Ông Tập lệnh quân đội Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu
Trong mệnh lệnh đầu năm mới với lực lượng vũ trang, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh yêu cầu “sẵn sàng chiến đấu mọi thời điểm”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC), tuyên bố Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) phải sẵn sàng “hành động bất cứ lúc nào” khi lực lượng vũ trang nước này bắt đầu mùa huấn luyện và diễn tập hôm 4/1.
Ông cũng lệnh cho PLA “tăng đáng kể” việc ứng dụng công nghệ trong diễn tập, nắm bắt những kiến thức quân sự và công nghệ cao mới nhất. Điều này bao gồm việc sử dụng mô hình giả lập máy tính và tác chiến trực tuyến trong các cuộc tập trận, cũng như tìm cơ hội áp dụng công nghệ cao và Internet vào huấn luyện.
Quân đội Trung Quốc duyệt binh mừng 70 năm quốc khánh hồi năm 2019. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
“PLA phải tăng cường tích hợp thiết bị mới, lực lượng mới và lĩnh vực tác chiến mới vào các hệ thống huấn luyện và chiến đấu”, ông nói.
Đáng chú ý, nhận xét của ông Tập về “các cuộc đấu tranh quân sự tiền tuyến” của PLA đánh dấu sự khác biệt so với mệnh lệnh mở đầu các năm trước, gồm cả năm 2020, khi ông chỉ thị các lực lượng vũ trang “quản lý khủng hoảng và răn đe chiến tranh”.
Chủ tịch Trung Quốc không nêu rõ các cuộc đấu tranh ở tiền tuyến là gì, nhưng quân đội nước này năm 2020 xảy ra cuộc ẩu đả đẫm máu nhất trong nhiều thập kỷ với lực lượng Ấn Độ ở biên giới. Căng thẳng giữa hai bên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên dãy Himalaya băng giá.
PLA cũng đối mặt với sức ép lớn liên quan đến các hoạt động gần đảo Đài Loan cũng như Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Bắc Kinh và Washington leo thang trong năm 2020.
Từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Tập liên tục hối thúc PLA tăng cường xây dựng lực lượng và sẵn sàng chiến đấu. Ông cũng tiến hành đợt cải cách lớn với PLA vào năm 2015 để hiện đại hóa quân đội.
Nhà bình luận quân sự Tống Trung Bình ở Hong Kong cho biết mệnh lệnh huấn luyện năm 2021 của ông Tập cho thấy Chủ tịch Trung Quốc đang muốn áp dụng mọi biện pháp để nâng cao khả năng giành chiến thắng của PLA trong các cuộc xung đột tiềm tàng. “Trung Quốc thực sự đang đối mặt nguy cơ chiến tranh lớn, điều được ám chỉ một cách nghiêm túc trong mệnh lệnh này”, Song nói.
Trong mệnh lệnh, ông Tập cũng nhấn mạnh rằng các cuộc tập trận phải đề cao hiệp đồng để rèn luyện khả năng tác chiến liên quân, đồng thời đảm bảo an toàn cho binh sĩ trong quá trình huấn luyện.
Trung Quốc nghi triển khai vận tải cơ lớn nhất đến Trường Sa
Vận tải cơ Y-20 lớn nhất Trung Quốc hạ cánh trái phép xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo ảnh vệ tinh.
Ảnh vệ tinh do hãng Maxar Technologies công bố tuần trước cho thấy một vận tải cơ hạng nặng Y-20 Trung Quốc đậu trên đường băng tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 25/12/2020. Không có hoạt động bốc dỡ hay tải hàng nào từ chiếc Y-20 được phát hiện trong ảnh.
Bức ảnh sau đó được Ken Joyce, giám đốc quản lý sản phẩm của Maxar Technologies, một công ty công nghệ vũ trụ của Mỹ, đăng lên mạng xã hội. "Máy bay vận tải Y-20 được phát hiện tại đá Chữ Thập. Do DeepCore AI/ML phát hiện", ông viết.
Chiếc Y-20 nghi hạ cánh trái phép tại đá Chữ Thập hôm 25/12/2020. Ảnh: Maxar Technologies .
Nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết đó là hoạt động nhằm đánh giá tính năng của dòng Y-20. "Đây là lần đầu Trung Quốc triển khai vận tải cơ Y-20 đến quần đảo Trường Sa", người này nói thêm.
Vận tải cơ Y-20 do tập đoàn Tây An hợp tác với hãng Antonov của Ukraine phát triển, cất cánh lần đầu tháng 1/2013. Quân đội Trung Quốc biên chế Y-20 vào tháng 7/2016 và đang sở hữu hơn 20 vận tải cơ này.
Y-20, mẫu vận tải cơ lớn nhất trong biên chế Trung Quốc hiện nay, có thể chở 55 tấn hàng, đạt tốc độ tối đa hơn 900 km/h với trần bay 13.000 m. Trung Quốc cũng đang phát triển một loại động cơ mới có thể tăng tải trọng của phi cơ này lên 20%.
Chữ Thập là một trong 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép từ năm 1988 và bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo và xây dựng các công trình quân sự hóa. Trung Quốc xây dựng một đường băng khoảng 3.000 mét tại đảo nhân tạo này, có thể cho phép chiến đấu cơ, vận tải cơ cỡ lớn cất hạ cánh.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Mỹ bác tin tàu chiến bị Trung Quốc 'xua đuổi' ở Biển Đông Hải quân Mỹ nói tuyên bố của Trung Quốc về việc triển khai lực lượng "xua đuổi" tàu khu trục USS John S. McCain ở Biển Đông là sai sự thật. "USS John S. McCain không bị 'xua đuổi' khỏi lãnh hải của bất cứ nước nào", trung tá Joe Keiley, phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ, hôm nay cho...