Ông Tập thăm căn cứ quân sự gần Triều Tiên
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) hôm 20-07 cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm thanh sát một đơn vị quân đội của nước này làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên giới với Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, ông Tập đã đến thăm quân đoàn 16 thuộc lực lượng kiểm soát khu vực quân sự Thẩm Dương hôm 18-07. Tại đây ông cũng tái khẳng định chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội của mình.
Đóng tại Trường Xuân, thành phố thủ phủ tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, 430.000 quân thuộc lực lượng kiểm soát khu vực quân sự Thẩm Dương phụ trách nhiệm vụ bảo vệ khu vực tuyến biên giới với Triều Tiên.
Cây cầu ở tuyến biên giới Trung Quốc-Triều Tiên (Nguồn: yonhap)
Trước chuyến thăm này hồi tuần rồi, ông Tập cũng đã từng thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới khu vực Yanbian Korean Autonomous Prefecture của Trung Quốc, nơi các dân tộc Hàn Quốc chiếm khoảng 30 phần trăm dân số ở Yanbian.
Mặc dù báo cáo không đề cập đến Triều Tiên, nhưng rõ ràng chuyến thăm của Tập đến đơn vị trên chỉ diễn ra sau một loạt các vụ giết người đã được đổ lỗi cho những người đào ngũ quân đội Triều Tiên ở khu vực biên giới. Cuối năm ngoái, một kẻ đào ngũ quân đội Triều Tiên đã giết chết 4 công dân Trung Quốc trong một vụ cướp tại thị trấn Helong, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối Bình Nhưỡng. Kể từ đó, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra khu vực biên giới tại đây.
Video đang HOT
Bảo Anh
Theo_PLO
Nga lại khiến nước láng giềng phát hoảng
Lực lượng Vũ trang Latvia cho biết, họ đã bất ngờ khi phát hiện một tàu ngầm lớp Kilo và một tàu khu trục lớp Tarantul của Nga ở khu vực cách biên giới biển của hai nước chỉ khoảng từ 6 đến 8km. Vụ việc chưa được Moscow xác nhận này đã khiến nước láng giềng của họ không tránh khỏi cảm giác lo sợ, hoảng hốt khi mà phương Tây cùng một số nước cựu Xô-viết thân phương Tây đang "làm toáng" lên về mối đe dọa từ Nga.
Ảnh minh họa
"Bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Latvia và ở cách đường biên giới khu vực lãnh hải của chúng tôi một khoảng cách ngắn, Lực lượng Vũ trang của chúng tôi đã phát hiện nhiều tàu chiến của Hải quân Nga", Lực lượng Vũ trang Latvia đã cho biết như vậy trong buổi sáng ngày hôm qua (19/7).
Theo Lực lượng Vũ trang Latvia, một tàu khu trục lớp Tarantul của Nga bị phát hiện đang lượn lờ ở khu vực cách đường biên giới biển của họ chỉ khoảng 6km trong khi tàu kéo Viktor Kopecky được nhìn thấy đang kéo một chiếc tàu ngầm lớp Kilo ở cách khu vực biên giới Latvia khoảng hơn 8km.
Được biết đến ở Nga dưới cái tên Dự án 877 Paltus, tàu ngầm lớp Kilo được tạp chí National Interest gọi là thứ vũ khí kinh điển thời Chiến tranh Lạnh. Loại tàu ngầm tấn công chạy bằng điệndiesel này bắt đầu đi vào hoạt động tại Nga từ tháng 4/1982.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu 300m, với thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị các vũ khí như tên lửa đất đối không, ngư lôi và tên lửa chống hạm. Tàu ngầm lớp Kilo được thiết kể để thực hiện các nhiệm vụ chống hạm, chống tàu ngầm.
Lực lượng Vũ trang Latvia thường xuyên thông báo qua trang Twitter về việc họ phát hiện sự hiện diện của các đơn vị không quân và hải quân Nga ở gần các đường biên giới biển của họ. Hãng tin RIA Novosti thống kê, tính từ thời điểm tháng 1 đầu năm nay, các đơn vị Nga được cho là bị phát hiện có mặt ở biên giới Latvia 51 lần, giảm từ 250 lần trong năm 2014. Tháng trước, trong bối cảnh cuộc tập trận của NATO, Lực lượng Vũ trang Latvia đã cáo buộc hơn một chục đơn vị không quân và hải quân Nga lượn lờ ở khu vực biên giới của họ trong thời gian khoảng 48 giờ đồng hồ.
Tuần trước, tàu khu trục mang tên lửa dân đường của Mỹ USS Jason Dunham đã có chuyến thăm ngắn đến Riga, tham gia vào cái mà Mỹ gọi là một cuộc tập trận thoáng qua cùng với lực lượng hải quân Lativia.
Tháng trước, lực lượng NATO cũng đã tổ chức một loạt cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu với quy mô lớn. Đợt tập trận mang tên Saber Strike 2015 diễn ra ở Ba Lan và các nước Baltic, ngay trên cửa ngõ của Nga.
Mối quan hệ giữa Nga với NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow . Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine . Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO còn tăng cường tiến hành các cuộc tập trận quân sự và đang đối phó với Nga bằng cách tăng cường phòng thủ ở sườn phía đông của Châu Âu với một đội quân mũi nhọn gồm 5.000 binh lính với các trung tâm chỉ huy được lập lên ở các nước Baltic, Bulgari, Ba Lan và Rumani.
Những động thái trên của Mỹ và NATO khiến Nga không thể ngồi yên. Moscow cũng đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với kế hoạch thúc đẩy sự hiện diện quân sự của NATO ở Châu Âu. Nga bắt đầu thực hiện kế hoạch triển khai vũ khí tối tân ở nhiều khu vực sát biên giới với các nước thành viên NATO. Cùng với đó, Nga liên tục tổ chức các cuộc tập trận rầm rộ, quy mô lớn nhằm răn đe, cảnh báo các nước NATO cũng như tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga. Ngoài ra, việc Moscow tăng cường các chuyến bay quân sự trên bầu trời Châu Âu hay là các chuyến tuần tra của lực lượng tàu chiến ở những khu vực biển Châu Âu được cho là một hành động đáp trả.
Nga lại bị láng giềng khiêu khích
Trong cuộc đối đầu Đông-Tây hiện nay vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, phương Tây được cho là đang tìm cách "phóng đại" mối đe dọa từ Nga. Đây là lý do khiến một loạt nước láng giềng của Nga bắt đầu lao vào chiến dịch tăng cường sự hiện diện và sức mạnh quân sự ở khu vực biên giới với Nga cũng như tăng cường chi tiêu cho quốc phòng. Phần Lan là một trong số những nước như vậy.
Quân đội Phần Lan đã bắt đầu chuẩn bị cho việc triểnh kai các đơn vị phản ứng nhanh ở dọc biên giới với Nga, DefenseNews đưa tin.
Động thái trên diễn ra sau khi Phần Lan trong thời gian đã thúc đẩy việc hiện đại hóa quân sự. Bước đi này đã được thông qua từ cuộc bầu cử ở Phần Lan hồi tháng 4. Cuộc bầu cử trên diễn ra sau một loạt những vụ việc bí hiểm liên quan đến quân đội Nga mà quân đội Phần Lan tuyên bố là phát hiện được ở khu vực biên giới giữa hai nước.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Ông Tập Cận Bình thăm vùng biên giới "nhạy cảm" với Triều Tiên Truyền thông Trung Quốc hôm 17-7 đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm khu vực biên giới "nhạy cảm" gần Triều Tiên, nơi cộng đồng sắc tộc Triều Tiên sinh sống. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang căng thẳng do chương trình hạt nhân của Triều Tiên, cùng các cáo buộc quân...