Ông Tillerson bắt tay Hạ viện cứu thỏa thuận hạt nhân
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện chỉnh sửa quy định ba tháng một lần chính phủ báo cáo với Hạ viện tình trạng thực thi thỏa thuận của Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện nhằm cứu lấy thỏa thuận hạt nhân Iran trước sự theo đuổi hủy bỏ của Tổng thống Donald Trump, một số quan chức Mỹ và một số nhà ngoại giao phương Tây nói với CNN.
Theo quy định của Hạ viện Mỹ, cứ ba tháng một lần chính phủ sẽ báo cáo với Hạ viện tình trạng thực thi thỏa thuận của Iran. Lịch báo cáo tiếp theo là vào ngày 15-10. Tổng thống Trump muốn nhân cơ hội này để tuyên bố Iran không thực thi đúng thỏa thuận. Một khi như thế, Hạ viện Mỹ sẽ có 60 ngày để quyết định có khôi phục trừng phạt Iran hay không. Nếu có, thỏa thuận hạt nhân sẽ bị phá vỡ. Nếu không, thỏa thuận vẫn sẽ được giữ nguyên.
Chính phủ Trump đã hai lần chứng nhận Iran tuân thủ đúng thỏa thuận, tuy nhiên cũng cáo buộc Iran vi phạm “tinh thần” thỏa thuận khi vẫn tiếp tục thử tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Thời gian qua Mỹ đã nhiều lần trừng phạt Iran vì thử tên lửa. Tại Bắc Kinh tuần trước, trong cuộc gặp với đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Tillerson nói đang hối thúc ông Trump chứng nhận Iran tuân thủ thỏa thuận trong lần báo cáo ngày 15-10 trước Quốc hội.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang bắt tay với Hạ viện cứu thỏa thuận hạt nhân Iran trước đe dọa hủy bỏ của Tổng thống Donald Trump. Ảnh: GETTY
Video đang HOT
Theo các nguồn tin của CNN, ông Tillerson và các nghị sĩ Mỹ đang nỗ lực chỉnh sửa quy định này. “Ông Tillerson nói vấn đề không nằm ở thỏa thuận hạt nhân, mà là ở quy định. Mỗi 90 ngày tổng thống phải chứng nhận và nó tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị. Nếu chính phủ có thể để yên thỏa thuận hạt nhân này, mọi người có thể vui vẻ, chuyên tâm xử lý các vấn đề khác liên quan đến Iran” – một quan chức cấp cao Mỹ nói với CNN.
“Ông Tillerson cho rằng thỏa thuận không có khả năng chống đỡ về mặt chính trị, vì chính phủ Obama – chính phủ thương lượng và ký thỏa thuận – đã bị gạt ra khỏi Nhà Trắng. Vì thế ông ấy đang nỗ lực với hy vọng có thể thay đổi tình trạng đối kháng chính trị này, bằng cách chỉnh sửa quy định trong Hạ viện” – theo một quan chức Mỹ.
Chủ ý của ông Tillerson là thay vì báo cáo tập trung vào việc Iran thực thi thỏa thuận thì giờ báo cáo của chính phủ Trump với Hạ viện sẽ rộng hơn: Về thái độ với khủng bố, về chương trình tên lửa đạn đạo và các vấn đề Mỹ lo ngại về Iran. Điều này có thể cho phép Mỹ giữ lại thỏa thuận hạt nhân và chính phủ Trump không phải cứ mỗi ba tháng lại thực hiện động tác báo cáo về việc Iran thực thi thỏa thuận.
Bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ tháng trước, Ngoại trưởng Tillerson đã bàn về thỏa thuận Iran với ngoại trưởng Iran và ngoại trưởng các nước trong nhóm P5 1 cùng ký thỏa thuận năm 2015. Tất cả ngoại trưởng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Iran đều thống nhất thỏa thuận này được thiết kế giải quyết chỉ riêng chương trình hạt nhân Iran. Các ngoại trưởng đều công nhận Iran thời gian qua đã tuân thủ đúng thỏa thuận.
Trong khi đó, điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 3-10, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói rằng ông tin duy trì thỏa thuận hạt nhân có lợi cho an ninh quốc gia Mỹ. “Nếu chúng ta xác định thỏa thuận này có lợi cho chúng ta và có thể khẳng định Iran tuân thủ đúng thỏa thuận, rõ ràng chúng ta nên duy trì nó. Tôi nghĩ tổng thống nên cân nhắc ở lại với thỏa thuận” – theo ông Mattis.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford đến cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 3-10. Ảnh: GETTY IMAGES
Điều trần trước Ủy ban Quân vụ Tháng trước, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cũng cảnh báo hủy bỏ thỏa thuận Iran sẽ làm phức tạp hơn nỗ lực của Mỹ trong tìm kiếm thỏa thuận với các nước khác.
Ông Trump lâu nay vẫn phản đối mạnh thỏa thuận quá nhượng bộ Iran. Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ cuối tháng 9, ông Trump còn nói đây là “một trong những giao dịch tồi tệ và đơn phương nhất Mỹ từng có”. Quan điểm của ông Trump là thương lượng lại thỏa thuận theo hướng có lợi hơn cho Mỹ hoặc hủy bỏ thỏa thuận, bất kể lo ngại từ nhiều nghị sĩ, Ngoại trưởng Tillerson, Bộ trưởng Mattis. Hiện chính phủ Trump đang chuẩn bị hoàn tất quá trình xem xét chính sách với Iran đã kéo dài nhiều tháng qua.
Theo Thiên Ân
Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Trump nói đàm phán với Triều Tiên là "tốn thời gian"
Tổng thống Mỹ ngày 1/10 cho biết ông từng nói với Ngoại trưởng Tillerson rằng đàm phán với Triều Tiên chỉ "lãng phí thời gian".
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
"Tôi đã bảo với ông Rex Tillerson, Ngoại trưởng tuyệt vời của chúng ta, rằng ông ấy đang lãng phí thời gian khi cố gắng đàm phán với người tên lửa bé nhỏ", AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter, sử dụng biệt danh mà ông đặt cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Bình luận của ông Trump được đưa ra sau khi ông Tillerson tiết lộ việc Mỹ vẫn để ngỏ các kênh liên lạc với Triều Tiên nhằm bàn về chương trình hạt nhân và tên lửa mà nước này theo đuổi. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không cho thấy họ muốn thảo luận.
"Hãy tiết kiệm năng lượng, Rex. Chúng ta sẽ làm những điều cần làm", Tổng thống Mỹ nói.
Hôm 30/9, trong chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Tillerson cho hay Mỹ đang xem xét khả năng liệu Triều Tiên có hứng thú với việc thảo luận hay không và Washington vẫn duy trì nhiều kênh liên lạc trực tiếp với Bình Nhưỡng. Đây là lần đầu tiên một tiếng nói từ chính quyền Tổng thống Trump thừa nhận thông tin trên.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trump dọa can thiệp quân sự vào Venezuela Tổng thống Mỹ tuyên bố cân nhắc lựa chọn quân sự để phản ứng việc nhà lãnh đạo Venezuela lập hội đồng lập hiến mới. Tổng thống Mỹ Donald Trump (giữa) cùng Ngoại trưởng Rex Tillerson (trái) và bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, hôm 11/8 phát biểu trước phóng viên sau cuộc họp tại khu nghỉ dưỡng golf...