Ông Trần Bắc Hà gây sức ép trong vụ án cho vay trái quy định
Ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV, bị cáo buộc chỉ đạo cho hai công ty vay trái quy định, gây thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng của BIDV.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị cáo buộc là người chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt trong việc chỉ đạo cho vay trái quy định gây thiệt hại cho BIDV hơn 1.500 tỷ đồng. Trong đó, việc phê duyệt, cấp tín dụng và giải ngân cho Công ty Bình Hà (công ty sân sau của ông Hà) dẫn đến mất vốn, gây thiệt hại cho BIDV hơn 683 tỷ đồng, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch (công ty Trung Dũng) thiệt hại hơn 864 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định, Công ty Trung Dũng có vốn điều lệ 200 tỷ đồng do ông Đoàn Hồng Dũng và vợ Nguyễn Thị Thanh Sơn đóng góp. Công ty Trung Dũng đề nghị vay vốn và được BIDV chi nhánh Hà Thành cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn với ba hình thức: bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán trái phiếu để đầu tư vào Công ty gang thép Thái Nguyên (Công ty TISCO); cho vay hạn mức tín dụng ngắn hạn để phục vụ mua bán hàng hoá và cấp tín dụng bằng hình thức phát hành L/C nhập khẩu hàng hoá.
Năm 2011, do còn dư nợ của hạn mức tín dụng cũ nên để được tái cấp mới, Công ty Trung Dũng gửi BIDV hồ sơ, phương án kinh doanh đề nghị mở thư tín dụng (L/C) với tổng hạn mức 700 tỷ đồng. Trung Dũng trình bày số tiền này dùng bổ sung vốn lưu động và bảo đảm bằng nhiều bất động sản, hàng tồn kho luân chuyển, cổ phiếu ở TISCO…
BIDV chi nhánh Hà Thành khi thẩm định đã đánh giá không đúng về khả năng tài chính của Công ty Trung Dũng. Báo cáo tài chính thể hiện công ty này hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và chiếm dụng vốn nhưng BIDV vẫn đánh giá hoạt động hiệu quả. Tại thời điểm đề nghị cấp hạn mức, giá trị tài sản bảo đảm của Trung Dũng chỉ đạt 23% của 700 tỷ đồng. Khi xuất L/C theo món vào tháng 11/2011, Công ty Trung Dũng gặp nhiều khó khăn về tài chính, dư nợ tín dụng tăng gấp đôi so với tháng trước đó, không bổ sung được tài sản bảo đảm, các chỉ tiêu tài chính ngày càng xấu nhưng BIDV chi nhánh Hà Thành vẫn đánh giá doanh nghiệp này có khả năng tài chính để trả nợ khi đến hạn.
Bị can Đoàn Hồng Dũng. Ảnh: Bộ Công an.
Bị can Đoàn Hồng Dũng sau khi được giải ngân đã tự ý bản tài sản đảm bảo mà không được BIDV đồng ý. Số tiền thu về từ việc bán hàng, ông Dũng không chuyển về tài khoản của công ty tại BIDV để thanh toán cho đối tác nước ngoài khi đến hạn như cam kết mà chiếm đoạt để sử dụng cá nhân và hoạt động công ty, VKSND Tối cao cáo buộc.
Ông Dũng bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Đồng phạm giúp sức cho ông Dũng là vợ – bị can Nguyễn Thị Thanh Sơn. Ông Dũng khai tự quyết định vay vốn ở BIDV và lợi dụng sự tin tưởng của ngân hàng để bán tài sản đảm bảo lấy tiền chi tiêu cá nhân. Nói do tài chính khó khăn nên mới thực hiện sai phạm, ông mong được hưởng khoan hồng.
Về dân sự, VKSND Tối cao xác định Công ty Trung Dũng và bị can Dũng có trách nhiệm hoàn trả cho BIDV số tiền dư nợ hơn 600 tỷ đồng; vợ chồng ông Dũng còn phải liên đới bồi thường cho BIDV số tiền đã chiếm đoạt hơn 263 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bị can Ngô Duy Chính (trái) và Đặng Thanh Nam. Ảnh: Bộ Công an.
Cáo trạng xác định, do áp lực từ sự chỉ đạo của Chủ tịch Trần Bắc Hà, các bị can ở BIDV chi nhánh Hà Thành là Ngô Duy Chính (nguyên giám đốc), Nguyễn Xuân Giáp (nguyên phó giám đốc), Phạm Hồng Quang (nguyên trưởng phòng khách hàng), Đặng Thanh Nam (nguyên cán bộ) đã giải ngân cho Trung Dũng vay 26 khoản còn dư nợ dẫn đến hậu quả mất vốn hơn 800 tỷ đồng của BIDV.
Theo đó, khi phê duyệt giải ngân cho vay, ông Đào Trung Kiên, Phó giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng, nhận thấy có vi phạm về tỷ lệ tài sản bảo đảm nên đề nghị dừng giải ngân, giảm dần dư nợ với Công ty Trung Dũng. Biết được việc này, ông Hà quyết liệt chỉ đạo bị can Chính luân chuyển công tác, không cho ông Kiên phụ trách quan hệ khách hàng với mục đích để BIDV chi nhánh Hà Thành tiếp tục giải ngân.
Từ tháng 7/2008, bị can Nam trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, lập tờ trình đề nghị cấp hạn mức, thực hiện giải ngân cho Công ty Trung Dũng. Nam thừa nhận trong quá trình thẩm định và đề xuất cho vay đã có những sai phạm do sức ép từ lãnh đạo BIDV.
Bị can này giải thích, trước việc Phó giám đốc Kiên ngừng giải ngân do phát hiện có vi phạm thì người này liền bị ông Hà buộc điều chuyển công tác. Vì thế, Nam biết Công ty Trung Dũng có quan hệ với Chủ tịch Hà.
Với vai trò là giám đốc chi nhánh Hà Thành, ông Chính đã điều hành thẩm định, đề xuất cấp hạn mức tín dụng, phát hành L/C cho Trung Dũng không đúng quy định. Ông Chính thừa nhận hành vi sai phạm song khai chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà và tin tưởng vào cấp dưới.
Trong khi đó, ông Hà khai chỉ biết Trung Dũng là khách hàng của BIDV thông qua chi nhánh Hà Thành chứ không có quan hệ tài chính riêng. Ông Hà thừa nhận khi cấp L/C cho khách hàng đã không đọc kỹ tờ trình và hơn nữa việc cấp tín dụng là làm việc theo chế độ tập thể.
VKSND Tối cao cáo buộc ông Hà phải chịu trách nhiệm chính song đã tử vong trong quá trình tạm giam do bệnh lý nên cơ quan cảnh sát điều tra đình chỉ điều tra bị can. Bốn bị can Chính, Giáp, Quang, Nam bị truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật Hình sự 2015.
Dự kiến 10 ngày liên tục từ 26/10, TAND Hà Nội đưa 12 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng BIDV ra xét xử sơ thẩm.
8 người bị truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo khoản 4 điều 206 Bộ luật hình sự 2015, gồm: Trần Lục Lang (53 tuổi, cựu phó tổng giám đốc BIDV phụ trách quản lý rủi ro), Đoàn Ánh Sáng (59 tuổi, cựu phó tổng giám đốc BIDV phụ trách khách hàng doanh nghiệp), Kiều Đình Hòa (59 tuổi, cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (36 tuổi, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (57 tuổi, cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (46 tuổi, cựu phó giám đốc BIDV Hà Thành), Phạm Hồng Quang (41 tuổi, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Thành), Đặng Thanh Nam (39 tuổi, cựu cán bộ BIDV Hà Thành).
4 bị can bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 điều 175: Trần Anh Quang (38 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đinh Văn Dũng (55 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đoàn Hồng Dũng (59 tuổi, cựu giám đốc công ty Trung Dũng), Nguyễn Thị Thanh Sơn (57 tuổi, thành viên góp vốn công ty Trung Dũng).
Sắp xét xử vụ ông Trần Bắc Hà thao túng vay 3.100 tỷ đồng
Ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT BIDV, bị cáo buộc lập công ty "sân sau" thực hiện dự án chăn nuôi bò, thao túng việc vay trái quy định hơn 3.000 tỷ đồng.
