỗi cơ cực của đời bà, đời mẹ và đời mình trong công việc nhà nông, ông Trần Đại Nghĩa, xã Đông Hoàng ( huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) quyết tìm cách giải phóng sức lao động cho người nông dân. Sự ra đời của chiếc máy cấy “made in Trần Đại Nghĩa” đã góp phần giúp nông dân bớt vất vả, tăng thu nhập.
Đau đáu một nỗi niềm
Sinh ra ở vùng cửa biển Tiền Hải, tuổi thơ của Trần Đại Nghĩa đã chứng kiến cảnh bà rồi mẹ mình phải còng lưng, sưng mặt, lở chân, loét tay mỗi lần bước vào vụ cấy. Cảnh tượng ấy cứ lặp đi lặp lại, ám ảnh và gieo vào đầu ông câu hỏi: Có cách nào để người nông dân rũ bỏ được cơ cực đó?
Tốt nghiệp cấp 3, Nghĩa quyết định đi học nghề sửa chữa điện tử nhằm mong ly nông mà không ly hương. Song vào thời đó, nghề ông học không có đất dụng võ. 8 năm vật lộn với 5 sào ruộng mà cái nghèo, cái khổ vẫn đeo bám. Ước mơ có máy để cấy thay người càng nung nấu, thôi thúc trong ông.
Máy cấy “made in Trần Đại Nghĩa” được đông đảo nông dân tin dùng. Ảnh: Phan Lợi
Năm 2000, Nghĩa xuất ngoại với mơ ước thoát nghèo và tìm tòi, học hỏi văn minh khoa học. Sang Hàn Quốc làm việc, nhờ có kiến thức về điện tử, ông tự sửa chữa được một số máy móc của công ty khi bị hỏng nên được ban lãnh đạo công ty quý trọng, trả mức thu nhập hậu hĩnh 1.700 USD/tháng.
Với người khác có thể sẽ chuyên tâm với vị trí của một công nhân bởi thu nhập cao, nhưng Nghĩa lại khác. Cứ có thời gian rảnh rỗi, ông lại lang thang vào vùng nông thôn Hàn Quốc xem nông dân nơi đây họ sản xuất như nào.
Trong một lần như thế, ông bắt gặp chiếc máy cấy đang làm việc trên đồng. Vỡ òa sung sướng, ông lao xuống ruộng xin bà con cho cấy thử. Không chỉ tận tay sử dụng một sản phẩm của nước có công nghệ hiện đại, ông còn tìm cách quan sát, ghi nhớ chi tiết kết cấu, nguyên lý hoạt động của chiếc máy cấy.
Sau 4 năm 8 tháng ở xứ người, ngoài khoản tiền tiết kiệm được, ông Trần Đại Nghĩa mang về nước mấy thùng caton chứa đầy những mẩu giấy chằng chịt hình vẽ, mà theo ông đó là “bảo vật” để khởi nghiệp.
Video đang HOT
Khởi nghiệp từ “0.4″…
Thời điểm năm 2005, ông được người dân trong xã gọi là “đại gia” vì đi nước ngoài về mua được xe ôtô hạng sang, thường xuyên xuôi Bắc, ngược Nam. Rồi chẳng bao lâu, người gọi ông là kẻ hâm, người lại đồn đoán ông bị vỡ nợ vì chơi bời nên phải bán ôtô về cuốc ruộng. Giãi bày về câu chuyện này, ông Trần Đại Nghĩa trần tình: “Đúng là mình từng đi ô tô loại đắt tiền rong ruổi khắp nơi nhưng không phải đi chơi mà vừa chạy dịch vụ chở khách vừa đi quan sát, nghiên cứu chất đất, địa hình, quy mô đồng ruộng của bà con. Điều này quyết định đến việc nghiên cứu, chế tạo máy cấy”.
Quá trình chế tạo máy cấy của ông Nghĩa cũng thật công phu. Thị trường không có phụ tùng chuyên dụng, ông phải lần mò đến rất nhiều cửa hàng, tiệm sửa chữa ôtô, xe máy thậm chí đến cả những điểm thu mua phế liệu để tìm mua những thứ mình cần.
Đưa chúng tôi vào “đại bản doanh” nơi ngày đầu chế tạo máy cấy, chỉ vào hàng chục chiếc máy cấy chất cao ngang mặt người ông Trần Đại Nghĩa cười: “Chứng tích thất bại của những tháng, năm đầu khởi nghiệp đấy nhà báo ạ!”.
Mỗi lần thất bại, ông Nghĩa lại một mình lang thang trên cánh đồng, chằm chằm nhìn vào những thửa ruộng. Chẳng cứ người ngoài, ngay như vợ, con ông đôi khi cũng thầm nghĩ hay là ông bị thần kinh. Cứ nhìn vào đồng ruộng, hình ảnh khổ cực của người nông dân lại choáng ngợp trong đầu lại càng thôi thúc ông phải nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, khắc phục những sai sót kỹ thuật. Tháng 4/2014 chiếc máy cấy đầu tiên xuất xưởng.
