Ông Trần Đắc Phu: ‘Dịch ở TP HCM là đốm lửa nhỏ’
Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam đánh giá TP HCM đã thần tốc khoanh vùng, phát hiện, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm người tiếp xúc các bệnh nhân.
Trao đổi với VnExpress sáng 3/12, ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, nhận định: “Dịch tại TP HCM có thể kiểm soát được, không bùng phát”.
“Trường hợp tiếp viên hàng không Vietnam Airlines chỉ là một đốm lửa nhỏ. TP HCM đã phát hiện ra F0, lập tức khoanh vùng F1, F2, do đó khả năng lây lan, bùng dịch thấp”, ông Phu đánh giá.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp Chính phủ ngày 1/12 cũng nhấn mạnh đến việc TP HCM triển khai quyết liệt, thần tốc khoanh vùng, phát hiện F1, F2 để kiểm soát ổ dịch.
Bộ trưởng Long tuyên bố: “Khống chế số ca mắc liên quan đến “bệnh nhân 1342″ dưới 10 ca”. “Bệnh nhân 1342″ là tiếp viên hàng không Vietnam Airlines, nguồn lây nhiễm cho ba người tại TP HCM.
Trưa 3/12, Công an TP HCM họp báo công bố khởi tố hình sự vụ án Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, xem xét xử lý nam tiếp viên lây nhiễm nCoV cộng đồng.
Video đang HOT
Tính đến sáng nay, TP HCM không ghi nhận thêm bệnh nhân Covid-19, ngoài 4 ca đã công bố trong hai ngày trước. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thông báo đã lấy mẫu hơn 2.200 người, xét nghiệm xong 1.632 người, 612 người đang chờ kết quả.
Trong số xét nghiệm xong, có 3 ca dương tính đã công bố trở thành bệnh nhân, gồm nam giáo viên tiếng Anh 32 tuổi (“bệnh nhân 1347″), cháu bé một tuổi (“bệnh nhân 1348″) và nữ học viên tiếng Anh 28 tuổi (“bệnh nhân 1349″). Số còn lại âm tính.
Ngành y tế đang tiếp tục điều tra truy vết, tìm kiếm tất cả những địa điểm đi lại và người có tiếp xúc với các bệnh nhân, cách ly tập trung trường hợp tiếp xúc gần.
Ông Trần Đắc Phu. Ảnh: Gia Chính.
Ông Phu cho biết Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch, vẫn ổn định chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị tốt. Song, ông nhìn nhận dịch Covid-19 còn phức tạp, lâu dài. Trên thế giới, các nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á… vẫn đang bùng phát mạnh, nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam luôn thường trực.
“Việt Nam đón công dân về nước. Trên một chuyến bay có 3-5 trường hợp dương tính nCoV, thậm chí 20 ca. Nếu không làm tốt việc cách ly, giám sát và phát hiện, sẽ lây lan ra cộng đồng”, ông Phu nói.
Ông Phu lo lắng nhất những trường hợp cách ly tại nhà nhưng không tuân thủ quy định . Khi họ nhiễm nCoV mà không biết, không có triệu chứng, ẩn lấp trong cộng đồng, ngành y tế không phát hiện ra, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Ông Phu cảnh báo ngành y tế quyết liệt hơn trong việc giám sát, cách ly, tuyệt đối không được lơ là. Đặc biệt là phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ ở cộng đồng, người có biểu hiện sốt ho, khó thở… phải được cách ly, xét nghiệm ngay.
Với người dân, cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế về phòng chống Covid-19 gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.
“Khi ta phát hiện sớm các ca bệnh sẽ khoanh vùng ngay, dịch chỉ như đốm lửa nhỏ, có thể dập được hoàn toàn”, ông Phu nhấn mạnh.
Đưa gần 440 công dân Việt Nam từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và Indonesia về nước
Trong hai ngày 29 và 30-11, các cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, các cơ quan chức năng trong nước, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các cơ quan liên quan của nước sở tại tổ chức chuyến bay đưa gần 350 công dân Việt Nam từ hơn 20 quốc gia ở khu vực nêu trên về nước.
Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, sinh viên đã hoàn thành khóa học gặp khó khăn về chỗ ở, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động và một số trường hợp đặc biệt khó khăn khác.
Các công dân Việt Nam tại Indonesia chuẩn bị lên máy bay về nước.
Để tổ chức thành công chuyến bay, các cơ quan đại diện Việt Nam đã hướng dẫn công dân các thủ tục cần thiết, phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình di chuyển đến sân bay ở Paris. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cũng cử cán bộ tới sân bay để hỗ trợ trực tiếp công dân hoàn tất các thủ tục trước khi lên máy bay về nước.
Trong suốt chuyến bay, hành khách và toàn bộ tổ bay chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh dịch tễ. Tất cả hành khách cũng đã được cách ly và kiểm tra y tế theo quy định khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Trước đó, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia và Hãng hàng không VietJet đã phối hợp với các cơ quan chức năng Indonesia đưa gần 90 công dân Việt Nam từ Indonesia về nước. Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã cử cán bộ trực tiếp ra sân bay hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục cần thiết trước khi máy bay cất cánh.
Ngay sau khi hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được kiểm tra y tế và đưa về cơ sở cách ly tập trung theo đúng quy định.
Thời gian tới, việc đưa công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước sẽ được sắp xếp theo nguyện vọng của công dân, phù hợp với tình hình dịch bệnh và năng lực cách ly trong nước.
Chuyên gia phòng chống COVID-19: Cần làm rõ bệnh nhân 867 nhiễm ở Hải Dương hay Hà Nội TS Trần Đắc Phu, chuyên gia của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 quốc gia, cảnh báo trường hợp bệnh nhân 867 rất đáng lo ngại, cần làm rõ xem bệnh nhân này bị lây nhiễm ở Hải Dương hay Hà Nội. Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch...