Ông Trần Bắc Hà tử vong ảnh hưởng thế nào đến quá trình điều tra vụ án?
Ông Trần Bắc Hà tử vong tại trại tạm giam, tình huống này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình điều tra bị can, điều tra vụ án?
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, luật sư Bùi Quốc Tuấn (Văn phòng luật sư Quốc Tuấn, đoàn Luật sư TP.HCM) đã có những chia sẻ, phân tích về tình huống pháp lý liên quan việc ông Trần Bắc Hàtử vong khi đang bị điều tra.
Cụ thể, luật sư Bùi Quốc Tuấn cho biết: “Đối những vụ án đang trong quá trình điều tra mà bị can bị tử vong với nhiều lý do khác nhau như bệnh, đột quỵ…, cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra bị can.
Nghĩa là, ông Trần Bắc Hà tử vong trong giai đoạn điều tra thì căn cứ vào Điều 230, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, cơ quan tố tụng sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Trần Bắc Hà”.
Ông Trần Bắc Hà qua đời trong lúc bị bắt tạm giam.
Luật sư Tuấn phân tích: “Việc đình chỉ điều tra đối với cá nhân ông Hà, một phần nào đó cũng ảnh hưởng đến bản chất nội dung vụ án. Tuy nhiên, việc này không liên quan đến hoạt động điều tra của cả vụ án đang được thực hiện tại cơ quan điều tra, mà chỉ có ý nghĩa không tiếp tục buộc tội đối với ông Trần Bắc Hà nữa mà thôi”
“Ông Hà bị khởi tố và điều tra từ tháng 11/2018, nên cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thời gian điều tra, các lời khai cũng đã có khi ông còn sống. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, khi lấy lời khai đều có ghi âm ghi hình, nên cũng không lo lắng trong trường hợp các lời khai có sự mâu thuẫn giữa lời khai các bị can khác và ông Hà”, luật sư Bùi Quốc Tuấn phân tích thêm.
Như vậy, sau hơn 7 tháng bị bắt tạm giam, ngày 18/7, ông Trần Bắc Hà tử vong khi đang bị tạm giam để điều tra về những sai phạm trong hoạt động ngân hàng BIDV.
Được biết, cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà bị tạm giam ở trại quân đội tại Sóc Sơn. Ông Hà bị bệnh về gan và từng chữa trị ở nước ngoài. Nguyên nhân ông Hà tử vong được cho là do bệnh gan và ung thư.
Khi bị tạm giam để điều tra, ông Trần Bắc Hà thuộc diện được lưu ý chăm sóc y tế, dùng thuốc thường xuyên.
Video đang HOT
Trước đó, vào cuối tháng 11/2018, ông Trần Bắc Hà bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng xảy ra tại ngân hàng BIDV.
Theo nguoiduatin
Vi phạm thủ tục tố tụng trong điều tra, xét xử
Đó là nhận định của các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên xét xử 03 bị cáo trong vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" do Toà án nhân dân huyện Ba Vì tuyên án mới đây.
Hội đồng xét xử tuyên án. Ảnh: TN
Suy đoán vô tội để không xử lý
Sau 07 ngày nghị án, ngày 10/7/2019, tại Toà án nhân dân huyện Ba Vì, thẩm phán Hoàng Trọng Đức, chủ tọa phiên tòa đã tuyên án, xử phạt các bị cáo trong vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" với các mức án: Bị cáo Bùi Thuý Nga 5 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Bá Kiên 36 tháng tù, Nguyễn Xuân Giúp 36 tháng tù.
Kết thúc quá trình gần 5 năm điều tra, truy tố đối với 04 bị cáo trong vụ án xảy ra từ năm 2007, 2008 (bị cáo Phùng Văn Hải đã chết nên Toà án đình chỉ điều tra, xét xử).
Một nguyên tắc cơ bản đã được quy định cụ thể tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đó là "nguyên tắc suy đoán vô tội" trong quá trình điều tra, xét xử, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ba Vì dường như đang làm điều ngược lại.
Các bị cáo nghe Thẩm phán Hoàng Trọng Đức tuyên án. Ảnh: TN
Trở lại diễn biến vụ án, như Báo Thanh tra đã thông tin ở nhiều bài báo trước về những "điểm mờ" cần lưu ý trong quá trình điều tra, truy tố các bị cáo ra trước Toà án nhân dân huyện Ba Vì, như: Các lập luận quy buộc các bị cáo chỉ dựa trên các lời khai mà không có một chứng cứ vật chất nào chứng minh là không có căn cứ, sử dụng lời khai của các bị can, nhân chứng, người có nghĩa vụ liên quan đang có mâu thuẫn sâu sắc với các bị cáo khác là thiếu tin cậy, sử dụng lời khai có nhiều mâu thuẫn là không khách quan...
Tại phiên toà, bị cáo Bùi Thuý Nga đã khai và đưa ra nhiều chứng c ứ vật chất xác thực để chứng minh mình vô tội, nhưng đã không được Hội đồng xét xử xem xét thấu đáo, như: bị cáo cho rằng trong quá trình khám xét, bắt giam bị cáo, cơ quan điều tra chưa tiến hành đúng các quy định về tố tụng (không lập và giao biên bản thu giữ tang vật, không giao kết luận điều tra...).
Trong thời gian bị cáo Bùi Thuý Nga bị tạm giam, các điều tra viên có hành vi doạ nạt, ép cung với bị cáo dẫn đến do tuổi già, nhiều bệnh tật và lo cho người thân nên bị cáo đã khai nhiều sự việc không đúng sự thật.
Vậy nhưng, thẩm phán xét xử cho rằng, do điều tra viên không thừa nhận và bà Nga không đưa ra được chứng cứ nênbác bỏ những lời khai nêu trên (suy đoán vô tội). Thử hỏi, bị can bị bắt tạm giam, khi lấy lời khai chỉ có một mình đối mặt với điều tra viên, kiểm soát viên thì lấy đâu ra chứng cứ?
Đối với ông Bạch Công Tiến (hiện là Chủ tịch UBND huyện Ba Vì) do thời gian kiêm nhiệm ngắn, phụ trách nhiều mảng công việc, ông Nguyễn Thanh Sơn (hiện là Chánh Văn phòng huyện Ba Vì) là Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường nhưng đã giao nhiệm vụ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho phó phòng, ông Phùng Quang Huy không có liên quan đến quá trình phạm tội của các bị cáo nên không đưa ra hình thức xử lý (suy đoán vô tội).
Suy đoán có tội để buộc tội
Ngược lại, đối với những chứng cứ và lập luận sắc sảo của bị cáo Nga và những người bào chữa cho bị cáo vô tội, không biết, không tham gia vào quá trình làm giả hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ của các bị cáo khác, thì dường như các cơ quan tố tụng huyện Ba Vì bỏ quên để suy đoán bị cáo có tội?
Tại toà, để chứng minh bản cáo trạng và kết luận điều tra không khách quan, quy kết một chiều bất lợi cho mình, bị cáo Bùi Thuý Nga đã đưa ra những chứng cứ, như: Văn bản phê duyệt chủ trương cho khảo sát xây dựng trung tâm đào tạo quốc tế tại thôn Muỗi, xã Yên Bài (trong cáo trạng xác minh của UBND huyện Ba Vì xác định không biết đến dự án này).
Văn bản xác định ranh giới thửa đất của hộ Nguyễn Thị Nhung, từ năm 1996 giữa Nông trường Việt Mông, xã Yên Bài, hộ bà Nhung và nhiều người làm chứng là đội trưởng sản xuất xác định là đất khai hoang thuộc xã Yên Bài quản lý (cáo trạng xác định là đất nông trường quản lý).
Hợp đồng thuê làm nhà, giấy biên nhận tiền của những người làm nhà cho bà Nga trên mảnh đất mang tên Lê Thành Chiểu năm 2013, cả ông Đoàn (người nhận làm nhà) khai lại tại toà là làm nhà năm 2013 vì năm đó ông sửa nhà nên có ngói đỏ thừa đã cho bà Nga lợp nhà (cáo trạng xác định xây năm 2007, ngói xi măng, thực địa trong thời gian xử án là ngói đỏ)...
Tại toà, ông Trần Văn Chính, ông Nguyễn Hữu Đạt là những người liên quan có nhiều lời khai giúp các cơ quan tố tụng kết tội bà Nga (ông Chính, ông Đạt, bị cáo Phùng Văn Hải đang bị bà Nga tố cáo và Cơ quan Điều tra Công an TP Hà Nội đã có văn bản khẳng định 03 đối tượng trên có đủ dấu hiệu phạm tội "lừa đảo chiếm dụng tài sản" từ năm 2014, nhưng không hiểu vì sao đến nay chưa khởi tố) cũng đã thừa nhận bị Công an TP Hà Nội triệu tập làm việc nhiều lần và có mâu thuẫn sâu sắc với bà Nga.
Đối với các lời khai có tính chất quyết định quy tội của cơ quan tố tụng có rất nhiều mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất, uốn dần sao cho phù hợp để xác định bị cáo Nga có tội cũng đã được bị cáo Nga và các luật sư chỉ ra rành mạch tại phần tranh luận với vị đại diện Viện Kiểm sát huyện Ba Vì.
Một trong những chứng cứ mấu chốt để toà kết án bị cáo Nga tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" đó là tấm "Bản đồ địa chính, hiện trạng khu du lịch sinh thái văn hoá nhà vườn, địa điểm thôn Quýt, xã Yên Bài" từ lời khai của các bị cáo và nhân chứng để quy kết là bà Nga nhờ đo vẽ và đưa cho Phùng Văn Hải để làm giả các hồ sơ cấp GCNQSDĐ cũng là một "điểm mờ" đáng lưu ý.
Khu đất Chằm Ủn - nơi các bị cáo làm giả hồ sơ để được cấp GCNQSDĐ. Ảnh: TN
Hai người trực tiếp đo vẽ tấm bản đồ này là ông Tuyến, ông Cương, theo lời khai tại toà và tại buổi thực địa của Hội đồng xét xử thì ông Tuyến thừa nhận là không thể xác định được mình đứng ở chỗ nào xã Yên Bài (theo lời khai thì ông được bà Nga đưa đến địa điểm và dẫn đi vòng quanh khu đất), còn ông Cương khai chỉ có một mình ông đi đo vẽ và ông Tuyến chưa bao giờ đi cùng.
Theo lời khai của các ông Hải, Kiên, Giúp thì Hải là người trực tiếp cầm tấm bản đồ nói trên đến xin Kiên và Giúp ký, đóng dấu xác nhận của UBND xã Yên Bài. Vậy nhưng, chỉ cần bị cáo Hải khai là do bị cáo Nga đưa cho Hải tấm bản đồ nói trên để hoàn thiện các hồ sơ giả thì các cơ quan tố tụng huyện Bà Vì lại cho đó là sự thật?
Tại toà, các vị luật sư, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Nga đã phải thốt lên rằng: Thật là bất công khi các lời khai 1-1 (chỉ có bị cáo Nga và 1 người khác) cái nào có lợi cho thân chủ của chúng tôi thì cơ quan tố tụng không sử dụng, còn lời khai nào bất lợi thì lại được sử dụng triệt để.
Theo lập luận của cơ quan tố tụng huyện Ba Vì, chứng cứ vật chất duy nhất thể hiện bà Nga có biết đến các thửa đất do Hải, Kiên làm giả hồ sơ (cơ quan truy tố cũng khẳng định là do Hải, Kiên trực tiếp làm giả) là 09 tờ giấy A4 thu giữ được khi khám nhà bị cáo Nga. Thế nhưng, khi bị cáo và luật sư đề nghị cho giám định tuổi mực xem thời điểm viết các chứng cứ trên là năm nào để làm căn cứ thì đã không được tiến hành theo luật định?
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ án.
Thành Nam - Nam Dũng
Theo thanhtra.com
LS Trần Vũ Hải bị khởi tố, có bị thu hồi thẻ hành nghề luật sư? Hiện luật sư Trần Vũ Hải đã bị Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố về tội Trốn thuế (áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh), vậy ông có bị tước thẻ hành nghề luật sư, hay việc hoạt động nghề có ảnh hưởng gì? Luật sư Trần Vũ Hải đăng hình chiều ngày...