Ông Tập sẽ chặn kiểu bắt tay áp đảo của ông Trump ra sao?
Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể đang dự đoán cách ông Tập Cận Bình phản ứng với màn bắt tay thể hiện quyền lực của ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là có một kiểu bắt tay khác lạ
Khi các đoạn video cho thấy cách bắt tay kì lạ của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các nguyên thủ quốc gia lan truyền chóng mặt trên mạng, các nhà ngoại giao đang cố gắng để phân tích và hiểu rõ cử chỉ bắt tay “giật cục” và thỉnh thoảng vỗ nhẹ của ông Trump.
Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ đang thương lượng cho một cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Trump ở Hội nghị G20 vào tháng 7 tới. Do vậy, các quan chức Trung Quốc có thể đang đặt câu hỏi: Làm thế nào Trung Quốc có thể xử lý được kiểu bắt tay của ông Trump?
Ông Tập Cận Bình sẽ phải tìm cách hoá giải kiểu bắt tay “áp đảo” của ông Trump
Kiểu bắt tay mạnh mẽ của Trump cho thấy mong muốn kiểm soát tình hình và thể hiện rằng “tôi làm chủ”, theo các chuyên gia về ngôn ngữ hình thể.
Video đang HOT
Khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Trump 2 tuần trước, hai người đã bắt tay trong vòng 19 giây – con số lâu bất thường.
“Ông Trump đưa tay ra trước, kéo đối tác về phía ông ấy và vỗ lên tay đối phương. Đây là những dấu hiệu để nói rằng đối phương là “cậu bé ngoan”, là người nghiệp dư và Trump mới là người làm chủ”, Tiến sĩ Leow Chee Seng, một giáo sư về giao tiếp không lời và hành vi con người cho biết.
Ông Trump gặp Thủ tướng Nhật Bản 2 tuần trước
Cho đến nay, Thủ tướng Canada Justin Trudeau là lãnh đạo thế giới duy nhất dường như phá vỡ sự thống trị của Trump trong màn bắt tay. Ông Trudeau đặt bàn tay còn lại của mình lên cánh tay của Trump, giữ nó thật chặt trong màn chào hỏi của họ.
Giờ đây, các chuyên gia đang dự đoán phản ứng của ông Tập sẽ như thế nào nếu bắt tay Trump trong thời gian tới.
Năm 2014, trong hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, ông Tập và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trao đổi một cái bắt tay “nửa vời”, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng. Đây được coi như là một dấu hiệu của mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Thậm chí, tờ The Atlantic còn nhận định tình huống này giống như hai cậu bé buộc phải làm lành trước mặt hiệu trưởng sau khi đánh nhau ở trường.
Nhiều chuyên gia đang dự đoán cách ứng phó của ông Tập khi bắt tay Trump
Trong một dịp khác, ông Tập có vẻ thoải mái hơn. Phóng viên He Huifeng của Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhớ lại từng bắt tay với ông Tập khi ông đến thăm Thâm Quyến và chào người dân.
“Đó không phải là một cái nắm tay chặt”, cô nói. “Ông Tập cao và có bàn tay lớn. Ông bắt tay từng người một cách chậm rãi và không vội vàng”.
Chuyên gia về cử chỉ Leow cho biết có nhiều cách để ông Tập để duy trì hình ảnh mạnh mẽ của mình khi gặp ông Trump. Theo Leow, ông Tập sẽ sẵn sàng để không bị áp đảo bởi ông Trump. Chủ tịch Trung Quốc có thể sẽ “định vị” bản thân một cách chiến lược và sẽ phòng thủ.
“Khi bắt tay với Trump, ông Tập có thể đứng bên trái của Trump, giơ tay phải ra với lòng bàn tay hướng lên trên, vỗ vào tay Trump ba lần và chủ động dừng màn nắm tay”, ông nói.
Theo Danviet
Quan chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc thăm Mỹ
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì bắt đầu công du Mỹ hai ngày, là quan chức cấp cao nhất của Bắc Kinh đến Washington từ khi Trump nhậm chức.
Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Ông Dương Khiết Trì dự kiến thăm Mỹ trong hai ngày, bắt đầu từ hôm nay, Xinhua tối qua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng.
Ông Dương là quan chức ngoại giao cao cấp ở Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra sau cuộc điện đàm giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuần trước. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ Mỹ - Trung.
Cuộc gặp giữa ông Dương và Tillerson có thể bàn về lần đối thoại đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Xinhua dẫn nguồn một Viện nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ.
Cơ quan này cũng nói chuyến thăm của ông Dương trùng với ngày kỷ niệm 45 năm cựu tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc năm 1972, mở đường cho việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979.
Đây là bước đi mới nhất của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nỗ lực đưa quan hệ trở lại bình thường sau khoảng thời gian khó khăn từ khi Tổng thống Trump chiến thắng cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.
Trump từng chọc giận Bắc Kinh hồi tháng 12/2016 khi điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và tuyên bố Mỹ không nhất thiết phải tuân thủ chính sách "Một Trung Quốc", tức Washington thừa nhận quan điểm của Bắc Kinh rằng Đài Bắc là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Trump sau đó có cuộc điện đàm với ông Tập, nói Mỹ sẽ tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc" trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Văn Việt
Theo VNE
Thách thức Trung Quốc đặt ra cho tàu chiến Mỹ trên Biển Đông Dự luật an toàn hàng hải mới của Trung Quốc có thể cản trở hoạt động tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ, làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông. Cụm tàu sân bay chiến đấu USS Carl Vinson của hải quân Mỹ ngày 18/2 bắt đầu chuyến tuần tra thường lệ trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang...