“Ông tổ” của ngành vắc xin Việt Nam qua đời
Giáo sư, tiến sĩ khoa học, thầy thuốc nhân dân Hoàng Thủy Nguyên là một “cây đại thụ” của ngành y học dự phòng. Ông cũng là người đặt nền móng cho nền sản xuất vắc xin của Việt Nam, người có công lớn trong việc phát triển hệ thống y tế dự phòng.
Vắc xin “made in Việt Nam” cứu hàng triệu trẻ em khỏi bại liệt
Trong những năm 1959 -1960 bại liệt đã bùng phát thành dịch lớn tại các tỉnh phía Bắc với khoảng 17.000 cháu mắc bệnh và hơn 500 cháu bị tử vong. Mỗi năm có hàng chục ngàn trẻ em bị di chứng liệt suốt đời. Tỷ lệ mắc lên tới 126,44/100.000 dân.
Nhờ sự quan tâm và can thiệp kịp thời của chính phủ Việt Nam và sự giúp đỡ về vắc xin của chính phủ Liên Xô cũ, năm 1961 tỷ lệ mắc giảm còn 3,09/100.000 dân. Để phòng chống bệnh bại liệt, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch đã chỉ đạo Việt Nam phải nghiên cứu sản xuất được vắc xin phòng bệnh…
Dưới sự chỉ đạo của GS. Hoàng Thủy Nguyên, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã sản xuất thành công vắc xin Sabin phòng bệnh bại liệt ở Việt Nam vào năm 1962 của thế kỷ 20.
Nhờ có lượng vắc xin sản xuất trong nước, bệnh bại liệt đã không bùng phát thành những vụ dịch lớn trong suốt thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20, tỷ lệ mắc bại liệt dao động khoảng 3/100.000 dân và giảm rõ rệt khi chương trình TCMR được triển khai.
Cùng với việc sản xuất vắc xin, Giáo sư đã trực tiếp chỉ đạo triển khai công tác Tiêm chủng mở rộng để đạt Mục tiêu Thanh toán bệnh Bại liệt.
Từ năm 1985, vắc xin bại liệt uống do Việt Nam sản xuất đã được đưa vào Chương trình TCMR để triển khai cho trẻ em dưới 1 tuổi trên cả nước. Từ năm 1990, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt trong tiêm chủng thường xuyên ở Việt Nam liên tục đạt trên 90%. Việc duy trì tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt trên 90% trong suốt thời kỳ 1993 -2000 là cơ sở vững chắc để Việt Nam đạt được mục tiêu Thanh toán Bại liệt và duy trì thành quả một cách bền vững.
Video đang HOT
Chiến dịch Những ngày tiêm chủng toàn quốc (NIDs) cho trẻ em
Khi giữ vai trò là Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, GS Hoàng Thủy Nguyên đã nỗ lực phát triển ngành sản xuất vắc xin để chủ động phòng chống một số bệnh truyền nhiễm. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại vắc xin như đậu mùa, tả, thương hàn, ho gà, giải độc tố bạch hầu, BCG, vắc xin phòng dại v.v… đặc biệt năm 1962 Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh bại liệt.
Tiếp đó, Việt Nam đã sản xuất thành công các loại vắc xin viêm gan B, viêm não Nhật Bản, Tả, vắc xin Dại, vắc xin DPT, BCG, AT, Thương hàn, vắc xin sởi… Hiện nay, 11 trong số 12 loại vắc xin được sử dụng rộng trong Tiêm chủng mở rộng và phòng chống dịch là các vắc xin sản xuất trong nước.
Với nhiều nỗ lực trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, Ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng cao quý: Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Ba, danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, giải thưởng Trần Đại Nghĩa, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng.
Giáo sư – Tiến sĩ khoa học – Thầy thuốc Nhân dân Hoàng Thủy Nguyên sinh ngày 18.3.1929 – giáo sư đầu ngành về lĩnh vực y tế dự phòng, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, đã từ trần vào hồi 11 giờ 40 phút ngày 20.7.2018 (tức ngày 8 tháng 6 năm Mậu Tuất).
Lễ viếng được tổ chức từ 7 giờ 30 – 8 giờ 45, lễ truy điệu vào lúc 8 giờ 45 ngày 23.7.2018 (tức ngày 11 tháng 6 năm Mậu Tuất) tại nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ cùng ngày và an táng tại nghĩa trang quê nhà phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tú Anh
Theo Dân trí
Chuẩn bị thực hiện tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn cầu giúp phòng được 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngày 15/6, tại Lễ mitting hưởng ứng "Tuần lễ tiêm chủng" với chủ đề"Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng", diễn ra tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắk, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kêu gọi các bậc cha mẹ hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vì sức khỏe của con em mình trong tiêm chủng thường xuyên và các chiến dịch tiêm chủng.
Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn trách nhiệm đối với cộng đồng. Ông cũng đề nghị các cấp chính quyền quan tâm đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh ở quy mô xã đạt trên 95%.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ GS Đặng Đức Anh cùng chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (đội mũ) giám sát quy trình tiêm chủng tại Trạm Y tế phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: H.Hải
Thứ trưởng Long cũng thông tin thêm về việc hạ độ tuổi tiêm vắc xin sởi cho trẻ em. "Bộ Y tế đã chỉ đạo nghiên cứu việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng tuổi (thay vì 9 tháng tuổi như hiện nay). Hiện nghiên cứu đã được giao cho Hội đồng nghiên cứu của Bộ Y tế duyệt để tiến tới triển khai tiêm sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vào quý IV năm 2018.
Trên thực tế, nhiều trẻ dưới 9 tuổi mắc sởi vì miễn dịch của mẹ thấp (hoặc không có) nên không có khả năng truyền cho con. Việc đẩy sớm tuổi tiêm vắc xin sởi, khuyến khích các bà mẹ trong tuổi sinh nở tiêm vắc xin sởi, và việc triển khai tiêm vét cho các đối tượng có nguy cơ cao sẽ tiến tới loại trừ bệnh sởi sau năm 2020", GS Long nói.
Tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi- rubella cho trẻ từ 1 đến 4 tuổi tại 17 tỉnh có nguy cơ cao. Mặt khác, đẩy mạnh ứng dụng phần mềm quản lý tiêm chủng để góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai trên toàn quốc ở Việt Nam từ năm 1985. Đến nay đã có, hàng trăm triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ. Với việc đạt va duy tri tỷ lệ tiêm chủng cao trên 95%, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và bảo vệ thành công kết quả này từ đó đến nay.
Hay với bệnh sởi, với kết quả tiêm chủng thành công chiến dịch tiêm vắc xin sởi và rubella cho 20 triệu trẻ em từ 1-14 tuổi, năm nay trên thế giới, đặc biệt một số quốc gia trong khu vực bùng phát dịch sởi song Việt Nam vẫn tiếp tục khống chế không để bùng phát căn bệnh nguy hiểm này và Việt Nam đang nỗ lực tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi, khống chế bệnh rubella.
Cán bộ y tế khám sàng lọc, hướng dẫn gia đình chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin. Ảnh: H.Hải
Cùng với việc duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, việc đưa Hệ thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia vào hoạt động đã giúp cho quản lý đối tượng được tốt hơn, minh bạch hơn, giúp việc theo dõi lịch sử tiêm chủng của trẻ đầy đủ và chính xác hơn, kịp thời nhắc các bậc cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, dù tỷ lệ tiêm chủng chúng ta đạt tỷ lệ trên 95% trên phạm vi toàn quốc song vân còn tình trạng trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, tiêm chủng muộn chủ yếu tại môt sô huyên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Vì vậy trong năm 2018 các địa phương cần chỉ đạo giải quyết dứt điểm những "vùng lõm" về tiêm chủng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt tỷ lệ trên 95% trên quy mô xã.
Tại buổi lễ mitting, bà H'Yim Kđoh, Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk cho biết: Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ công tác tiêm chủng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả thiết thực và góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong tỉnh; hàng năm tiêm chủng thường xuyên các loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B cho khoảng hơn 30 ngàn trẻ em dưới 1 tuổi; tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván cho khoảng 30 ngàn phụ nữ có thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ; tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin luôn đạt ở mức cao trên 95%. Hoạt động tiêm chủng được triển khai rộng khắp, thường xuyên, đảm bảo chất lượng và đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Chuẩn bị sẵn sàng sử dụng vắc xin thay thế Quinvaxem
Tại buổi mitting, Thứ trưởng Long cho biết, vắc xin Quinvaxem hiện đã ngừng sản xuất trên toàn thế giới. Vắc xin 5 trong 1 ComBe Five thay thế vắc xin Quinvaxem sẽ được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 8/2018.
"Đây là loại vắc xin đã được sử dụng hơn 400 nghìn liều trên thế giới, tại 40 quốc gia. Vắc xin do Ấn Độ sản xuất và cũng được nước này sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tổ chức y tế thế giới đảm bảo tính an toàn của vắc xin và Việt Nam cũng tiến hành kiểm nghiệm an toàn mới đưa vào sử dụng. Thời gian đầu, vắc xin được sử dụng trên diện hẹp", GS Long cho biết.
Để chuẩn bị cho việc tiêm vắc xin ComBe Five chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã cử chuyên gia giám sát và tập huấn các quy trình bảo quản, tiêm chủng cho cán bộ tại 63 tỉnh, thành.
Về cơ bản quy trình tiêm vắc xin ComBe Five giống với tiêm vắc xin Quinvaxem tức là đều tiêm bắp tay và bảo quản lạnh từ 2 đến 8 độ C, với các mũi tiêm từ 2 ,3 và 4 tháng tuổi.
Hiện vắc xin ComBe Five đang được kiểm nghiệm và sẽ được tiêm tại 4 là Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp để có thêm kinh nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng tại hơn 11.000 điểm tiêm chủng.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bộ Y tế yêu cầu tập trung kiểm nghiệm vắc xin thay thế Quinvaxem Theo dự kiến, giữa tháng 6/2018 có hơn 833 nghìn liều vắc xin ComBE Five (do GAVI viện trợ) về đến Việt Nam. Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu các đơn vị chủ động, sẵn sàng các điều kiện cần thiết để kiểm định sớm, đưa vắc xin vào sử dụng trong tiêm chủng mở rộng theo lộ trình. Công...