Ông Tất Thành Cang là Trưởng ban hòa giải, đối thoại của TP.HCM
TP.HCM thành lập Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại. Ông Tất Thành Cang, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, là Trưởng ban.
Ngày 7/11, tại Hội nghị triển khai thí điểm tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết án dân sự, hành chính ở TP.HCM, Tòa án Nhân dân TP công bố thành lập 10 trung tâm hòa giải, đối thoại.
10 trung tâm này này đặt tại TAND TP.HCM và TAND quận 1, quận 2, quận 9, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi. Đây là các địa bàn có số lượng án tranh chấp dân sự, hành chính cao và phức tạp.
TP.HCM thành lập 10 trung tâm hòa giải, đối thoại.
Các trung tâm bắt đầu hoạt động từ ngày 1/11, với bộ máy gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 5-15 hòa giải viên, đối thoại viên, thư ký. Nhiệm vụ chính là hòa giải những tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động; đối thoại khiếu kiện hành chính.
Ban Thường vụ Thành ủy cũng thành lập Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại gồm 12 thành viên. Ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy, Phó ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TP.HCM làm Trưởng ban.
Video đang HOT
Ông Tất Thành Cang làm Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại. Ảnh: Hải An.
“Việc này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải, đối thoại tại TAND, góp phần giảm áp lực số lượng vụ việc tòa án phải giải quyết thông qua mở phiên tòa xét xử; giảm số lượng vụ việc cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức cưỡng chế thi hành; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các cơ quan tư pháp, đương sự, Nhà nước và toàn xã hội”, Chánh án TAND TP.HCM Ung Thị Xuân Hương cho biết.
Việc thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính được triển khai cho 16 TAND tỉnh, thành, trong đó có TP.HCM.
Ngân Giang
Theo Zing
Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Tăng cường hoà giải, đối thoại là giải pháp căn cơ giải quyết án hành chính
Toà án đang áp dụng giải pháp căn cơ là tăng cường hoà giải, đối thoại trong giải quyết án hành chính.
Những nội dung liên quan việc giải quyết các vụ án hành chính và giải pháp căn cơ nhằm khắc phục những hạn chế, tăng tỷ lệ giải quyết án hành chính đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, đã được Chánh án TANDTC giải trình trước Quốc hội chiều nay (30/10).
Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 30/10
Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Đoàn Hưng Yên) phản ánh thời gian qua có hiện tượng khi giải quyết các vụ án hành chính thì người bị kiện là Chủ tịch UBND các cấp không hợp tác, hoặc không có mặt hay thường cử người không đủ thẩm quyền đến toà thay. Tình trạng này dẫn đến chậm trễ trong giải quyết án hành chính, gây bức xúc và đến nay vấn đề này chưa có chuyển biến.
"Giám sát của Uỷ ban Tư pháp cho rằng một trong những nguyên nhân là do một số Thẩm phán còn nể nang và ngại va chạm. Chánh án có đồng tình với nhận định này hay không và có giải pháp mạnh mẽ gì để khắc phục?", đại biểu Nguyệt hỏi.
Trả lời chất vấn này, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết, từ kết quả giám sát chuyên đề của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội cũng như từ thực tiễn hoạt động của ngành Toà án cho thấy việc giải quyết án hành chính có 3 tồn tại chính là: tỷ lệ giải quyết án thấp so với yêu cầu của Quốc hội; số lượng án hành chính tồn đọng nhiều; thời gian kéo dài..
Theo Chánh án Nguyễn Hoà Bình, nguyên nhân cũng đã được đại biểu Vũ Thị Nguyệt đặt ra trong phần đặt câu hỏi đó là sự thiếu vắng các chủ thể có liên quan trong việc giải quyết án hành chính tại Toà án.
Về thắc mắc Thẩm phán e ngại khi giải quyết án hành chính, Chánh án Nguyễn Hòa Bình thừa nhận nguyên nhân này có, nhưng không phải là chủ yếu và đã giảm dần,. Bởi hiện nay theo quy định của Luật không còn tình trạng Toà cấp huyện giải quyết các vụ án hành chính cấp huyện cũng như cấp xã, mà tất cả đã được đưa lên tỉnh để giải quyết. Vì vậy có thể nói nguyên nhân này có nhưng đã được hạn chế rất đáng kể. Tuy vậy, về phía Toà án cũng đặt ra một loạt các giải pháp khắc phục những nguyên nhân chủ quan do lỗi từ phía Toà án.
"Chúng tôi đã tăng cường Thẩm phán cho đội ngũ giải quyết các án hành chính, tăng cường việc hướng dẫn pháp luật, đề cao trách nhiệm của các Thẩm phán trong việc giải quyết án hành chính. Đồng thời, có một Chỉ thị về việc rà soát tất cả các án hành chính đang tồn đọng để tập trung giải quyết, nhằm nâng cao tỷ lệ giải quyết này lên theo yêu cầu của Quốc hội", Chánh án cho biết.
Đồng thời Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho rằng, cũng cần có sự tham gia rất tích cực theo quy định của luật của các uỷ ban hành chính thì Toà án mới giải quyết được triệt để tình trạng này.
Chánh án Nguyễn Hoà Bình thông tin, Toà án cũng đang áp dụng giải pháp căn cơ khác là tăng cường hoà giải, đối thoại trong giải quyết án hành chính. Bởi thực chất vấn đề này là giải quyết mối quan hệ giữa người dân và các cơ quan chính quyền thông qua các quyết định hành chính của mình.
Theo Chánh án, nếu như chúng ta đối thoại tốt, tạo ra sự đồng thuận giữa người dân và chính quyền để hai bên lắng nghe nhau, hiểu nhau hơn thì Toà không phải xử. Và với giải pháp này từ thực tiễn thí điểm Hải Phòng và đang triển khai thí điểm ở 16 tình, thành phố khác cho thấy đã tháo gỡ được khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật, cũng như những thiếu vắng trong quy định của pháp luật.
Với giải pháp này, khi đối thoại thì không nhất thiết phải Chủ tịch hay Phó Chủ tịch UBND đang tham gia đối thoại, chỉ cần người dân, người nắm được việc và có thẩm quyền nhất định tham gia đối thoại thì có thể tạo được sự đồng thuận.
"Với việc thí điểm như thế này, chúng tôi cho rằng đây là cơ chế căn cơ và rất mong các địa phương ủng hộ chủ trương này", Chánh án Nguyễn Hoà Bình bày tỏ.
Nguồn: Báo Công Lý
Làm sao để không phải "xin lỗi dân" Các địa phương khác cũng nên coi đây là bài học để làm sao không còn lợi ích nhóm sinh sôi mỗi khi có dự án. Những khiếu kiện gay gắt ở Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh đã phần nào bớt nóng khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận về những sai phạm ở đây và lãnh đạo chủ chốt...