Ông Tập Cận Bình yêu cầu quân đội Trung Quốc chuẩn bị tốt cho chiến tranh
Theo Tân Hoa xã ngày 4.1.2019, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập Hội nghị công tác quân sự tại Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Quân ủy đã dự và phát biểu chỉ đạo. Hội nghị này do Phó Chủ tịch Quân ủy Hứa Kỳ Lượng chủ trì, tham dự còn có Phó Chủ tịch Quân ủy Trương Hựu Hiệp và các Ủy viên Quân ủy Ngụy Phượng Hòa, Lý Tác Thành, Miêu Hoa, Trương Thăng Dân.
Ông Tập Cận Bình ký Mệnh lệnh 1/2019 ban hành lệnh động viên huấn luyện cho toàn quân.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: cần làm tốt công tác chuẩn bị chiến tranh trên điểm xuất phát mới, mở ra cục diện mới cho sự nghiệp “cường quân” (xây dựng quân đội hùng mạnh).
Ông nói, hiện nay Trung Quốc có những nguy cơ có thể dự liệu và cả những nguy cơ không thể dự liệu trước được, “toàn quân phải tăng cường ý thức về hiểm họa, ý thức về nguy cơ và ý thức chiến tranh, thiết thực chuẩn bị tốt các mặt công tác cho chiến tranh”. Ông đồng thời nhắc nhở rằng “phải đi sâu trù tính trước cho chiến tranh và tác chiến, đảm bảo khi tình huống xảy ra có thể nhanh chóng ứng phó”.
Ông Tập Cận Bình: quân đội cần làm tốt công tác chuẩn bị chiến tranh trên điểm xuất phát mới, mở ra cục diện mới cho sự nghiệp “cường quân”
Tờ SCMP trích lời ông Tập Cận Bình nói: “Các lực lượng vũ trang phải chuẩn bị cho xung đột quân sự toàn diện. Công tác chuẩn bị cho tác chiến và chiến tranh phải được củng cố để đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong tình huống khẩn cấp”.
Trước đó, hôm 2.1.2019, khi phát biểu nhân kỷ niệm 40 năm ngày Quốc hội Trung Quốc ra “Thư gửi nhân dân Đài Loan”, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh, kiên quyết đánh bại các âm mưu chủ trương “hai nước Trung Quốc”, “một Trung Quốc, một Đài Loan”, “Đài Loan độc lập”; giành thắng lợi trong cuộc chiến chống “Đài Loan độc lập”, chống chia cắt đất nước. Ông khẳng định: “Tổ quốc phải được thống nhất và đương nhiên thống nhất”, đồng thời tuyên bố không từ bỏ phương thức dùng vũ lực thống nhất Đài Loan.
Video đang HOT
Giới phân tích cho rằng đây là những động thái nhằm củng cố thanh thế quân đội, là thông điệp gửi tới Đài Loan và cũng thể hiện sự phản ứng trước chính sách ngày càng cứng rắn hơn về thương mại, chính trị và quân sự của Mỹ.
Đặc biệt đáng chú ý là, tại hội nghị, ông Tập Cận Bình đã ký Mệnh lệnh số 1 năm 2019 của Quân ủy, ra lệnh động viên huấn luyện cho toàn quân. Bức ảnh do Tân Hoa xã phát đi cho thấy, ông Tập Cận Bình đã ngồi ký mệnh lệnh với 2 Phó chủ tịch và 4 Ủy viên Quân ủy đứng phía sau, thể hiện quyền uy lãnh đạo tối cao của ông đối với quân đội.
Quân đội Trung Quốc huấn luyện hành quân bộ đường dài.
Trang tin Đa Chiều ngày 5.1 cho biết, trước khi ông Tập Cận Bình ký Mệnh lệnh số 1/2019 về động viên huấn luyện, các đơn vị quân đội đóng trên cả nước đã bắt đầu luyện binh với quy mô lớn. