Ông Tập cảnh báo những ‘thách thức nghiêm trọng’ cho Trung Quốc tại Đại hội 19
Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo về “những thách thức nghiêm trọng” đối với Trung Quôc trong diễn văn khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 (Đại hội 19) sáng nay 18.10.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19
Ông Tập đã khai mạc Đại hội 19 bằng một báo cáo chính trị – một trong những văn kiện quan trọng nhất của Đảng Cộng sản. Văn kiện này bao gồm những thành tựu kể từ khi ông Tập lên nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012 đồng thời công bố tầm nhìn của ông về mọi lĩnh vực từ xây dựng đảng, phát triển kinh tế cho đến quân đội.
Chặng đường đạt tới đỉnh cao quyền lực của ông Tập Cận Bình
“Ngay lúc này, cả Trung Quốc và thế giới đang đứng giữa những thay đổi sâu sắc và phức tạp. Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn quan trọng liên quan đến cơ hội chiến lược để phát triển. Triển vọng rất tươi sáng, nhưng những thách thức cũng rất nghiêm trọng”, ông Tập nhấn mạnh trước Đại hội 19.
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, Đại hội 19 được tổ chức trong bối cảnh lịch sử quan trọng, giữa lúc chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng của Trung Quốc bước sang kỷ nguyên mới.
Ông ca ngợi những thành tựu ngoại giao của Trung Quốc “trên mọi mặt trận”, bao gồm sáng kiến “Vành đai, Con đường” và sự dẫn đầu của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu thời gian qua.
Ông cũng hoan nghênh việc Trung Quốc đã duy trì được đà tăng trưởng GDP từ 54 nghìn tỷ nhân dân tệ cách đây 5 năm lên 80 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhấn mạnh thêm rằng nó chiếm hơn 30% kinh tế toàn cầu.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Tập cũng nêu bật lên những “thành tựu lịch sử đột phá” trong 5 năm qua từ củng cố nguyên tắc một đảng cầm quyền, xoá đói giảm nghèo, tăng cường an ninh quốc gia cho đến khắc phục tình trạng ô nhiễm…
Tuy nhiên, ông cảnh báo với hơn 2.000 đại biểu dự Đại hội 19 rằng, tình trạng tham nhũng, bất ổn xã hội gia tăng, cơ cấu kinh tế mất cân bằng… và hàng loạt những thách thức xã hội, môi trường khác đang gây ra mối đe doạ đối với sự lãnh đạo của đảng.
Trong đó, ông Tập nhấn mạnh, tham nhũng là mối đe doạ lớn nhất với quyền lực của đảng và khẳng định Trung Quốc vẫn kiên định “đả hổ, điệt ruồi và săn cáo”.
“Chúng ta kiên quyết áp dụng thái độ không nhân nhượng với nạn tham nhũng, không nao núng trong việc &’đả hổ, diệt ruồi và săn cáo”, ông Tập tuyên bố.
Trung Quốc vẫn là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới. Đây là thực tế quan trọng và thực trạng đất nước mà mọi đảng viên cần lưu tâm, ông Tập nói và bày tỏ niềm tin rằng con đường phát triển của đảng chính là duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao song song với đấu tranh chống tham nhũng.
Theo Danviet
Chặng đường đạt tới đỉnh cao quyền lực của ông Tập Cận Bình
Sau 5 năm cầm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
"Ông (Tập Cận Bình) là một người quyền lực. Ông ấy là người mạnh nhất kể từ thời ông Đặng Tiểu Bình", hãng tin CNN dẫn lời Cheng Li, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton thuộc Viện Brookings tại Washington nhận định.
Tương tự, ông Kerry Brown, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại King's College ở London cũng bình luận: "Ông Tập đứng đầu tất cả các trung tâm quyền lực chính thống từ quân đội đến chủ tịch đảng... bất cứ lĩnh vực nào. Ông Tập dường như là trung tâm quyền lực của Trung Quốc hiện đại".
Cùng nhìn lại chặng đường đi lên đỉnh cao quyền lực của ông Tập kể từ khi ông bắt đầu bước vào chính trường Trung Quốc cho đến nay.
Ông Tập sinh tháng 6.1953, là con trai của một nhà cách mạng từng giữ chức vụ cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước khi dấn thân vào chính trường, ông Tập từng sống với nông dân và cùng họ làm nông nghiệp trong giai đoạn 1969-1975 tại làng Liangjiahe.
Chính thời gian sống gần gũi người dân này sau đó đã trở thành "điểm mạnh" trong hồ sơ lý lịch cá nhân của ông Tập, giúp ông xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo gần gũi với dân, rất có ích cho sự nghiệp của ông.
Ông Tập gia nhập đảng Cộng sản năm 1974, công việc chính thức đầu tiên trong chính phủ của ông là thư ký riêng cho Bộ trưởng Quốc phòng Geng Biao.
Sau đó, ông Tập thăng tiến nhanh qua các cấp bậc và năm 2002, ông được bổ nhiệm làm bí thư tỉnh ủy Chiết giang, phía Đông Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ 5 năm ở Chiết Giang, ông Tập đã xây dựng căn cứ quyền lực mạnh mẽ của mình ở đây và duy trì căn cứ quyền lực này cho đến tận ngày nay.
"Ông Tập đã thăng cấp cho nhiều cấp dưới ở Chiết Giang... Cái gọi là phe Chiết Giang hiện là một căn cứ quyền lực chính của ông Tập", CNN dẫn lời ông Willy Lam, giáo sư phụ tá của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc bình luận.
Ông Tập Cận Bình tới Hong Kong ngày 29.6
Năm 2007, ông Tập được bầu vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 thành viên - cơ quan ra quyết định hàng đầu của Trung Quốc.
Chỉ 5 năm sau đó, tháng 11.2012, ông được bầu làm Tổng thư ký Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính thức trở thành Chủ tịch Trung Quốc 4 tháng sau đó (3.2013).
Phong cách lãnh đạo của ông Tập được đánh giá là rất khác so với những người tiền nhiệm như ông Hồ Cầm Đào và Giang Trạch Dân.
Sự khác biệt này được đánh dấu bằng việc ông Tập công bố chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng mang tên "đả hổ diệt ruồi". Chiến dịch này đã khiến 300.000 quan chức Trung Quốc từ địa phương đến trung ương "ngã ngựa" chỉ riêng năm 2015.
Theo CNN, chiến dịch chống tham nhũng suốt từ những năm đầu nắm quyền đến nay của ông Tập là một cách để ông củng cố quyền lực hữu hiệu.
"Tôi tin rằng, chiến dịch đã củng cố niềm tin của người dân vào Đảng Cộng sản. Tham nhũng là thách thức lớn nhất đối với hệ thống Cộng sản từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa", ông Cheng Li bình luận.
Tuy nhiên, cũng có một số nhà phân tích nói rằng, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập "có chọn lọc" vì hiếm khi thấy những người ủng hộ ông bị lọt vào danh sách. Đến tháng 10.2016, vị thế đặc biệt của ông Tập được chính thức công nhận khi ông trở thành "nhà lãnh đạo cốt lõi" của đảng Cộng sản - một chức danh tượng trưng cho quyền lực vượt trội.
Một số nhà phân tích nhận định, sau khi trở thành "nhà lãnh đạo cốt lõi" của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình được có thể chuẩn bị phá vỡ truyền thống để tiếp tục nắm quyền sau nhiệm kỳ thứ 2 đến hết năm 2022.
Theo đó, ông sẽ củng cố quyền lực trong đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 kéo dài 1 tuần từ hôm nay (18.10). Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng diễn ra 5 năm 1 lần, sẽ giới thiệu một thế hệ lãnh đạo mới cho Trung Quốc.
Theo Danviet
Nếu Triều Tiên bắn tên lửa ngày mai, Trung Quốc hành xử thế nào? Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn bất cứ chuyện gì và bất cứ ai gây phiền hà, làm họ phân tâm trong suốt kỳ đại hội đảng lần thứ 19 kéo dài 1 tuần, bắt đầu từ ngày mai (18.10). Trung Quốc đã tăng cường an ninh trong nước để đảm bảo kỳ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19,...