Ông Tập tiết lộ về cuộc gặp giữa ông Kim với Ngoại trưởng Trung Quốc
Thông tin chi tiết về cuộc gặp giữa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiết lộ trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Tân Hoa Xã
Điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay, 4/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhấn mạnh tầm quan trọng của Bắc Kinh trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đáp lại, Chủ tịch Tập chúc mừng thành công của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, hoan nghênh thỏa thuận mới kí kết giữa Hàn Quốc – Triều Tiên, và ca ngợi nỗ lực không ngừng của Tổng thống Moon trong việc mang lại những thay đổi tích cực trên bán đảo.
Video đang HOT
Ông Tập cho biết Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tái khẳng định tinh thần sẵn sàng phi hạt nhân hóa trong cuộc họp mới đây với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bình Nhưỡng.
“Nhà lãnh đạo Trung Quốc tiết lộ Chủ tịch Kim sẵn sàng đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri và chấm dứt sự thù địch trên bán đảo Triều Tiên thông qua một hiệp ước hòa bình”, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Cheong Wa Dae dẫn lời Chủ tịch Tập.
Sau hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã điện đàm thông báo kết quả cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 28/4, với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sáng 29/4 và với Tổng thống Nga Vladimir Putin tối 29/4.
Không lâu sau đó, vào ngày 2/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng và gặp các quan chức cấp cao của Triều Tiên.
Trung Quốc được đánh giá là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hiệp ước hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, trong Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm, Hàn Quốc – Triều Tiên đã thống nhất sẽ thúc đẩy các cuộc gặp ba bên với Mỹ, hoặc bốn bên với cả Trung Quốc, để tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Liên Triều trong năm nay.
Theo Minh Hạnh
Tiền phong
Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông: Không chỉ thất tín
Tuần qua, việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thừa nhận nước này quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, dù quan chức đại diện Bắc Kinh biện minh rằng đó là hành động tự vệ.
Công trình phi pháp do Trung Quốc ngang nhiên dựng lên ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam REUTERS
Còn nhớ trong một cuộc gặp hồi năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định với tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama rằng Bắc Kinh không quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông. Thế mà nay, tuyên bố của ông Vương Nghị lại hoàn toàn khác.
Không chỉ thất tín, điều này còn thể hiện sự vi phạm luật pháp quốc tế. Cách đây 2 năm, Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) đã phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Chính vì thế, khi thừa nhận đang quân sự hóa khu vực, Bắc Kinh đã không tôn trọng phán quyết của quốc tế. Với cách thức này, Trung Quốc cũng đang âm mưu vô hiệu hóa quyền lợi các bên liên quan.
Quốc tế không chối bỏ quyền tự vệ hợp pháp của một quốc gia, nhưng quyền tự vệ đó sẽ không đúng khi xâm hại quyền lợi những nước khác, nhất là chiêu trò đe dọa các nước nhỏ hơn. Chính vì thế, không khó hiểu khi nhiều quốc gia trên thế giới trở nên lo ngại trước các hành vi của Trung Quốc trong khu vực.
(Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, Học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada)
Theo TNO
Trung Quốc có thể trở thành nhà viện trợ lớn nhất cho Thái Bình Dương Trung Quốc có thể vượt Australia trở thành nhà viện trợ lớn nhất cho các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương nếu Bắc Kinh giữ đúng lời hứa về những khoản cam kết của nước này. Diễn đàn Vành đai và Con đường được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2017 (Ảnh: Reuters) Theo số liệu từ dự án...