Ông Tất Thành Cang bị cách chức Ủy viên T.Ư, Phó bí thư TP.HCM
Chiều nay, 26.12, Ban Chấp hành Trung ương đã thi hành kỷ luật với ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.
Đồ họa Việt Anh.
Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM.
Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 – 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Ông Tất Thành Cang sinh năm 1971, quê Long An. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Tại kỳ họp thứ 32 (đầu tháng 12.2018), Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 31 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với ông Tất Thành Cang.
Về vi phạm của ông Tất Thành Cang, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông này vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ Thành phố và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố.
Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, ông Tất Thành Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Video đang HOT
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, vi phạm của ông Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.
Mới đây, Thường trực Thành ủy TP. HCM vừa chấp thuận cho ông Tất Thành Cang được nghỉ phép từ ngày 17.12 đến ngày 3.1.2019.
Theo Danviet
Kiểm tra, xử lý cán bộ vi phạm: Làm gì để "trên nóng, dưới nóng"?
Theo ông Hà Quốc Trị, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương (KTTƯ), vừa qua Ủy ban KTTƯ đã thực hiện bước quan trọng như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư là kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới có dấu hiệu vi phạm và đã kết luận và xử lý nhiều cán bộ cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.
Ngày 12.10, Ủy ban KTTƯ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Ngành Kiểm tra, tại buổi kỷ niệm này Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban KTTƯ (ảnh TTXVN).
Lý giải về tính hiệu quả trong công tác kiểm tra của Ủy ban KTTƯ trong thời gian qua, ông Hà Quốc Trị cho biết, đầu tiên là có kế hoạch cụ thể và làm tốt kế hoạch. Cán bộ từng địa bàn làm tốt công tác nắm tình hình. Ủy ban KTTƯ xác định, lượng kiểm tra ít, địa bàn, lĩnh vực, đối tượng kiểm tra thì nhiều, do đó phải lựa chọn xem đối tượng nào cần kiểm tra, lĩnh vực nào cần phải vào, nếu không hiệu quả sẽ thấp và sẽ không làm xuể.
Từ việc xác định như vậy nên Ủy ban KTTƯ đã tập trung vào những đối tượng, lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm, ví dụ như lĩnh vực quản lý đất đai, công tác cán bộ, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính ngân hàng. Thời gian qua đúng là những lĩnh vực trên dễ phát sinh vi phạm, việc nhận định và vào cuộc của Ủy ban KTT Ư là đúng, trúng. Kết quả kiểm tra và xử lý những vi phạm vừa qua chứng tỏ được vấn đề nóng được quan tâm, xem xét và xử lý kịp thời.
Ông Hà Quốc Trị, Ủy viên Ủy ban KTTƯ (ảnh PV).
Khi tiến hành kiểm tra đối với những vụ việc phức tạp, nhân vật có tên tuổi như vụ ông Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà, hay kiểm tra dấu hiệu vi phạm của các tướng lĩnh Công an, Đoàn kiểm tra có gặp khó khăn, trở ngại gì thưa ông?
- Những cán bộ, đảng viên có chức quyền cao việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm liên quan tới họ tôi nghĩ không chỉ việc kiểm tra về Đảng mà việc thanh tra, kiểm toán cũng sẽ gặp khó khăn. Trước hết là khó khăn khi đi vào kiểm tra, khó khăn trong quá trình kiểm tra, khó khăn khi thực hiện các công tác chuyên môn, chẳng hạn tiếp cận hồ sơ tài liệu không phải dễ dàng.
Để khắc phục khó khăn đoàn công tác của Ủy ban KTTƯ đang theo vụ việc được phân công nói riêng và tập thể Ủy ban KTTƯ nói chung luôn đoàn kết, động viên các thành viên trong Đoàn, đặc biệt với đồng chí trưởng đoàn. Ủy ban KTTƯ xác định đã vào kiểm tra thì phải làm đến nơi đến chốn, làm rõ đúng sai. Có thể những đối tượng đang bị kiểm tra có vị trí công tác cao, có quan hệ nhưng Ủy ban KTTƯ xác định điều đó không được làm chùn bước, vẫn phải làm theo đúng quy định.
- Trong Hội nghị cũng như khi làm việc với Ủy ban KTTƯ, các đồng chí lãnh đạo Đảng chỉ đạo phải kiểm tra, làm quyết liệt, thậm chí còn nói làm mạnh hơn nữa. Qua các vụ việc cho thấy trên Trung ương đã "nóng", phía dưới vẫn "lạnh" hay nói cách khác là vẫn thong dong không muốn làm, vậy Ủy ban KTTƯ làm thế nào để khắc phục điều này? Như chúng ta đều biết, công tác xây dựng Đảng không phải chỉ của Ủy ban KTTƯ mà toàn Đảng, toàn bộ hệ thống các cấp ủy đảng. Vừa qua Ủy ban KTTƯ đã thực hiện bước quan trọng như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư là kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới có dấu hiệu vi phạm và đã kết luận và xử lý nhiều cán bộ cấp huyện vi phạm. Mặc dù hoạt động kiểm tra Đảng trên Trung ương rất "nóng", nhưng dường như bên dưới, nhất là ở các địa phương vẫn còn "lạnh", Ủy ban KTTƯ có cách gì để khắc phục tình trạng này này, thưa ông?
Rõ ràng việc tiến hành kiểm tra các cấp có tác dụng, việc kiểm tra, kết luận, xử lý đó sẽ tạo sự lan tỏa. Cấp ủy quản lý tổ chức đảng, quản lý đảng viên ở đó đương nhiên phải thấy trách nhiệm khi không phát hiện vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện quản lý. Ngoài việc phải kiểm điểm theo yêu cầu của Ủy ban KTTƯ, cấp ủy ở địa phương đó phải tăng cường kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm.
Việc Ủy ban KTTƯ xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm ở tầm cấp huyện, thành ủy như Ban Thường vụ Thành ủy Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) và Huyện ủy Hướng Hóa (Quảng Trị) ngoài việc "hâm nóng" phía dưới, còn tránh xảy ra việc sai phạm "chìm xuồng" thưa ông?
- Việc kiểm tra đó chỉ ra trách nhiệm của Ban Thường vụ cấp tỉnh, cơ quan Kiểm tra cấp tỉnh thấy được trách nhiệm của mình trong việc quản lý cán bộ, đảng viên. Ban Thường vụ Huyện ủy, cán bộ, đảng viên lãnh đạo cấp huyện là do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phải kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm nhưng đã không vào cuộc để Ủy ban KTTƯ vào cuộc. Từ đó chỉ ra vi phạm thì rõ ràng cấp ủy tỉnh cũng phải thấy được trách nhiệm của mình trong công tác quản lý cán bộ, đảng viên.
Việc kiểm tra kết luận những vụ việc như vậy tạo sự lan tỏa nữa là làm cho những cấp ủy ở nơi khác cũng thấy được trách nhiệm và phải chủ động công tác kiểm tra khi thấy có dấu hiệu vi phạm.
Để hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng cấp tỉnh, huyện thực chất, hiệu quả đòi hỏi vai trò của Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy thưa ông?
- Đúng như vậy. Để cả hệ thống của Đảng vào cuộc trong mọi hoạt động, đặc biệt là cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng thì vai trò của Bí thư, người đứng đầu cấp ủy các cấp rất quan trọng. Người đứng đầu này không những quan tâm mà phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện cho Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cùng cấp đó làm việc, ủng hộ việc kiểm tra đảng viên và cấp ủy đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm. Cơ quan Kiểm tra khi muốn thực hiện kế hoạch kiểm tra mà không có sự ủng hộ của Bí thư cấp ủy thì sẽ khó khăn.
Việc kiểm tra, giám sát của Đảng được làm quyết liệt từ Trung ương xuống địa phương sẽ góp phần vào việc phòng chống tham nhũng cũng như các biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa như thưa ông?
- Vừa qua kết quả của Ủy ban KTTƯ qua kiểm tra đã phát hiện, kết luận và xử lý những vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên, sàng lọc đội ngũ, qua đó có tác dụng giáo dục phòng ngừa, răn đe những đảng viên khác. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói, xử lý kỷ luật một người là để cứu muôn người, đó là tính nhân văn chứ không phải cứ xử lý nhiều mới là tốt. Qua kiểm tra, xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên vi phạm như trong thời gian vừa qua rõ ràng sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo quản lý thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, ý thức hơn trọng trách của mình trong thực hiện công việc, cũng như trong cuộc sống. Đó chính là tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát.
Xin cảm ơn ông (!)
Tại kết luận kỳ họp thứ 29 (giữa tháng 9.2018), Ủy ban KTTƯ đã kết luận vi phạm của Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa, Quảng Trị nhiệm kỳ 2015 -2020 và các cán bộ, đảng viên liên quan. Vi phạm của những cán bộ lãnh đạo huyện này đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật.
Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật cách chức Phó Bí thư và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 đối với ông Diệp Văn Thạnh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh và thi hành kỷ luật cảnh cáo hai người khác.
Theo Danviet
Ông Trương Minh Tuấn xin thôi BCH Đảng bộ khối các cơ quan T.Ư Ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban chuyên trách Ban Tuyên giáo Trung ương đã xin thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương. Ông Trương Minh Tuấn. (Ảnh IT) Ngày 10.10, tại Hà Nội, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14....