Đến Nghĩa của 4.0
Hiện, ông Trần Đại Nghĩa sản xuất 3 loại máy cấy: Máy cấy giật tay, máy cấy động cơ điện và máy cấy động cơ xăng với hơn 30 mẫu khác nhau. Máy cấy giật tay có tổng trọng lượng từ 24 – 35kg/máy, đạt công suất cấy 500 – 700m2/giờ; máy cấy động cơ có tổng trọng lượng từ 35 – 60kg/máy, đạt công suất cấy từ 1.000 – 1.500m2/giờ.
Thị trường giờ tràn ngập các loại máy cấy nhập khẩu, nhưng máy cấy của Trần Đại Nghĩa vẫn là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều nông dân nhờ có nhiều ưu điểm: Phù hợp với trình độ, sức khỏe, tập quán sản xuất của bà con, địa hình đồng ruộng của các vùng, miền; dễ bảo dưỡng, sửa chữa mà không tốn kém chi phí; máy sử dụng điện không gây ô nhiễm môi trường.
Để giúp nông dân phát huy hiệu quả máy cấy, ông Nghĩa còn làm clip hướng dẫn kỹ thuật sử dụng máy và kỹ thuật gieo mạ cấy máy đăng trên YouTube. Chưa hài lòng với những gì mình đạt được, ông Nghĩa tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, chế tạo ra loại bình nén khí phun thuốc bảo vệ thực vật và tích hợp tính năng bón phân chạy bằng động cơ điện một chiều đạt công suất 5 phút/sào. Nhờ sản phẩm mới này, nông dân đỡ vất vả và năng suất lao động tăng lên gấp 4 lần so với việc phun thuốc và bón phân thủ công.
Khi được hỏi về nỗi lo hàng nhái cạnh tranh và làm mất uy tín, ông Trần Đại Nghĩa thản nhiên trả lời: “Về điều này, tôi tin chắc không một tổ chức, cá nhân nào có thể cạnh tranh được. Ngoài đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ cho thiết kế, sản phẩm thì cứ 3 – 6 tháng, tôi lại cải tiến cho ra một phiên bản máy cấy mới có tính năng tiện lợi hơn, cấu tạo tiên tiến hơn”.
Bán xe ôtô về làm ruộng, bây giờ ông Trần Đại Nghĩa lại mua được ô tô. Ông Nghĩa mua xe không phải để thể hiện mà nhằm có điều kiện đi đến các vùng, miền lắng nghe phản hồi của nông dân và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó trở về tiếp tục cải tiến, nâng cấp cho sản phẩm của mình. Nhờ cái tâm, cái tài của mình mà cột mốc doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm hiện nay đang được ông Nghĩa “xô đổ” để phấn đấu cán đích 50 tỷ đồng/năm trong thời gian tới.
Theo Danviet
"Mắc màn" nuôi ếch nhung nhúc dưới ao, bỏ túi cả trăm triệu/năm
Từ những kiến thức tự học hỏi, tự đúc rút kinh nghiệm, anh Đặng Văn Giáp, 45 tuổi, thôn Tân Lạc, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải (Thái Bình) đã xây dựng thành công mô hình làm vèo nuôi ếch thịt nhung nhúc dưới ao và đem lại thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nếu không phải là người trong vùng thì ít ai biết được trước đây, gia đình anh Giáp đã từng sở hữu một trang trại nuôi lợn lớn nhất nhì ở xã Đông Hoàng. Nhưng do khủng hoảng giá lợn, giá lợn tụt dốc kéo dài khiến gia đình anh bị lỗ thê thảm.
Chán cảnh nuôi lợn vất vả mà toàn bị lỗ do biến động thị trường và nguy cơ dịch bệnh rình rập, nên anh Giáp quyết định bỏ nuôi lợn để đi tìm loại vật nuôi mới. Nhưng vật nuôi mới đó là con gì thì câu trả lời không hề đơn giản.
Nhờ chuyển sang nuôi ếch mà gia đình anh Đặng Văn Giáp ở thôn Tân Lạc, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải có lãi hơn 200 triệu đồng/năm.
Đang loay hoay tìm vật nuôi mới thì anh Giáp được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi ếch Thái cho hiệu quả kinh tế cao. Qua quá trình thăm quan, tìm hiểu, anh nhận thấy con ếch Thái Lan khá dễ nuôi, chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại vật nuôi khác, thời gian nuôi lại ngắn. Và đặc biệt, nuôi ếch Thái lại cho hiệu quả kinh tế khá cao. Ngay sau khi đi thăm quan mô hình nuôi ếch, trở về anh Giáp quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi loại ếch ộp này.
Năm 2015, sau khi đã học hỏi, tham khảo tài liệu, nắm được kỹ thuật nuôi ếch trong tay anh Giáp mạnh dạn đầu tư 50 triệu đồng để mua lưới, tráng, mái che ... và bắt đầu khởi nghiệp với loại ếch Thái. "Ngay trong lần nuôi đầu tiên tôi mua luôn hẳn 2 vạn ếch giống về nuôi thử nghiệm. Do nắm bắt tốt về kỹ thuật nuôi ếch nên đàn ếch phát triển và sinh trưởng tốt và cho hiệu quả kinh tế khá cao...", anh Giáp chia sẻ.
Trong quá trình nuôi ếch, anh Giáp không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi ếch, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi ếch, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi ếch có quy mô lớn và cho hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh.
Cứ 3600m2 mặt nước thì nuôi thả khoảng 3 vạn ếch giống và mật độ thả nuôi trong lồng lưới dưới ao khoảng 40-50 con/m2, với mật độ như vậy sẽ không làm gây ôi nhiêm môi trường nước trong ao nuôi.
Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi ếch Thái, đến nay quy mô nuôi ếch Thái thương phẩm của gia đình anh Giáp đã lên tới hàng vạn con. Trung bình, mỗi năm gia đình anh Giáp xuất bán ra thị trường hơn 10 tấn ếch thịt thương phẩm với giá trên dưới 45.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình anh Giáp lãi hơn 200 triệu đồng.
Chia sẻ với PV báo điện tử Danviet.vn, anh Giáp cho biết, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ếch Thái Lan thương phẩm đỡ vất vả hơn, không phải suy nghĩ nhiều, vốn đầu tư cho mô hình cũng thấp hơn. Thức ăn của ếch cũng đơn giản, chủ yếu là cho ăn cám viên dạng nổi.
"Mấy năm nay giá ếch thịt tương đối ổn định nên năm nay gia đình tôi sẽ nâng quy mô lên gấp đôi. Dự định sản lượng ếch thịt xuất bán sẽ rơi vào khoảng gần 20 tấn mỗi năm. Nếu giá ếch thịt thương phẩm cứ ở mức ổn định khoảng 45 ngàn/kg thì tôi sẽ thu về một khoản tiền không hề nhỏ...", anh Giáp vui vẻ nói.
Mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm ở dưới ao với quy mô hàng chục tấn của gia đình anh Đặng Văn Giáp.
Cũng theo anh Giáp, nuôi ếch có khá nhiều cách khác nhau nhưng anh quyết định chọn nuôi ếch trong vèo lưới dưới ao. Vì nuôi ếch theo cách này có nhiều ưu điểm hơn so với nuôi trong bể xi măng như: ếch nhanh lớn, ít bị bệnh tật, tỷ lệ hao hụt thấp, tốn ít công chăm sóc...
Nuôi ếch trong vèo dưới ao chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng hiệu quả nó mang lại khá cao. Tuy nhiên để cho con ếch phát triển tốt cần cũng cần có những bí quyết riêng và tính toán làm sao cho môi trường ao nuôi luộn sạch sẽ.
"Khi nuôi ếch dưới ao phải tính toán sao cho mật độ nuôi hợp lý để môi trường nước không bị ôi nhiễm. Cứ 3.600m2 mặt nước mình (10 sào Bắc bộ) tôi thả nuôi khoảng 3 vạn ếch là hợp lý. Nuôi ếch dưới ao có cái hay là phân ếch thải ra sẽ được cá nuôi dưới ao xử lý hết nên nước trong ao nuôi sẽ luôn đảm bảo về môi trường. Nguồn cá nuôi mỗi năm cũng thu được thêm mấy chục triệu đồng", anh Giáp tiết lộ.
Chia sẻ bí quyết nuôi ếch nhanh lớn với PV báo điện tử Danviet.vn, anh Đặng Văn Giáp bật mí, để tăng cường sức đề kháng cho đàn ếch, ạnh thường xuyên giã nhuyễn tỏi sau đó trộn vào thức ăn và cho ếch ăn hàng ngày.. Ngoài ra, cũng cần bổ sung lượng đạm vào thức ăn cho ếch nuôi bằng cách cho thêm trứng vịt, giun quế để ếch nuôi chóng lớn, chất lượng thịt thơm, ngon, săn chắc ...
Theo Danviet
Thái Bình: Thu tiền tỷ từ việc nuôi tôm cho ăn thêm tỏi ngâm Mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, với việc sử dụng loại enzim (EM) được chế biến từ tỏi, mô hình nuôi tôm "không kháng sinh" của chị Nguyễn Thị Thủy ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ... Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuần nông, trước đây chị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Việt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Quảng Trị: Hai người vượt biên sang Lào mua ma túy, bị bắt khi quay về
Pháp luật
1 phút trước
Khắc Việt tiết lộ cuộc sống hôn nhân với vợ DJ nóng bỏng
Sao việt
3 phút trước
Will Smith sau 3 năm bị 'ghẻ lạnh' vì cú tát chấn động tại Oscar
Sao âu mỹ
7 phút trước
Ca sĩ Quốc Đại làm chương trình kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất
Nhạc việt
10 phút trước
6 câu thoại "thấm tận tim" ở tập cuối Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
Phim châu á
15 phút trước
Tuyên bố khẩn cấp từ phía Kim Soo Hyun, drama sẽ đi về đâu?
Sao châu á
21 phút trước
Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan
Thế giới
23 phút trước
Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
1 giờ trước
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
2 giờ trước
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
2 giờ trước