Ông Tây giúp dân khỏi ngã, người Việt ngồi cười?
Sau cơn mưa giông ở Hà Nội, một người ngoại quốc đã đứng giữa ngã tư để cảnh báo xe máy khỏi ngã, còn người Việt thì… ngồi cười.
Ông Tây đứng giữa đường để cảnh báo nguy hiểm đường trơn ở phố Tạ Hiện. Ảnh trên mạng xã hội facebook
Mấy ngày sau cơn giông, ở Hà Nội có bao nhiêu là chuyện. Nào là chuyện cây trồng kiểu “nguyên đai nguyên kiện”, khuyến mãi cả túi nilon bọc bầu đất nên đổ ngã chỏng trơ. Nào là phố phường cột điện dây điện ngổn ngang chưa thu dọn kịp. Nào là tranh cãi về cây xanh, nên bảo vệ hay nên chặt bớt…
Trong tất cả những chuyện xôn xao đó, tôi chú ý tới một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội đang khiến nhiều người phải suy nghĩ. Đó là bức ảnh chụp một người đàn ông ngoại quốc lom khom đứng ở ngã tư phố Tạ Hiện (Hà Nội), bên cạnh tấm biển báo thô sơ “Đi chậm” bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh.
Thông tin trên mạng xã hội cho biết: “Người đàn ông này đứng giữa ngã tư để cảnh báo cho những người đi xe máy khỏi trượt ngã vì đường trơn. Trong khi những người Việt Nam ngồi uống nước xung quanh được những trận cười khoái chí khi thấy từng chiếc xe máy bị trượt ngã”. Ảnh chụp ở phố Tạ Hiện sau trận mưa giông ngày 13/6 vừa qua.
Thật tiếc là thông tin chỉ có vậy thôi. Không biết rõ hơn tên của “ông Tây” tốt bụng kia là gì, người nước nào, ông đến du lịch hay làm việc ở Hà Nội. Nhưng nhiếp ảnh có ngôn ngữ riêng của nó, tự bản thân bức ảnh đã toát lên rất nhiều điều.
Thú thực là tôi cảm thấy xấu hổ trước người đàn ông ngoại quốc này, bởi mình là người Việt Nam, đang sống trên đất nước mình nhưng chưa bao giờ có can đảm và đủ tự tin để làm một việc tốt bình thường như ông.
Việc tốt ấy có khó không? Không hề khó. Chỉ là một tấm biển cảnh báo tự tạo buộc vào cán chổi, cắm vào chiếc ghế gỗ hỏng một nhà nào đó bỏ đi, nhưng chắc chắn nhờ nó, và quan trọng hơn, nhờ vào người đàn ông bất chấp hiểm nguy, đứng giữa ngã 4 để báo hiệu cho mọi người, nhiều người đã thoát khỏi cơn nguy hiểm.
Trong khi người ngoại quốc làm thế, thì buồn thay, người Việt ngồi xung quanh đó chỉ khoái trí cười ầm ĩ khi thấy xe máy ngã vì đường trơn. Thật là xấu hổ.
Cái phản ứng cười khoái trí khi thấy người đi đường chẳng may ngã, đổ xe là chuyện không hề hiếm gặp ở người Việt chúng ta. Chẳng hiểu gọi nên nó là gì, là sản phẩm của cá tính “hay cười, dễ cười” của người Việt hay là sự thiếu cảm thông, thương xót với đồng loại tới mức hơi có phần… ngu muội (!?)
Chắc có người sẽ chậc lưỡi bảo, đó là sản phẩm của hai nền văn hóa khác nhau, phương Đông và phương Tây. Không, dù là sản phẩm của nền văn hóa nào, thì nó cũng phải gặp nhau chung ở một điểm chứ, đó là tình thương, tình người, tình đồng loại.
Tại sao chúng ta không thể thay đổi cách suy nghĩ chỉ bo bo lo cho mối lợi của bản thân mình, gia đình mình mà vô cảm với xã hội? Nếu xã hội có nhiều những con người vô cảm, chỉ biết bản thân, còn lại là mặc kệ mọi chuyện tốt xấu, thì do lỗi của ai?
Thực ra quá phức tạp để truy đến tận ngọn nguồn. Mọi ứng xử của mỗi cá nhân trong xã hội đều bắt nguồn từ một chuỗi những phản ứng đã trở thành “kinh nghiệm sống”. Có thể người Việt ngày nay ít đối xử tốt với nhau, ít sống vì nhau bởi họ nhận ra, làm điều tốt nhiều khi chỉ mang đến tai vạ, mắc họa vào thân.
Nhưng cứ nghĩ mà xem, mỗi một việc tốt, một điều tử tế bạn làm cho cộng đồng, nó sẽ có một hiệu ứng “domino” vô cùng mãnh liệt. Người A tốt với người B, người B tốt với người C… chuỗi tử tế ấy sẽ tỏa rộng ra và điều tốt đẹp trên cuộc đời sẽ không bao giờ bị tuyệt diệt. Điều đó ý nghĩa lắm chứ.
Những điều tốt đẹp bạn làm hôm nay, có thể ngày mai bạn sẽ chưa được nhận về trái ngọt, nhưng xin bạn đừng ngã lòng, đừng nản chí. Hãy tiếp tục hành động theo sự mách bảo của thiên lương, của nhân tính, rồi tất cả chúng ta sẽ đều có một thành quả đẹp.
Nhìn bức ảnh người đàn ông ngoại quốc đứng giữa ngã 4 đường để cảnh báo hiểm nguy ở đường phố Hà Nội sau cơn mưa giông, tôi và có lẽ nhiều người như tôi, cảm thấy xấu hổ nhưng cũng cảm nhận được sự ấm áp của một ngọn lửa vô tận.
Ngọn lửa ấy động viên chúng ta, khuyến khích chúng ta để cùng nhau sống tốt đẹp hơn, sống vì người khác hơn.
Mi An
Theo_Báo Đất Việt
Tận thấy kho quạt cổ quý giá của 'thần gió' Hà thành
"Bảo tàng quạt cổ" là từ mà nhiều người dùng để gọi căn nhà 27 m2 nằm ở số 2 phố Tạ Hiện (Hà Nội) của kỷ lục gia Trần Công Phúc - Người sở hữu bộ sưu tập quạt cổ lớn nhất Việt Nam.
Đã có thâm niên trên 40 năm trong nghề phục chế quạt cổ và sở hữu kho quạt cổ "đồ sộ" nhất Việt Nam, ông Trần Công Phúc được nhiều người gọi bằng những cái tên rất "kêu" như "thần gió" hay "vua quạt cổ đất Hà Thành".
Video đang HOT
Bằng xác lập kỷ lục của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam có ghi: "Ông Trần Công Phúc - Người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất."
"Bảo tàng quạt cổ" của ông nằm ở số 2 phố Tạ Hiện với diện tích 27 m2 khiêm tốn trên "con phố Tây" sầm uất.
Ông Phúc vốn là một sinh viên khoa Văn, nhưng bỏ dở sự nghiệp học hành vì chiến tranh. Ông vẫn thường nói đùa rằng do "cơm áo không đùa với khách thơ" nên phải lao vào kiếm tiền nuôi con. Nhưng cũng chính vì thế mà ông nên duyên với quạt cổ suốt 40, 50 năm qua.
Trước đây, ông làm công nhân hàn áp lực Xí nghiệp Đầu máy xe lửa Hà Nội suốt 15 năm, chuyên sửa chữa băng đa, phụ tùng đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. Thời ấy, ông thường nhận sửa chữa quạt con cóc, tai voi, điện cơ, quấn mô tơ điện.
Sau đó, khi Khách sạn Metropole Hà Nội, Nhà hát Lớn, Thư viện Quốc gia, Bách hóa Tổng hợp... tháo bỏ quạt cũ để lắp điều hòa thì ông góp nhặt về, thay thế, chỉnh sửa phụ tùng rồi treo lên, ai ưng ý thì ông bán.
Hiện tại, bộ sưu tập quạt cổ của ông Phúc có khoảng hơn 500 chiếc, nhiều nhất là quạt Marelli (Ý), thứ đến là quạt Emi, Phillips (Hà Lan), Éon, Calor (Pháp), quạt tai voi (Nga)... Nhiều chiếc trong số đó có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm và có giá hàng chục triệu đồng.
Quạt Marelli (Ý) chiếm đa số trong gia tài bạc vạn của "vua quạt".
Chiếc quạt tai voi hiệu Carlo (Pháp) nằm khiêm tốn trong một góc nhà.
Chiếc quạt trần gần trăm tuổi của Ý này được ông Phúc lặn lội đến tận Cần Thơ mang về. Đây là một trong những chiếc quạt có giá nhất thuộc bộ sưu tập của ông, được một gia đình khá giả sống ở phố Hàng Gai trả 130 triệu đồng nhưng ông Phúc nhất quyết không bán. "Tôi muốn giữ lại vì nó là một thứ dù có tiền cũng không thể mua được" - Ông Phúc chia sẻ.
Ít ai ngờ rằng chiếc quạt trần được ông treo trong nhà này có giá tới 60 triệu đồng.
"Cái này trông cũ cũ thế thôi chứ nếu làm lại thì có thể bán với giá 40, 50 triệu" - Ông Phúc cho biết.
Chiếc quạt cây hiệu Marelli của Ý này có tuổi thọ lên đến gần 100 năm, trị giá khoảng 20 triệu đồng.
Sau khi được tân trang, chiếc quạt trăm tuổi này nhìn vẫn như mới.
Những chiếc quạt cũ khi ông Phúc mới mang về sẽ được sửa phần cơ...
... sau đó đánh gỉ.
... rồi dùng xi Cana lau cho mới, bóng.
Căn nhà ông đang sống cùng vợ rất nhỏ nên mọi chỗ trống đều được tận dụng để xếp các bộ phận của quạt.
Ông Phúc nói: "Đáng ra nếu nhà rộng thì tôi sẽ trưng bày những chiếc quạt này theo từng thời kì sản xuất. Nhưng khổ nỗi nhà chật quá nên phải để linh tinh, chỉ dùng trí nhớ để nhớ vị trí của chúng."
Ông Phúc gọi vui gia tài của mình là "đồng nát". Bởi vì khi ông mua về chúng vẫn còn rất cũ và hỏng hóc. Chính bàn tay tài hoa của "thần gió" đã thổi hồn và làm "sống" lại những chiếc quạt tưởng chừng bỏ đi này.
Đã có thâm niên trên 40 năm trong nghề phục chế quạt cổ và sở hữu kho quạt cổ "đồ sộ" nhất Việt Nam, ông Trần Công Phúc được nhiều người gọi bằng những cái tên rất "kêu" như "thần gió" hay "vua quạt cổ đất Hà Thành".
Bằng xác lập kỷ lục của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam có ghi: "Ông Trần Công Phúc - Người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất."
"Bảo tàng quạt cổ" của ông nằm ở số 2 phố Tạ Hiện với diện tích 27m vuông khiêm tốn trên "con phố Tây" sầm uất.
Ông Phúc vốn là một sinh viên khoa Văn, nhưng bỏ dở sự nghiệp học hành vì chiến tranh. Ông vẫn thường nói đùa rằng do "cơm áo không đùa với khách thơ" nên phải lao vào kiếm tiền nuôi con. Nhưng cũng chính vì thế mà ông nên duyên với quạt cổ suốt 40, 50 năm qua.
Bằng xác lập kỷ lục của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam có ghi: "Ông Trần Công Phúc - Người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất."
"Bảo tàng quạt cổ" của ông nằm ở số 2 phố Tạ Hiện với diện tích 27m vuông khiêm tốn trên "con phố Tây" sầm uất.
