Ông Tập: ‘Thời cơ và động lực đang ở phía Trung Quốc’
Chủ tịch Trung Quốc đề xuất tầm nhìn phát triển trong 30 năm tới, kêu gọi lòng tin trong bối cảnh Bắc Kinh đối mặt nhiều thách thức toàn cầu.
“ Thế giới đang trong giai đoạn bất ổn chưa từng thấy kể từ thế kỷ trước. Tuy nhiên, thời cơ và động lực đang đứng về phía Trung Quốc. Đây là lúc chúng ta thể hiện lòng tin và sự bền bỉ, cũng như quyết tâm và sự tự tin”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc họp các lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 11/1.
Cuộc họp có sự tham gia của toàn bộ thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có Phó chủ tịch Vương Kỳ Sơn, người được coi là cánh tay phải của ông Tập.
Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc họp tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua .
Video đang HOT
Ông Tập cũng đề cập tới hàng loạt thách thức Bắc Kinh đang đối mặt như đại dịch Covid-19, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, quan hệ xấu đi với phương Tây và nền kinh tế giảm tốc độ tăng trưởng. “Đây là những cơ hội và thách thức chưa từng thấy, nhưng nhìn chung cơ hội đang vượt xa thách thức”, ông nói và kêu gọi sự đoàn kết, siêng năng và mềm dẻo để đạt các mục tiêu phát triển.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch Trung Quốc cũng nhấn mạnh chiến lược kinh tế “lưu thông kép” được công bố hồi tháng 5/2020. “Chỉ có tự lực và phát triển thị trường nội địa, hoàn chỉnh lưu thông trong nước mới giúp chúng ta đạt bước phát triển mạnh mẽ, bất chấp sự thù địch từ thế giới bên ngoài”, ông nói.
Chiến lược này phản ánh nội dung “tự lực” trong kế hoạch phát triển 5 năm đến năm 2025, trong đó Bắc Kinh muốn giảm sự phụ thuộc vào chiến lược phát triển xoay quanh xuất khẩu, nhưng không từ bỏ hoàn toàn lĩnh vực này.
Chủ tịch Trung Quốc gần đây liên tục nhấn mạnh nước này đang đối mặt với giai đoạn khó khăn. Phát biểu mới nhất được đưa ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập và kỳ vọng hoàn tất mục tiêu trở thành “một xã hội tương đối thịnh vượng” vào năm 2021.
Hồi đầu tháng 12/2020, ông Tập cho biết gần 100 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh đói nghèo cùng cực kể từ khi nhiệm kỳ của ông bắt đầu năm 2013. Chính phủ Trung Quốc định nghĩa ngưỡng nghèo cùng cực là thu nhập khoảng 600 USD/năm. Mặc dù vậy, theo Chủ tịch Trung Quốc, hành trình khó khăn mới chỉ bắt đầu.
Bất chấp loạt khó khăn do Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc vẫn cho thấy những dấu hiệu phục hồi vài tháng gần đây. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại với Mỹ đã gây áp lực nặng nề lên các ngành công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ.
Trung Quốc khởi động cuộc họp đặc biệt vạch lộ trình tương lai đất nước
Trung Quốc bắt đầu cuộc họp kéo dài 4 ngày để vạch ra lộ trình tương lai của nước này hôm 26/10, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng với Mỹ.
Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm 200 thành viên, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng này, đã khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra một báo cáo công việc, một bản dự thảo kế hoạch 5 năm và một tài liệu phác thảo các mục tiêu dài hạn của Trung Quốc đến năm 2035 tại cuộc họp.
Hội nghị toàn thể dự kiến sẽ ban hành một thông cáo chung. Các nguồn tin cho biết các bản dự thảo sẽ được công bố trong những tuần tới và dự kiến sẽ được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng 3, 2020 phê duyệt. Trong các dự thảo này đặt ra các mục tiêu kinh tế và chính trị quan trọng và các mục tiêu dài hạn cho giai đoạn mới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Tháng trước, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Liên minh châu Âu trong 7 năm tới và vượt qua Mỹ vào năm 2032.
Trong các bài phát biểu gần đây, ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải tự chủ hơn, đầu tư nhiều hơn vào đổi mới công nghệ trong nước, cải thiện môi trường và tập trung vào chiến lược mà ông gọi là chiến lược "lưu thông kép". Khái niệm này nghĩa là tăng cường tập trung vào tiêu dùng nội địa, thúc đẩy nền kinh tế đồng thời cân bằng nó với ngoại thương và đầu tư.
Zhang Yansheng, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết các mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ bao gồm chất lượng tăng trưởng kinh tế, công nghệ và đổi mới, cải cách thể chế và xây dựng các chuỗi cung ứng công nghiệp.
Ông nói: "Nền kinh tế 'lưu thông kép' và cải cách và mở cửa hơn nữa cũng sẽ là những điểm mấu chốt", đồng thời cho biết thêm rằng kế hoạch 5 năm cũng sẽ bao gồm các biện pháp phát triển nền kinh tế carbon thấp và giảm tiêu thụ năng lượng để đáp ứng cam kết đạt được mức trung tính carbon vào năm 2060.
Cuộc gặp bắt đầu chỉ hơn một tuần trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đến quan hệ Mỹ - Trung và phản ứng kinh tế và ngoại giao từ Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đổ lỗi cho Trung Quốc vì không ngăn chặn được COVID-19, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Dịch bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở miền Trung Trung Quốc vào tháng 12/2019.
Trung Quốc họp trung ương giữa lúc Covid-19 tái bùng phát Trung Quốc bước vào hội nghị trung ương 5 với trọng tâm là kế hoạch 5 năm 2021-2025, giữa lúc nước này phải đối phó với ổ dịch Covid-19 lớn nhất trong vòng 4 tháng qua. Hội nghị Toàn thể lần thứ 5 Ủy ban Trung ương khóa 19 đảng Cộng sản Trung Quốc đã khai mạc sáng 26/10 tại Bắc Kinh, dự...