Ông Tập kêu gọi thanh niên Hong Kong đến đại lục
Ông Tập kêu gọi người trẻ Hongkong làm việc, học tập và sinh sống tại đại lục khi ông ca ngợi vai trò của Thâm Quyến là “động cơ quan trọng” của dự án Vịnh lớn.
“Chúng ta phải thu hút nhiều hơn nữa thanh niên Hong Kong và Macau đến học tập, làm việc và sinh sống tại đại lục, đồng thời tăng cường tương tác và giao tiếp giữa thanh niên Hong Kong và Macau với những người ở Quảng Đông, để mang trái tim của họ đến gần đất mẹ hơn”, Chủ tịch Trung Quốc nói trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến ở Quảng Đông hôm nay.
“Chúng ta phải tiếp tục dẫn dắt đồng bào Hong Kong, Macau và Đài Loan, cũng như Hoa kiều, đầu tư vào khu vực”, ông nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Thâm Quyến ngày 14/10. Ảnh: CCTV.
Video đang HOT
Ông Tập đề cập đến khu phát triển Tiền Hải của Thâm Quyến, Công viên Công nghệ và Đổi mới Hong Kong – Thâm Quyến ở bắc Hong Kong và khu hợp tác Quảng Đông – Macau ở Chu Hải khi kêu gọi giới chức thúc đẩy phát triển các địa điểm này. “Chúng ta phải nắm bắt cơ hội quan trọng và lịch sử, thúc đẩy dòng người và hàng hóa hiệu quả và thuận tiện, đồng thời cải thiện khả năng hội nhập thị trường”.
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh “Thâm Quyến phải chủ động thúc đẩy kế hoạch Vịnh Lớn – chiến lược phát triển quan trọng của đất nước, với Thâm Quyến là một động cơ quan trọng”.
“Đảng đặt nhiều hy vọng vào Thâm Quyến. Họ cần thúc đẩy kế hoạch Vịnh lớn và làm phong phú thêm các phương thức mới trong việc thực hiện ‘một quốc gia, hai chế độ’. Đây là sứ mệnh lịch sử mà đảng trao cho Thâm Quyến trong thời kỳ mới”, Chủ tịch Trung Quốc nói thêm.
Vịnh Lớn là vùng được hoạch địch nhằm liên kết các thành phố Hong Kong, Macau, Thâm Quyến, Quảng Châu và 7 thành phố khác thuộc tỉnh Quảng Đông thành một trung tâm kinh tế thống nhất, giống San Francisco và Vịnh Tokyo, thậm chí đối trọng với Thung lũng Silicon, Mỹ.
Theo kế hoạch ban đầu, Hong Kong sẽ củng cố vị thế của mình như một trung tâm tài chính và thương mại, Thâm Quyến sẽ gia tăng vị thế là một trung tâm công nghệ, trong khi Macau sẽ tập trung vào du lịch và giao thương với những nước nói tiếng Bồ Đào Nha.
Tập Cận Bình muốn Trung Quốc tự lực công nghệ cao
Ông Tập kêu gọi ngành công nghệ Trung Quốc trở nên tự lực hơn, nhằm sẵn sàng đối mặt thách thức, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
"Chúng ta đang ở đỉnh điểm của những thay đổi chưa từng có trong thế kỷ này. Chúng ta phải đi theo hướng tự lực, có nghĩa là phải trở nên độc lập trong nỗ lực đổi mới của mình", Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong chuyến thăm một nhà sản xuất linh kiện điện tử ở thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, hôm 12/10.
"Tôi kêu gọi tất cả các bạn nhận thức rõ định hướng chiến lược của chính phủ, lựa chọn vai trò phù hợp với mình để có thể đóng góp khi chúng ta xây dựng đất nước trở thành một quốc gia mạnh mẽ, thịnh vượng và hiện đại", ông nói thêm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước nhân viên công ty linh kiện điện tử tại thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, hôm 12/10. Ảnh: Xinhua.
Chủ tịch Trung Quốc đang công tác tại tỉnh Quảng Đông, phía nam đất nước. Ông dự kiến có một "bài phát biểu quan trọng" nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến vào ngày 14/10, đồng thời họp với giới chức về kế hoạch phát triển Vịnh Lớn. Vùng này được hoạch địch nhằm liên kết các thành phố Hong Kong, Macau, Thâm Quyến, Quảng Châu và 7 thành phố khác thuộc tỉnh Quảng Đông thành một trung tâm kinh tế thống nhất.
Chuyến đi của ông Tập diễn ra hai tuần trước một cuộc họp toàn thể quan trọng của đảng Cộng sản Trung Quốc. Các lãnh đạo đảng được cho là đang dự định thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 14, vạch ra những phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cho Trung Quốc trong nửa thập kỷ tới.
Bất chấp một loạt khó khăn do Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc, nơi đại dịch khởi phát hồi tháng 12/2019, vẫn cho thấy những dấu hiệu phục hồi vài tháng gần đây. Nước này vừa báo cáo mức tăng trưởng nhập khẩu mạnh nhất từ tháng 12, trong khi xuất khẩu gia tăng 4 tháng liên tiếp.
Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gây áp lực nặng nề lên các ngành công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ, như tập đoàn viễn thông Huawei và công ty ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng TikTok.
Trung Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào linh kiện bán dẫn do Mỹ sản xuất. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump từ hồi tháng 8 đã cấm Huawei sử dụng linh kiện bán dẫn sản xuất bằng công nghệ Mỹ, trừ khi xin được giấy phép đặc biệt.
Trung Quốc tham vọng biến Thâm Quyến thành 'cốt lõi' cải cách Bắc Kinh công bố kế hoạch biến Thâm Quyến thành "động cơ cốt lõi" của cải cách, thúc đẩy tăng trưởng và sáng tạo ở Khu vực Vịnh Lớn. Thâm Quyến, trung tâm công nghệ cao thuộc tỉnh Quảng Đông giáp Hong Kong, sẽ được trao nhiều quyền tự chủ hơn trong các lĩnh vực như sử dụng đất, công nghệ và sáng...