Ông thành ‘ngôi sao Internet’ nhờ làm đồ chơi cho cháu
Wang Dewen nổi tiếng đến độ chính quyền địa phương xây dựng một điểm tham quan dưới nickname của ông để hút khách du lịch.
Wang có tên trên mạng xã hội là Grandpa Amu, 63 tuổi, người gốc Sơn Đông. Ông vào nghề thợ mộc năm 9 tuổi. Năm 2017, ông và vợ chuyển đến quận Mengshan, khu tự trị Quảng Tây để chăm sóc cháu trai. Ở đây, vận dụng nghề làm mộc, ông sáng tạo ra nhiều đồ chơi cho đứa trẻ hai tuổi.
Wang Baocheng, 32 tuổi, con trai ông Wang đã làm việc trong lĩnh vực Internet 8 năm. Khi cha mẹ chuyển đến khu tự trị Quảng Tây cũng là lúc anh bắt đầu quay video về nông thôn để làm Vlog.
Khi đăng tải một video cảnh cha mình làm mộc, Wang Baocheng nhận ra người xem rất thích thú. Biết đây là “mảnh đất” tiềm năng, anh quyết định tập trung vào khai thác.
Kênh này dần nổi tiếng khi người xem khen ngợi sự sáng tạo của ông Wang. Ông có thể tạo ra những món đồ chơi kỳ lạ cho cháu trai hai tuổi đến những món thủ công phức tạp và đồ có cấu trúc lớn. Dù là ghế bập bênh hay cây cầu vòm bằng gỗ đều được thiết kế mà không cần keo, đinh vít.
Trong một số video nổi bật của Wang, ông tạo ra quả táo từ việc kết nối các mối gỗ. Từ một miếng gỗ, qua chạm khắc, khi mở ra sẽ thành chiếc ghế hai chân.
Ông Wang sử dụng kỹ thuật chế biến gỗ cổ xưa: kỹ thuật đục lỗ mộng, tạo ra những mối ghép đồ gỗ chắc chắn nhờ các khớp phẳng. Người xem video đã ví Wang là “Lỗ Ban thời hiện đại” (người thợ mộc nổi tiếng, được cho là đã phát minh ra cưa và các công cụ làm mộc khác).
Con trai ông cho biết: “Trên nền phong cảnh tuyệt đẹp của Quảng Tây và lối sống nông thôn, tôi cố gắng ghi lại công việc của cha mình trong các đoạn video ở nhiều góc máy khác nhau như toàn, trung hoặc cận”.
Ông Wang làm việc trong im lặng và phớt lờ camera. “Hình ảnh tự nói lên nội dung. Từ ngữ hoàn toàn không cần thiết nếu hình ảnh có thể thể hiện câu chuyện. Cách làm này giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ”, Wang Baocheng phân tích.
Từ một thợ mộc không ai biết đến, ông Wang nổi tiếng khắp mạng xã hội. Có hơn 2,8 triệu người theo dõi ông trên một ứng dụng video ngắn. 1,2 triệu người ở cả trong nước và thế giới đăng ký theo dõi kênh của Grandpa Amu.
Ông Wang được ví như Lỗ Ban thời hiện đại của Trung Quốc. Ảnh: Wang Baocheng.
Từ tháng 7, cha con ông Wang đã được các hãng truyền thông lớn của Trung Quốc đưa tin, thu hút ngày càng đông người hâm mộ quốc tế. Người đàn ông 63 tuổi bỗng trở thành tâm điểm trong nước vì được giới truyền thông chú ý.
“Nhưng sự nổi tiếng của Grandpa Amu cũng có những mặt trái”, con trai ông nói. Họ phải trả lời nhiều cuộc phỏng vấn của giới truyền thông nên không đăng tải nhiều video lên kênh của mình trong hai tháng qua.
Trái với những lo ngại của con trai, ông Wang không thấy phiền. “Tôi chỉ là người thợ mộc già làm đồ gỗ hàng ngày. Ở Trung Quốc còn nhiều thợ lành nghề hơn tôi. Tôi chỉ đơn thuần thể hiện văn hóa truyền thống của mình với bạn bè trong và ngoài nước”, ông nói.
