Ông Tập kêu gọi quân đội: ‘Đừng sợ chết’
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tăng cường khả năng răn đe chiến đấu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi lực lượng tên lửa Trung Quốc thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đẩy mạnh khả năng chiến đấu trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp thử nghiệm hạt nhân và Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa.
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã có cuộc nói chuyện với đơn vị thuộc PLA rằng lực lượng này cần phải vững chắc tinh thần “không sợ chết trong khi chiến đấu”, phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin.
Tập Cận Bình gọi lực lượng tên lửa là “lực lượng nòng cốt thực thi nhiệm vụ răn đe chiến lược của Trung Quốc” khi ông đi thị sát. Ông cho rằng lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong việc “ngăn chặn các mối đe dọa chiến tranh”, đài CCTV đưa tin.
Chủ tịch Tập Cận Bình đi thị sát lực lượng tên lửa thuộc PLA. Ảnh: SCMP
Lực lượng tên lửa, trước đây có tên gọi Quân Đoàn pháo pinh số 2 (SAC), trong năm nay đã được nâng cấp thành một lực lượng tinh nhuệ nắm giữ vị trí quan trọng ngang hàng với hải quân và không quân.
Video đang HOT
Yue Gang, cựu Đại tá PLA, cho biết sau khi tổ chức đại hội đảng đầu tiên, lực lượng tên lửa này đã hoàn toàn được nâng cấp.
“Chủ tịch Tập Cận Bình muốn lực lượng tên lửa cải thiện khả năng chiến đấu trong các cuộc phản công hạt nhân” ông Yue nói. “Đối mặt với các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và hệ thống THAAD của Hàn Quốc, ông Tập cảm thấy cần phải chứng tỏ với các nước về khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc” – ông nói.
Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ năm hồi đầu tháng này và đã nhận được sự lên án từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc.
Giữa lúc căng thẳng đang leo thang từ các vụ thử nghiệm hạt nhân, vào tháng 7 phía Hàn Quốc lại công bố sẽ cùng với Mỹ triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc. “Trung Quốc đang tiến hành nâng cấp khả năng chống hạt nhân, vì so với Mỹ ở mặt này thì Trung Quốc còn yếu hơn” – Yue nói.
Trong năm nay Trung Quốc đã tiến hành ít nhất hai cuộc thử nghiệm tàu lượn siêu thanh. Mô hình tàu lượn mới nhất sẽ được gắn vào một tên lửa đạn đạo phóng đến độ cao bí mật sau đó sẽ được phóng ra. Tiếp đó nó sẽ lao đến mục tiêu với tốc độ lên tới hơn 12.000 km/giờ.
Ngoài Trung Quốc, Mỹ cũng đã phát triển công nghệ vũ khí tương tự. Lực lượng không quân PLA cho biết tháng trước đã phát triển thành công một hệ thống phòng không và chống tên lửa, mà có thể tấn công mục tiêu ở nhiều phạm vi và độ cao khác nhau.
Các nhà phân tích trước đó tin rằng lực lượng không quân Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nước ngoài và cải tiến thiết kế của tên lửa Trung Quốc, bao gồm các hệ thống HQ-9, HQ-6 và HQ-12.
Theo Pháp Luật
Tổng thống Philippines mưu mẹo muốn lợi dụng Trung Quốc để dồn ép Mỹ
Theo giới phân tích, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể tuyên bố chắc nịch rằng ông muốn mua vũ khí Trung Quốc song lời nói đó khó lòng biến thành hành động thực tế. Lý do là, nhà lãnh đạo Philippines đơn giản chỉ đang muốn lợi dụng Trung Quốc để mặc cả với Mỹ.
(Từ trái sang) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Ông Duterte ngày 13.9 tuyên bố với các quan chức quân đội ở Manila rằng, ông sẽ không có phép các lực lượng của chính phủ hợp tác tuần tra chung với quân đội nước ngoài tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và đang cân nhắc về việc mua trang thiết bị quân sự của Nga lẫn Trung Quốc.
Vài ngày trước, nhà lãnh đạo Philippines cũng hô hào muốn lực lượng đặc nhiệm Mỹ phải rút khỏi miền Nam Philippines, nơi họ đang làm nhiệm vụ cố vấn cho các lực lượng vũ trang địa phương chiến đấu chống lại phiến quân Hồi giáo cực đoan.
Tuy nhiên, phía Mỹ cho biết, đến nay, họ vẫn chưa nhận được bất cứ yêu cầu chính thức nào như thế từ chính quyền Philippines.
Rõ ràng, kể cả vạ miệng xúc phạm Tổng thống Mỹ Obama hồi tuần trước, Tổng thống Duterte dường như cố tạo ấn tượng rằng, Philippines dưới sự lãnh đạo của ông sẽ độc lập hơn, không phụ thuộc vào đồng minh thân cận lâu năm là Mỹ. Đồng thời, ông sẽ hướng Philippines tới nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc sau một thời gian dài đối đầu gay gắt vì vụ kiện Đường lưỡi bò liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Bình luận về vấn đề này, ông Oh Ei-sun, một thành viên cao cấp của Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam ở Singapore cho rằng, ông Duterte khó lòng xoay chuyển chính sách ngoại giao truyền thống của Philippines để "xa Mỹ, gần Trung Quốc hơn" trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông chưa được giải quyết.
Theo đó, tuyên bố muốn mua vũ khí Trung Quốc của nhà lãnh đạo Philippines cũng đơn giản chỉ là một nước cờ chứ không phải là một kế hoạch thực tế.
"Những gì ông Duterte đang làm là nhằm kích động Mỹ chống lại Trung Quốc và ngược lại, sao cho Philippines được lợi nhiều nhất. Trong trường hợp này, ông Duterte có thể tính toán rằng, Philippines vốn đang được xem là một trụ cột quan trọng trong chính sách tái cân bằng châu Á của Mỹ, do đó, Washington sẽ phải nhún nhường hơn so với Trung Quốc", ông Oh giải thích cho việc ông Duterte hết lần này đến lần khác làm phật lòng Mỹ.
Theo chuyên gia Singapore, mục đích thật sự phía sau những động thái gần đây của ông Duterte là muốn lợi dụng Trung Quốc để mặc cả về các thương vụ mua bán vũ khí với Mỹ.
"Tôi cho rằng, những gì Duterte đang thực sự tìm kiếm là mua được vũ khí Mỹ rẻ hơn", ông Oh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, ông Wu Shicun, Chủ tịch Viện Quốc gia về Nghiên cứu Biển Đông, một cơ quan cố vấn cho chính phủ Trung Quốc cũng nhận định rằng, ông Duterte đang lợi dụng Trung Quốc để thử phản ứng của Mỹ để giành lấy những lợi ích lớn hơn về cho Philippines, đặc biệt là trong các thương vụ mua bán vũ khí, trang thiết bị quân sự.
"Một vài lời tuyên bố hùng hồn của Duterte sẽ không đủ để phá bỏ mối ràng buộc sâu sắc về mặt quân sự giữa Mỹ và Philippines khi 2 nước này còn có một Hiệp ước quốc phòng chung. Đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ rõ ràng muốn duy trì và thậm chí củng cố ảnh hưởng địa chính trị của mình trong khu vực", ông Wu bình luận.
"Trung Quốc cũng không thể bán vũ khí cho Philippines khi cả hai bên thiếu tin tưởng lẫn nhau. Và sẽ khó chấp nhận và mất mặt nếu Philippines sử dụng tàu chiến Trung Quốc để chống lại Trung Quốc", nhà phân tích Trung Quốc nhấn mạnh thêm.
Trong khi đó, nhà quan sát quân sự Zhou Chenming nhận định, Philippines không đủ mạnh lẫn can đảm để "rời xa vòng tay" của Mỹ. Theo đó, việc ông Duterte tuyên bố muốn mua vũ khí Trung Quốc chỉ là lời nói suông, không có giá trị thực tế.
"Một vấn đề khác cản trở các thương vụ mua bán vũ khí giữa Trung Quốc và Philippines nữa đó là, Philippines đã quen sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất, vốn khác hoàn toàn với các thiết kế và sản phẩm được chế tạo bởi Trung Quốc", ông Zhou cho hay.
Theo Danviet
Báo Mỹ nói về 'động cơ và món quà' của Trung Quốc dành cho Myanmar Bắc Kinh đã thúc ép 3 nhóm dân tộc thiểu số ly khai của Myanmar tham gia đàm phán hòa bình tại Myanmar. Dù vậy, báo New York Times đánh giá "món quà" của Bắc Kinh dành cho bà Aung San Suu Kyi không đơn giản chỉ vì muốn giúp Myanmar đạt được hòa bình và ổn định. Chuyến thăm chính thức Trung...