Ông Tề Trí Dũng bị khởi tố trong vụ bán rẻ nền đất tại dự án khu định cư An Phú Tây
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến sai phạm trong việc chuyển nhượng nền đất tại dự án khu định cư An Phú Tây ( huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Ông Tề Trí Dũng – Ảnh: TỰ TRUNG
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố 4 bị can, gồm: ông Tề Trí Dũng (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận – IPC), bà Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên tổng giám đốc Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn – SADECO), ông Vũ Xuân Đức (nguyên phó tổng giám đốc Công ty IPC), ông Trần Đăng Linh (nguyên phó tổng giám đốc Công ty IPC) về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí.
Trước đó, sai phạm chuyển nhượng nền đất tại dự án khu định cư An Phú Tây (xã An Phú Tây, H.Bình Chánh) đã được UBND TP.HCM chuyển cho cơ quan điều tra trên cơ sở kết luận của Thanh tra TP.HCM (vào tháng 6-2019).
Dự án khu định cư An Phú Tây (có diện tích gần 47 ha) được UBND giao cho do Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) làm chủ đầu tư vào năm 2001, chủ yếu để xây dựng phục vụ tái định cư các dự án trong khu đô thị Nam TP.HCM.
Vị trí dự án nằm ở khu vực thuận lợi về giao thông: giáp QL1, đường Nguyễn Văn Linh, cao tốc TP.HCM – Trung Lương, gần Bến xe Miền Tây và chợ đầu mối Bình Điền…
Video đang HOT
Vào năm 2005 và 2008, Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) góp vốn đầu tư vào dự án cùng với SADECO với tổng số tiền hơn 492 tỉ đồng (đã thanh toán hơn 473 tỉ đồng).
Tháng 3-2016, sau khi đầu tư hạ tầng, Hội đồng thành viên IPC ra nghị quyết sẽ chuyển nhượng khi đủ điều kiện toàn bộ các lô đất đang lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất kinh doanh) với diện tích hơn 25.000m2 và 1 chung cư R1 với diện tích gần 18.000m2.
Sau đó, IPC ký 6 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đơn giá từ 7 triệu đồng – 8,8 triệu đồng/m2, tổng diện tích chuyển nhượng hơn 24.000 m2, tổng số tiền thu được chỉ hơn 186 tỉ đồng (4 hợp đồng năm 2016 do ông Tề Trí Dũng, Tổng giám đốc IPC ký; và 2 hợp đồng năm 2018 do ông Trần Đăng Linh, Phó tổng giám đốc IPC ký). Khách hàng đã thanh toán đủ tiền và nhận nền.
Thời điểm thanh tra, Thanh tra TP.HCM kết luận việc IPC chuyển nhượng số lượng lớn nền đất tại dự án An Phú Tây cho một số cá nhân thay vì tổ chức bán qua sàn giao dịch bất động sản , không tổ chức đấu giá, bán với giá chưa phù hợp là không cần thiết, vì thời điểm bán IPC chưa cần vốn.
Việc chuyển nhượng nền đất không mang lại hiệu quả, bởi năm 2008 IPC góp vốn vào SADECO với giá 6,6 triệu đồng/m2, đến năm 2016 chuyển nhượng với giá 7 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT); giá bán so với giá mua tăng 6%, trong khi tính lãi suất ngân hàng trong 8 năm tăng khoảng 42% (tạm tính lãi suất ngân hàng 6%/năm).
Thanh tra TP cũng chỉ ra việc thẩm định giá làm giá bán các nền đất là chưa phù hợp. Bởi lẽ chứng thư thẩm định giá năm 2016 có đớn giá từ 6,4 triệu đồng-6,7 triệu đồng/m2 và chứng thư thẩm định giá năm 2018 có đơn giá 8,05 triệu đồng-8,73 triệu đồng/m2 tùy vị trí và nền nhà phố hay biệt thự. Trong khi đó, so với giá bán nền đất công bố của SADECO tại thời điểm tháng 11-2016 đã là 8,2 triệu đồng-14 triệu đồng/m2.
Công ty SADECO là đơn vị liên kết với IPC (IPC góp 28% vốn của SADECO). Nhưng Chủ tịch HĐQT SADECO, đồng thời là Tổng giám đốc IPC là ông Tề Trí Dũng vẫn bán nền với “giá bèo” có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho nhà nước.
Thanh tra TP kết luận trách nhiệm chính trong việc bán nền “giá bèo” thuộc về tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách, phòng kinh doanh IPC.
Trước đó, ông Tề Trí Dũng, bà Hồ Thị Thanh Phúc, ông Vũ Xuân Đức, ông Trần Đăng Linh đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần SADECO cho Công ty Nguyễn Kim.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt ông Tề Trí Dũng 20 năm tù; bà Hồ Thị Thanh Phúc 16 năm tù; ông Trần Đăng Linh 8 năm tù cùng về 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; phạt ông Vũ Xuân Đức 3 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Phó phòng ngân hàng huyện lừa đảo gần 50 tỷ đồng
Dù chỉ là Phó trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Sơn Động, Bắc Giang, nhưng Phạm Thị Phượng, SN 1988, trú tại tổ dân phố Đoàn Kết, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động đã vay 43 công dân với tổng số tiền khoảng 47 tỷ đồng.
Số tiền lớn trên là mồ hôi, nước mắt của nhiều cá nhân trên địa bàn. Trong đó, có những cụ già đã gần đất xa trời, vì tin tưởng Phượng là cán bộ ngân hàng nên đã gửi tiền cho đối tượng mong kiếm chút lãi cao hơn để có tiền dưỡng già. Không ngờ, trả lãi cao là "chiêu" để cô ta dụ các con mồi vào bẫy.
Phạm Thị Phượng tại cơ quan Công an.
Một trong những nạn nhân của Phượng là bà Nguyễn Thị T, 65 tuổi. Bà T vốn là giáo viên về hưu. Hai vợ chồng tích cóp cả đời được hơn 1 tỷ đồng đem gửi ngân hàng lấy lãi chi tiêu hàng ngày. Tuy nhiên, khi bà T đến hạn rút tiền, Phượng là cán bộ ngân hàng, biết việc này nên đã lân la gặp bà T, nói rằng mình đang cần tiền để làm thủ tục cho khách đáo hạn nên muốn vay lại với lãi suất 1.500 đồng/1 triệu/ngày. Theo lời Phượng phân tích thì với số tiền gốc 1 tỷ tiền gốc, mỗi tháng bà T sẽ được lãi 45 triệu đồng, gấp gần 10 lần so với lãi suất ngân hàng.
Thấy có lãi cao, lại tin tưởng Phượng là cán bộ ngân hàng nên bà T đã đồng ý cho Phượng vay. Thời gian đầu, Phượng trả lãi đầy đủ nên bà T tin tưởng lắm, giới thiệu anh em, bạn bè, người thân trong gia đình mình cho Phượng vay. Không ngờ, một thời gian sau, Phượng lẩn tránh không trả lãi, đòi gốc cô ta cũng khất lần. Không còn cách nào khác, bà T đành làm đơn trình báo Công an.
Một nạn nhân đáng thương khác là bà Hoàng Thị N. Bà N vốn độc thân, hoàn cảnh khó khăn, hàng ngày đi bán rau để kiếm sống. Dành dụm mãi được hơn 300 triệu mang gửi ngân hàng để lấy tiền dưỡng già, không ngờ nghe lời ngon ngọt của Phượng nên sập bẫy.
Bà N cho biết "Khi cô ta không trả lãi, mọi người kéo đến nhà tôi mới biết cô ta nợ rất nhiều tiền của rất nhiều người. Số tiền của tôi chỉ là muối bỏ bể nhưng là mồ hôi, nước mắt của cả cuộc đời tôi. Giờ mất hết tôi không biết sống ra sao". Được biết, khi hay tin Phượng bị bắt, bà N ốm liệt giường hàng chục ngày vì xót của và lo lắng không biết có thể đòi lại được đồng nào hay không.
Theo tài liệu của cơ quan Công an thì từ thời điểm năm 2013, khi đang là nhân viên của ngân hàng này tại chi nhánh thị trấn Thanh Sơn (huyện Sơn Động) Phượng đã bắt đầu việc vay lãi của một số cá nhân rồi cho người khác vay lại với lãi cao hơn để hưởng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong cùng năm, đang trong thế là "chủ nợ" Phượng trở thành "con nợ" khi 3 đối tác vay số tiền 5 tỷ của cô ta không còn khả năng chi trả.
Từ năm 2013 đến khi bị bắt giữ, lợi dụng danh nghĩa và uy tín của bản thân, dưới hình thức huy động vốn để đáo hạn ngân hàng và hứa hẹn trả lãi suất cao, Phượng đã vay tiền của nhiều công dân trên địa bàn huyện Sơn Động. Phượng sử dụng số tiền vay được để tiếp tục cho người khác vay với lãi suất cao hơn để hưởng lợi nhuận chênh lệch. Thực tế, do đang nợ số tiền lớn, Phượng đã dùng tiền vay được của người này để trả tiền gốc và tiền lãi cho người khác cho đến khi hoàn toàn không còn khả năng chi trả. Bằng thủ đoạn trên, Phạm Thị Phượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 43 công dân với tổng số tiền khoảng 47 tỷ đồng.
Tại cơ quan Công an, Phượng khai nhận: Từ năm 2013-2020 lợi dụng danh nghĩa là cán bộ ngân hàng, cần tiền để làm thủ tục đáo hạn cho khách đối tượng đã vay tiền của nhiều người với lãi suất từ 1.500 đồng đến 2.500 đồng/1 triệu/1 ngày. Tuy nhiên, đối tượng không sử dụng tiền vay để để đáo hạn như hứa hẹn mà dùng để trả nợ cá nhân.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố, tạm giam đối với Phạm Thị Phượng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại điểm a, Khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự. Ngày 17/5, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã kết luận điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang truy tố bị can với tội danh trên.
Trong thời gian tới, để phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bắc Giang đề nghị các ngân hàng cần siết chặt hơn trong công tác quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các nhân viên có dấu hiệu tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động vay đáo hạn ngân hàng để phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý. Đồng thời khuyến cáo quần chúng nhân dân hết sức cảnh giác, tỉnh táo, không tham gia các hoạt động cho vay lãi suất cao để tránh gây thiệt hại về tài sản.
Lãi suất 60% năm, giám đốc cắn răng vay tín dụng đen Tìm kiếm nguồn vốn là một trong hai khó khăn hàng đầu mà doanh nghiệp Việt gặp phải, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ tìm đến nguồn tín dụng đen. Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021 chỉ ra rằng, tìm kiếm nguồn vốn là một trong hai khó khăn hàng đầu...