“Ông tiên tóc bạc” Văn Như Cương và những giai thoại để đời
Một gương mặt hiền từ, bộ râu dài và thánh thiện, cách nói chuyện giản dị, gần gũi… đối với nhiều thế hệ học trò của trường Lương Thế Vinh, PGS Văn Như Cương không chỉ là một người thầy, người cha, người ông mà còn được ví như một…”ông tiên tóc bạc”.
Giai thoại về thầy Cương nuôi lợn tăng gia
Tin PGS Văn Như Cương qua đời rạng sáng nay đã khiến không ít người “sốc” mặc dù đã biết thầy mắc bệnh ung thư từ cách đây 3 năm. Biết tin người thầy đáng kính qua đời ngay trong đêm, facebook học sinh trường Lương Thế Vinh đã đồng loạt chuyển sang màu đen thể hiện niềm thương xót.
Là người sáng lập ra ngôi trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam, suốt 28 năm, tâm huyết và danh tiếng của thầy Văn Như Cương đã làm nên thương hiệu trường Lương Thế Vinh trở thành một trong những ngôi trường có điểm đầu vào cao nhất nhì thành phố (chỉ sau một số trường chuyên). Mỗi mùa tuyển sinh, phụ huynh đều phải xếp hàng dài mua hồ sơ mong con có cơ hội học tập ở ngôi trường này, dưới sự dìu dắt của thầy hiệu trưởng Văn Như Cương.
Thầy Văn Như Cương cùng học trò
Trong ký ức của rất nhiều thế hệ học trò Lương Thế Vinh, thầy Văn Như Cương không chỉ là một người thầy, ông còn giống một người cha, người ông đáng kính với nhiều câu nói để đời, truyền cảm hứng cho học trò như: “Biển học mênh mông, sách vở chỉ là vùng biển gần bờ”; “Ai cũng vào đại học là lạc hậu”, “Trước hết phải là người tử tế”…
Là một “người nổi tiếng” trong mắt học trò, nhưng ít ai biết được, “ông tiên tóc bạc” Văn Như Cương đã từng có một cuộc sống vô cùng khốn khó. Sinh thời, thầy Cương từng chia sẻ, những năm 1971, sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ ở Liên xô về, thầy và vợ con chuyển về Hà Nội sinh sống. Cả 5 nhân khẩu trong nhà sống trong một phòng tập thể chỉ rộng 11m2. Căn phòng chỉ đủ kê 2 cái gường, một chiếc bàn. Khách tới nhà, không còn chỗ đứng, các con thầy phải đi sơ tán. Tuy vậy, gia đình thầy vẫn dành một góc nhỏ trong khu sinh hoạt chung của tập thể để nuôi hai chú lợn, cải thiện cuộc sống.
Sau mỗi lần xuất chuồng thì kiếm thêm được 70 đồng bằng đúng số tiền lương của một phó tiến sỹ thời đó, nên ông thường nói vui: “Trong nhà có hai phó tiến sỹ. Một phó tiến sỹ không bao giờ kêu ca, không tiêu xài tốn kém, chỉ ăn rồi lớn”. Nhưng việc nuôi lợn cũng chỉ được một thời gian, vì không đủ tiền mua cám, ông phải cho “tiến sỹ” lợn “bảo vệ luận án” sớm. Nói vui theo kiểu của ông là: “Bảo vệ sớm vì hết đề tài (rau, cám)”.
Video đang HOT
…và bộ râu dài bất hủ
Một giai thoại khác về bộ râu dài đặc biệt làm nên “thương hiệu” ông tiên tóc bạc của thầy Cương cũng được nhiều thế hệ học trò truyền tai nhau. Đó là khi thầy Cương quyết định để râu dài, vợ và mẹ của thầy đã suốt ngày bắt thầy phải cắt. Lý do được đưa ra là vào thời ấy, người ta quan niệm ai để râu ria xồm xoàm, hoặc cạo trọc đầu là có vấn đề, không bất mãn thì cũng bất trị, nom có vẻ khác đời.
Để thuyết phục vợ và mẹ, thầy Cương đã nói rằng, có bộ râu này mà làm việc gì khuất tất, sàm sỡ thì ai cũng biết, có mà dám. Chuyện đùa mà như thật, chính bộ râu ấy đã khiến cho hình ảnh thầy cương lúc nào cũng phúc hậu như một ông tiên, một bậc trưởng lão trong lòng đồng nghiệp, học sinh.
Mọi người biết đến thầy Văn Như Cương còn bởi vì một tình yêu đẹp, thủy chung và son sắc với người vợ, người đồng hành suốt cuộc đời của thầy. Vợ thầy, cô Đào Kiều Oanh từng là học trò của thầy Văn Như Cương khi còn dạy tại trường Trưng Vương (năm 1957). Khi thầy Cương được nhà trường quyết định cử vào Nghệ An xây dựng trường ĐH đầu tiên ở đó, cô Oanh đã đồng ý theo thầy giáo trẻ vào Vinh để tiếp tục học tập. Năm 1961, khi cô Oanh nhận tấm bằng tốt nghiệp cũng là lúc thầy giáo Văn Như Cương xin cưới. Hai người nên vợ nên chồng từ đó và cùng nghề dạy học. Đến nay đã hơn 50 năm trọn tình, trải qua biết bao thăng trầm cuộc đời nhưng họ vẫn gắn bó hạnh phúc bên nhau.
Thầy Văn Như Cương và người bạn đời của mình
Không chỉ biết đến là một PGS toán học, một vị hiệu trưởng, một chuyên gia giáo dục, thầy Văn Như Cương còn là một facebooker nổi tiếng trên mạng xã hội và được coi là một trong những người “chơi” facebook nhiều tuổi nhất.
Với tài khoản facebook gần 5.000 bạn bè và hàng chục ngàn người theo dõi, thầy luôn cập nhật thường xuyên các thông tin thời sự nóng hổi trên trang cá nhân của mình và đưa ra những lời bình luận sắc sảo. Trên Facebook của ông, mỗi lần ông cập nhật một trạng thái mới, thì không chỉ học trò hiện nay, mà cả hàng ngàn học trò cũ, các bậc phụ huynh lại thể hiện lòng kính trọng, sự biết ơn của mình.
Mỗi lời nói, những bài thơ ngắn, những bài diễn thuyết chân thành của thầy tại các sự kiện đều đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học trò không chỉ của trường THPT Lương Thế Vinh về tình yêu cuộc sống, sự cố gắng học tập rèn luyện, và có cả tình yêu quê hương đất nước, yêu con người…. “Một nắm đất ở vùng biên giới, một vốc cát ở Trường Sa, hay Hoàng Sa đều do ông cha ta để lại, đều không thể mất… Chúng ta hãy yêu mến nhân dân mình, gần gũi nhất là yêu gia đình mình, yêu bạn bè, yêu thầy cô” – thầy Văn Như Cương từng nói.
Nhiều giáo viên, phóng viên, học sinh chia sẻ niềm thương tiếc vói sự ra đi của thầy Văn Như Cương
Theo Danviet
Trường Lương Thế Vinh cấm học sinh bấm "like" khi chưa đọc kỹ
Chiều 29/9, PGS.Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, nhà trường vừa ban hành nội quy trong đó nhà trường cấm học sinh bấm "like" khi chưa đọc kỹ status (dòng trạng thái) trên Facebook.
Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội)
Ngày 28/9, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) vừa cho ban hành nội quy mới với các quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Với những nội quy này, PGS.Văn Như Cương cho rằng, trường không hà khắc, chỉ nghiêm khắc.
Bản nội quy học sinh vừa được ban hành của trường THPT Lương Thế Vinh thu hút sự quan tâm của dư luận khi có nhiều quy định về chuẩn mực sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
Theo đó, cấm học sinh không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt, ví dụ như dm, vcl, vl, bts..., phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt.
Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm; Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Viết status phải rõ ràng".
Một phần quy định của trường THPT Lương Thế Vinh vừa được ban hành trong nội quy.
Nội quy trường Lương Thế Vinh nhắc nhở học sinh rằng mọi việc đều có hai mặt. "Facebook là mạng chia sẻ, vui buồn. Tuy nhiên, việc chia sẻ này như thế nào là đúng tùy thuộc vào sự thông minh, hiểu biết của mỗi người. Bởi thế, người sử dụng Facebook luôn phải cân nhắc để thể hiện sự thông minh và hiểu biết của mình.
Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi like một comment, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân. Cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh. Facebook không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa lên facebook. Nếu tôi đọc được Facebook của bạn, chắc chắn tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!".
Đến thời điểm hiện tại, trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh là một ngôi trường hiếm hoi trong nước đưa ra chuẩn mực, quy định về việc sử dụng mạng xã hội đối với học sinh.
Theo Danviet
Tấm lòng của hơn 3.000 học sinh hát vì thầy Văn Như Cương vào đề thi Tấm lòng của hơn 3.000 học sinh hát vì thầy Văn Như Cương vào đề thi Tấm lòng của hơn 3.000 học sinh Trường Lương Thế Vinh trong video hát chúc thầy Văn Như Cương mau khỏe lại đã được đưa vào đề thi khảo sát, đánh giá chất lượng giáo dục năm 2016- 2017 môn Ngữ văn dành cho học sinh lớp...