Ông Tập nói TT Duterte gác lại vấn đề Biển Đông, hợp tác dầu khí
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi Philippines gác lại các tranh chấp trên Biển Đông, hạn chế ảnh hưởng từ bên ngoài khu vực.
Cuộc họp giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình ngày 29/8 không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề tranh chấp Biển Đông, cũng như kế hoạch hợp tác thăm dò dầu khí tại khu vực, theo Bloomberg.
Rappler cho biết Tổng thống Duterte có đề cập đến vấn đề phán quyết Biển Đông năm 2016 như đã hứa. Tuy nhiên, ông Tập tái khẳng định lập trường của Trung Quốc là không thừa nhận phán quyết của tòa quốc tế.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 29/8. Ảnh: Getty.
“Tổng thống nói phán quyết của tòa án là cuối cùng, mang tính ràng buộc và không thể kháng nghị. Đáp lại điều này, Chủ tịch Tập nhấn mạnh lập trường của chính phủ nước họ là không thừa nhận phán quyết của tòa đồng thời không thay đổi lập trường (trong vấn đề Biển Đông)”, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Panelo ngày 30/8 cho biết.
“Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập thống nhất về tầm quan trọng của việc tự kiềm chế và tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông”, ông Panelo cho biết hai nhà lãnh đạo đồng ý giữ nguyên lập trường các bên và không làm gì phương hại đến “sự hòa hiếu” của hai nước.
Video đang HOT
Theo South China Morning Post, ông Tập đã kêu gọi chính quyền Manila “gác tranh chấp qua một bên” và tránh chịu ảnh hưởng của “sự can thiệp từ bên ngoài”.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Tập còn kêu gọi hai nước tập trung nhiều hơn vào hợp tác, thúc đẩy kế hoạch cùng thăm do dầu khí trên Biển Đông và đóng góp hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) vào năm 2021.
Tổng thống Duterte bắt tay với ông Tập khi hai người đến xem lễ khai mạc Cúp Bóng rổ Thế giới 2019 do Bắc Kinh đăng cai. Ảnh: AFP.
Trả lời Bloomberg, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Chito Sta. Romana cho biết hai nhà lãnh đạo đồng ý thành lập các ủy ban thúc đẩy đàm phán thăm dò dầu khí. Ông nói hai nước có thể đi đến một thỏa thuận vào tháng 11.
Trong ngày họp ở Bắc Kinh, ông Tập và ông Duterte cũng chứng kiến việc ký kết 6 thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Trong số đó, nổi bật có một thỏa thuận cho vay xây dựng dự án đường sắt xuyên đảo chính của Philippines là đảo Luzon. Hai nước còn ký kết một thỏa thuận hợp tác tài chính.
Đây là chuyến thăm lần thứ 5 của Tổng thống Duterte đến Trung Quốc kể từ khi nhậm chức. Chuyến thăm diễn ra giữa lúc tổng thống Philippines đối diện nhiều sức ép trong nước, đòi hỏi ông thể hiện một thái độ cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông.
Theo Zing.vn
Pháp, Đức và Anh cùng Ấn Độ bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông
Anh, Đức và Pháp hôm 29-8 đã bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông có thể dẫn đến mất an ninh và bất ổn trong khu vực.
Ba quốc gia châu Âu đã phát biểu như trên trong một tuyên bố chung - do Bộ Ngoại giao Anh công bố một ngày sau khi tàu khu trục của Hải quân Mỹ đi gần các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan xuất hiện ở biển Đông khi tình hình căng thẳng leo thang. Ảnh: AP
Pháp, Anh và Đức đã cùng lên tiếng về tình hình biển Đông một ngày sau khi Ấn Độ kêu gọi bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực, nơi Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng bằng cách đi vào khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hơn một tháng trước.
Tuyên bố chung có đoạn viết: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển biển Đông thực hiện các bước đi và biện pháp giảm căng thẳng và góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực, bao gồm cả quyền của các quốc gia ven biển trong vùng biển của họ cũng như sự tự do và các quyền hàng hải trong và bay bên trên biển Đông".
Tàu sân bay USS Ronald Reagan biểu dương sức mạnh của Mỹ. Ảnh: AP
Là các quốc gia thành viên của Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), Pháp, Đức và Anh nhấn mạnh mối quan tâm của họ đối với việc áp dụng phổ biến công ước này, văn kiện đặt ra khuôn khổ pháp lý toàn diện - trong đó mọi hoạt động ở các đại dương và biển bao gồm cả ở biển Đông phải được thực hiện và là cơ sở cho sự hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải.
Hơn nữa, Pháp, Đức và Anh hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử hợp tác và hiệu quả dựa trên các quy tắc, phù hợp với UNCLOS ở biển Đông và khuyến khích sớm kết thúc nó.
Hoài Vy (Theo Reuters, Economic TimesT)
Theo nld.com.vn
Dư luận Philippines đòi Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết Biển Đông Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nói rằng Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa trọng tài về vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines hôm 30/8 cho biết, phía Trung Quốc đã thông báo với Tổng thống Duterte, người đang có chuyến thăm Bắc Kinh rằng, quan điểm của nước này về vấn đề Biển...