Năm 2017, ông nội Amu cùng vợ chuyển đến khu tự trị Quảng Tây để chăm sóc cháu trai. Ảnh: Wang Baocheng
Nhưng ông đã thực sự làm thay đổi diện mạo của làng quê. Dựa trên sự nổi tiếng của Wang, chính quyền đã xây dựng một điểm thu hút khách du lịch có tên Grandpa Amu – với mục tiêu giảm nghèo.
Các tuyến đường chính được xây dựng, đèn đường được lắp thêm và hệ thống thoát nước được nâng cấp.
Cha con Wang cũng xây dựng xưởng mộc để trưng bày sản phẩm thủ công của ông. Họ bán các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. “Tôi hy vọng sẽ nhiều người chú ý đến chúng tôi. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha con tôi phải cố gắng học hỏi điểm mạnh của người khác và khắc phục những điểm yếu của chính mình”, ông nói.
Cô gái Sài Gòn thích thú khoe chiếc lồng đèn 3,5 tỷ đồng: 'Cầm nặng muốn trật khớp tay'
Lồng đèn là món đồ chơi không thể thiếu mỗi dịp trung thu của các em bé. Tuy nhiên, đây cũng trở thành nơi bộc phát những ý táo bạo của người lớn với sự chịu chơi và tốn kém đến không thể ngờ.
Clip: Cô gái khoe chiếc lồng đèn bằng tiền mặt giá trị 3,5 tỷ đồng
Mới đây, cô gái tên Nguyễn Thị Ánh Ngọc (TP.HCM) đã chia sẻ những hình ảnh về chiếc lồng đèn có 1-0-2 của mình.
Chiếc lồng đèn được làm từ 3 cọc tiền mặt: 'Cọc ở giữa là tờ 100 đô, khoảng 2.3 tỷ; 2 cọc còn lại là tờ 500 ngàn, tổng khoảng 1.2 tỷ. Thanh cầm cũng được bọc bằng nhiều tờ 500 ngàn, giá trị khoảng 10 triệu đồng' - Ngọc chia sẻ.
Chiếc lồng đèn được làm xong, ngay lập tức được Ngọc rước lòng vòng trong chính phòng ngủ của mình. 'Cầm vài phút mà muốn trật cả khớp tay' - Ngọc nói.
Cận cảnh chiếc lồng đèn giá trị 3,5 tỷ đồng.
Theo chia sẻ của Ngọc thì cô sẽ tiếp tục rước chiếc đèn 3,5 tỷ này ở trung tâm thương mại vào đúng dịp trung thu cho... an toàn. 'Không dám cầm đèn ra đường vì sợ giang hồ cướp' - Ngọc nói thêm.
Khi chia sẻ và nhận về nhiều bình luận cho rằng khoe khoang và làm màu, Ngọc cho biết cô cảm thấy bình thường, thậm chí không để ý lắm. 'Mình làm vì niềm vui của chính mình thôi, không động chạm gì đến ai là được. Và mình cũng chia sẻ rõ ràng là 'hình minh họa' mà' - Ngọc phân trần.
Ánh Ngọc là người mừng cưới em gái 49 cây vàng, 2,5 tỉ tiền mặt từng gây xôn xao hồi tháng 2/2020.
Ánh Ngọc thích thú bên chiếc lồng đèn tự tạo.
Phát hiện cửa hàng đồ chơi trước mặt, sợ con vòi vĩnh nên ông bố nhanh trí liền có pha xử lý cực hài Ông bố trẻ đã thành công khi "an toàn" đưa con qua cửa hàng đồ chơi ở trung tâm thương mại, chẳng tổn hại túi tiền lại chẳng phải nghe tiếng quấy khóc của con. Sự cám dỗ của đồ chơi đối với trẻ con là rất lớn. Tin rằng nhiều bậc cha mẹ đã hiểu sâu sắc: dù nhà có bao nhiêu...