Bằng xác lập kỷ lục của Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam có ghi: "Ông Trần Công Phúc - Người có bộ sưu tập quạt cổ nhiều nhất."
Trước đây, ông làm công nhân hàn áp lực Xí nghiệp đầu máy xe lửa Hà Nội suốt 15 năm, chuyên sửa chữa băng đa, phụ tùng đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. Thời ấy, ông thường nhận sửa chữa quạt con cóc, tai voi, điện cơ, quấn mô tơ điện.
Sau đó, khi Khách sạn Metropole Hà Nội, Nhà hát lớn, Thư viện quốc gia, Bách hóa tổng hợp... tháo bỏ quạt cũ để lắp điều hòa thì ông góp nhặt về, thay thế, chỉnh sửa phụ tùng rồi treo lên, ai ưng ý thì mua.
Hiện tại, bộ sưu tập quạt cổ tại ngôi nhà số 2 phố Tạ Hiện của ông Phúc có tổng cộng khoảng hơn 500 chiếc, nhiều nhất là quạt Marelli (Ý), thứ đến là quạt Emi, Phillips (Hà Lan), Éon, Calor (Pháp), quạt tai voi (Nga)... Nhiều chiếc trong số đó có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm và có giá hàng chục triệu đồng.
Quạt Marelli (Ý) chiếm đa số trong gia tài bạc vạn của "vua quạt".
Chiếc quạt tai voi hiệu Carlo (Pháp) nằm khiêm tốn trong một góc nhà.
Chiếc quạt trần gần trăm tuổi của Ý này được ông Phúc lặn lội đến tận Cần Thơ mang về. Đây là một trong những chiếc quạt có giá nhất thuộc bộ sưu tập của ông, được một gia đình khá giả sống ở phố Hàng Gai trả 130 triệu đồng nhưng ông Phúc nhất quyết không bán. "Tôi muốn giữ lại vì nó là một thứ dù có tiền cũng không thể mua được", ông Phúc chia sẻ.
Ít ai ngờ rằng chiếc quạt trần được ông treo trong nhà này có giá tới 60 triệu đồng.
"Cái này trông cũ cũ thế thôi chứ nếu làm lại thì có thể bán với giá 40, 50 triệu", ông Phúc cho biết.
Chiếc quạt cây hiệu Marelli của Ý này có tuổi thọ lên đến gần 100 năm, trị giá khoảng 20 triệu đồng.
Sau khi được tân trang, chiếc quạt trăm tuổi này nhìn vẫn như mới.
Những chiếc quạt cũ khi ông Phúc mới mang về sẽ được sửa phần cơ...
... rồi dùng xi Cana lau cho mới, bóng.
Căn nhà ông đang sống cùng vợ rất nhỏ nên mọi chỗ trống đều được tận dụng để xếp các bộ phận của quạt. Ông Phúc nói: "Đáng ra nếu nhà rộng thì tôi sẽ trưng bày những chiếc quạt này theo từng thời kì sản xuất. Nhưng khổ nỗi nhà chật quá nên phải để linh tinh, chỉ dùng trí nhớ để nhớ vị trí của chúng."
Ông Phúc gọi vui gia tài của mình là "đồng nát". Bởi vì khi ông mua về chúng vẫn còn rất cũ và hỏng hóc. Chính bàn tay tài hoa của "thần gió" đã thổi hồn và làm "sống" lại những chiếc quạt tưởng chừng bỏ đi này.
Theotienphong.vn
Đằng sau bức ảnh "một mái tóc dài đen trong gió" của kiến trúc sư Ý Một kiến trúc sư Ý khi đến Việt Nam đã phải lòng "một mái tóc đen dài bay trong gió" như thế... Bức ảnh để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng một kiến trúc sư Ý Trong một tháng lưu lại Việt Nam, nhiếp ảnh gia kiêm kiến trúc sư người Ý Gianpaolo Arena đã thực hiện bộ ảnh "My Vietnam"...