Ông Tập nói về “đòn đánh chí mạng”, muốn nhắm vào ai?
Gần như cùng lúc, trong khi thế giới đang tập trung vào cuộc tranh luận tổng thống Mỹ thì ở bên kia Thái Bình Dương, ông Tập Cận Bình có bài phát biểu đặc biệt về cuộc chiến chống Mỹ ở Triều Tiên.
Ông Tập Cận Bình có bài phát biểu được nhận xét là mang đầy tính chủ nghĩa dân tộc hôm 23.10 (ảnh: SCMP)
Trên sóng truyền hình, ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ “không dung thứ” đối với những thế lực muốn chia rẽ đất nước và sẽ đáp trả bằng “đòn đánh chí mạng”.
Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay bành trướng.
“Mọi hành động bá quyền và bắt nạt sẽ không mang lại hiệu quả dù ở bất cứ đâu. Chúng chỉ dẫn đến ngõ cụt”, ông Tập nói.
Lu Xiang – chuyên gia nghiên cứu về Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – cho rằng, những phát biểu ông Tập Cận Bình là thông điệp rõ ràng của Trung Quốc gửi đến Mỹ.
Video đang HOT
“Không chỉ Tổng thống Trump, ông Tập còn muốn gửi thông điệp đến các nhà lãnh đạo tương lai của Mỹ. Họ nên dừng các hành động khiêu khích, thù địch và quay lại hợp tác. Mỹ vẫn còn cơ hội để tránh lặp lại sai lầm năm 1950″, ông Lu nói.
Năm 1950, Trung Quốc đã đưa ra một trong những quyết định khó khăn nhất lịch sử khi điều quân đội đến hỗ trợ Triều Tiên trong cuộc chiến với liên quân Mỹ – Hàn.
“Tinh thần trong chiến tranh Triều Tiên cần được Trung Quốc đề cao trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn. Chiến tranh Triều Tiên là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc chiến đấu với quân đội Mỹ. Trung Quốc khi đó không chỉ bảo vệ Triều Tiên mà còn bảo vệ an ninh quốc gia, công lý quốc tế”, Yang Xiyu – chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc – nhận xét.
Trung Quốc có thể tung ra “đòn đánh chí mạng” nhằm đáp trả Mỹ, theo chuyên gia (ảnh: Sputnik)
“Hiện tại, tình hình ở châu Á – Thái Bình Dương ngày càng giống với bối cảnh năm 1950 trước khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Trung Quốc đang phải chịu sức ép từ nhiều phía và Mỹ là nguồn cơn của vấn đề. Nếu có ‘đòn chí mạng’, nó sẽ được dành cho Mỹ”, Zheng Jiyong – chuyên gia phân tích tại Đại học Phục Đán – nói.
Hôm 22.10, Trung Quốc cũng tuyên bố sửa đổi luật quốc phòng trong bối cảnh an ninh đối mặt nhiều thách thức mới.
“Những tuyên bố của ông Tập tất nhiên là nghiêm túc. Về bản chất, chiến tranh Triều Tiên năm 1950 là trận đấu giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc. Những sự kiện kỷ niệm chiến tranh Triều Tiên gần như chìm vào quên lãng ở Trung Quốc trong những năm Bắc Kinh có quan hệ tốt với Mỹ nhưng giờ được khơi lại. Câu hỏi hiện nay là Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho ‘đòn chí mạng’ của Trung Quốc?”, Yuri Tavrovsky – Chủ tịch Ủy ban Hữu nghị, Hòa bình và Phát triển Nga – Trung – nhận xét.
Cựu tù nhân trở thành quyền Tổng thống Kyrgyzstan
Sadyr Japarov, chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc, từng ngồi tù vì tội bắt cóc, sẽ lãnh đạo Kyrgyzstan cho đến cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Tổng thống Kyrgyzstan Sooronbay Jeenbekov hôm 15/10 tuyên bố từ chức để tránh "đổ máu" giữa cảnh sát và người biểu tình sau nhiều ngày bất ổn hậu bầu cử quốc hội.
Một ngày sau, các nghị sĩ quốc hội Kyrgyzstan tuyên bố Thủ tướng Sadyr Japarov sẽ là quyền Tổng thống lãnh đạo đất nước, cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào năm sau.
"Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước, quyền lực của tổng thống, thủ tướng và quốc hội đều nằm trong tay một người. Mọi người đang chờ đợi ông đáp ứng kỳ vọng của họ", Omurbek Tekebayev, lãnh đạo một phe trong nghị viện Kyrgyzstan, cho hay.
Sadyr Japarov phát biểu trong phiên họp bất thường của quốc hội ở Bishkek, hôm 16/10. Ảnh: Reuters.
Japarov từng bị kết án tù vì bắt cóc một quan chức vào năm 2013, nhưng đã trốn sang Kazakhstan và bị bắt năm 2017. Ông gọi các cáo buộc chống lại mình mang động cơ chính trị.
Japarov vẫn đang ngồi tù khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Kyrgyzstan từ đầu tháng này, sau các cáo buộc "mua phiếu" trong cuộc bầu cử quốc hội. Hàng nghìn người đổ xuống đường phố thủ đô Bishkek để phản đối kết quả bầu cử, khiến đụng độ với cảnh sát nổ ra làm ít nhất một người chết và hơn 1.000 người bị thương.
Người biểu tình tràn vào trụ sở quốc hội Kyrgyzstan, nơi đặt văn phòng tổng thống, chính phủ, tổng công tố Kyrgyzstan và thị trưởng Bishkek, trong khi giới chức triển khai quân đội ở thủ đô và áp lệnh giới nghiêm. Tổng thống Jeenbekov ban đầu quyết tâm không lùi bước, nhưng sau đó nhượng bộ khi trả tự do cho Japarov và bổ nhiệm ông này làm Thủ tướng, với hy vọng sẽ hạ nhiệt biểu tình.
Ông hối thúc tân Thủ tướng Japarov và các chính trị gia khác rút người ủng hộ khỏi các cuộc biểu tình nhằm "khôi phục cuộc sống bình thường cho người dân ở Bishkek". Tuy nhiên, biểu tình vẫn tiếp diễn và Jeenbekov quyết định từ chức để "không đi vào lịch sử Kyrgyzstan là một tổng thống đã gây đổ máu và cho phép nổ súng vào người dân".
Jeenbekov là tổng thống thứ ba mất chức tại quốc gia Trung Á này kể từ năm 2005.
Biểu tình tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan nổ ra sau cuộc bầu cử quốc hội hôm 4/10, với 16 đảng tham gia tranh 120 ghế trong quốc hội. Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, chỉ 4 đảng đạt tối thiểu 7% số phiếu để vào quốc hội, khiến các đảng khác phản đối.
5 nhóm cực đoan khiến Trump, Biden mất ăn mất ngủ trước bầu cử Mối nguy hiểm mà những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng và các nhóm cực hữu gây ra trước thềm bầu cử Mỹ đã rõ ràng sau vụ bắt giữ 6 người đàn ông liên quan đến một âm mưu khủng bố được cho là nhằm bắt cóc và sát hại Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer mới đây. Những người bị...