Dự kiến 10 ngày liên tục từ 26/10, TAND Hà Nội xét xử sơ thẩm 12 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Thẩm phán Vũ Quang Huy làn chủ toạ
Hơn 40 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. HĐXX cũng triệu tập đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng tín dụng trung ương và gần 100 cá nhân, tổ chức liên quan. Ông Trần Bắc Hà có vai trò quan trọng, xuyên suốt vụ án song chết tại trại tạm giam do bệnh lý nên được đình chỉ điều tra.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, đầu năm 2015, ông Hà gửi nhiều văn bản đến Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị hỗ trợ đầu tư dự án chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao, cam kết BIDV sẽ tài trợ vốn và giới thiệu hai nhà đầu tư có kinh nghiệm hỗ trợ là Công ty An Phú và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Tuy nhiên, Công ty An Phú do Trần Duy Tùng (con trai ông Hà, đang trốn truy nã) là tổng giám đốc nên theo quy định BIDV không được cấp tín dụng cho công ty này. Ông Hà vì thế chủ trương thành lập Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà, vốn điều lệ 200 tỷ đồng làm "sân sau". Hai trong số ba cổ đông của Bình Hà chỉ đứng tên để góp vốn thay cho Trần Duy Tùng, người còn lại do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai giới thiệu. Tùng bị cáo buộc là trực tiếp điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của công ty này.
Tháng 4/2015, ông Đinh Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty Bình Hà do Tùng "dựng" lên ký công văn đề nghị BIDV cung cấp vốn tín dụng cho dự án đầu tư chăn nuôi bò với quy mô 150.000 con một năm, tổng mức đầu tư 4.230 tỷ đồng tại huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Một góc dự án nuôi bò của công ty Bình Hà ở Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng.
Cáo trạng xác định, ông Hà ký quyết định tài trợ vốn cho Công ty Bình Hà để thực hiện dự án với tổng giá trị cho vay hơn 3.100 tỷ đồng. Bình Hà không đủ điều kiện để được cấp tín dụng nhưng quá trình thực hiện hợp đồng và giải ngân, BIDV hội sở và BIDV chi nhánh Hà Tĩnh đã 8 lần sửa đổi điều kiện cấp tín dụng theo hướng bỏ qua một số quy định hoặc nới lỏng điều kiện.
Từ 2015 đến tháng 11/2018, BIDV chi nhánh Hà Tĩnh giải ngân cho Bình Hà vay hơn 2.600 tỷ đồng. Quá trình giải ngân, BIDV không kiểm soát được dòng tiền có được sau kinh doanh để các cổ đông của Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân, nhà chức trách cáo buộc.
Kể từ khi Công ty Bình Hà thực hiện dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lỗ luỹ kế tổng cộng hơn 900 tỷ đồng. Tính đến thời điểm khởi tố vụ án hình sự (tháng 11/2018) thì tổng dư nợ gốc còn hơn 1.200 tỷ đồng. Tổng dư nợ tại BIDV không có khả năng thu hồi là gần 800 tỷ đồng.
Bị can Trần Lục Lang (trái) và Kiều Đình Hoà. Ảnh: Bộ Công an.
Kết quả điều tra xác định quá trình cấp vốn cho Bình Hà, nhiều cấp dưới khai biết sai phạm nhưng bị ông Hà thúc ép nên đành phải chấp nhận thực hiện. Bị can Trần Lục Lang, cựu phó tổng giám đốc phụ trách ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV, từng thấy Bình Hà không đủ điều kiện về năng lực tài chính cũng như phương án chăn nuôi bò không có tính khả thi, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi đề xuất, ông Lang đã yêu cầu doanh nghiệp bổ sung vốn tự có và tài sản đảm bảo nhưng không được ông Hà đồng ý. Bởi vậy, ông Lang đành phải ký các văn bản chỉ đạo chi nhánh cho vay, giải ngân, sửa đổi 8 lần điều kiện cấp tín dụng cho Bình Hà.
Ông Lang khai ban đầu chỉ biết Bình Hà là sản phẩm liên danh của Công ty An Phú và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Đến giữa năm 2018, ông Lang mới biết đây là công ty sân sau của ông Hà dùng để xin cấp phép đầu tư, vay vốn và thực hiện dự án.
Bị can Đoàn Ánh Sáng, cựu phó tổng giám đốc phụ trách khách hàng doanh nghiệp thừa nhận việc ký phê duyệt các quyết định đã trái quy định của BIDV nhưng do ông Hà nhiều lần thúc ép và chỉ đạo ráo riết nên buộc phải ký. Sau này khi Công an tỉnh Hà Tĩnh điều tra về dự án chăn nuôi bò, ông Sáng mới biết Bình Hà và dự án chăn nuôi bò là "sân sau" của cựu chủ tịch BIDV.
Khi dự án chăn nuôi bò của Bình Hà bắt đầu đổ vỡ, ông Sáng và ông Phan Đức Tú (Tổng giám đốc BIDV, nay là Chủ tịch HĐQT) đã yêu cầu ông Hà phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và hoàn trả tiền cho BIDV. Thấy vậy, ông Hà đề nghị BIDV cho tái cơ cấu lại khoản vay của Công ty Bình Hà thêm vài năm, ân hạn lãi suất và thời hạn trả nợ. Khi đó, ông Hà sẽ lấy doanh thu từ hoạt động đầu tư nông nghiệp tại Lào và Campuchia để trả nợ cho BIDV khoảng 200 tỷ đồng một năm, đến khi hết dư nợ. Hành vi của ông Sáng bị cáo buộc gây thiệt hại cho BIDV gần 800 tỷ đồng.
Như hai phó tổng giám đốc BIDV, bị can Kiều Đình Hòa, giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, khai đã chưa mạnh dạn từ chối cho Bình Hà vay vốn nên đã có những đề xuất và giải ngân sai quy định.
Về quy trình vay vốn, ông Hoà khai Hội sở tiếp nhận khách hàng là Công ty Bình Hà sau đó mới giới thiệu xuống chi nhánh Hà Tĩnh để liên hệ làm thủ tục vay vốn. Quá trình giải ngân chi nhánh phát hiện một số vướng mắc của Bình Hà, không đáp ứng đủ các điều kiện theo ủy nhiệm nên ngừng giải ngân. Công ty Bình Hà sau đó phản ứng, gửi đơn lên Chủ tịch Hà. Vì việc này, ông Hà yêu cầu cách chức Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh.
Biết Công ty Bình Hà không đủ điều kiện để phê duyệt cho vay, ông Hoà với vai trò là phó tổ thẩm định vẫn ký công văn và tờ trình đề nghị BIDV Hội sở 8 lần sửa đổi điều kiện cấp tín dụng đối với dự án. Quá trình giải ngân vốn, ông Hoà đã không yêu cầu Bình Hà thực hiện đầy đủ các điều kiện như Hội sở chính đã phê duyệt dẫn đến việc các cổ đông của công ty này chiếm đoạt tiền giải ngân để sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho BIDV gần 800 tỷ đồng, VKSND Tối cao nêu.
Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền bán bò thịt của bị can Đinh Văn Dũng và đồng phạm, cáo trạng xác định, tiền bán bò thu về từ các công ty môi giới và lò mổ phải chuyển về tài khoản của Bình Hà tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh để ngân hàng kiểm soát và đối trừ công nợ. Do không có tiền góp vốn nên theo sự chỉ đạo của Trần Duy Tùng, các bị can Đinh Văn Dũng, Trần Quang Anh và Thái Thành Vinh đã chiếm đoạt tiền bán bò để chi tiêu cá nhân và góp vốn chứng minh vốn đối ứng để BIDV tiếp tục giải ngân vốn vay. Các bị can bị cáo buộc dã chiếm đoạt của BIDV gần 150 tỷ đồng song quá trình điều tra đã khắc phục 128 tỷ đồng.
8 người bị truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo khoản 4 điều 206 Bộ luật hình sự 2015, gồm: Trần Lục Lang (53 tuổi, cựu phó tổng giám đốc BIDV phụ trách quản lý rủi ro), Đoàn Ánh Sáng (59 tuổi, cựu phó tổng giám đốc BIDV phụ trách khách hàng doanh nghiệp), Kiều Đình Hòa (59 tuổi, cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (36 tuổi, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (57 tuổi, cựu giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (46 tuổi, cựu phó giám đốc BIDV Hà Thành), Phạm Hồng Quang (41 tuổi, cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Thành), Đặng Thanh Nam (39 tuổi, cựu cán bộ BIDV Hà Thành).
4 bị can bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 điều 175: Trần Anh Quang (38 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đinh Văn Dũng (55 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đoàn Hồng Dũng (59 tuổi, cựu giám đốc công ty Trung Dũng), Nguyễn Thị Thanh Sơn (57 tuổi, thành viên góp vốn công ty Trung Dũng).
Triệu tập gần 100 người đến phiên xử đại án BIDV Tòa triệu tập đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh và gần 100 cá nhân, doanh nghiệp đến phiên xử vụ ông Trần Bắc Hà và đồng phạm. TAND Hà Nội dự kiến từ ngày 26/10 xét xử sơ thẩm 12 bị cáo liên quan vụ BIDV thất thoát 1.670 tỷ đồng. HĐXX làm việc 10 ngày liên tục, kể cả thứ 7 và...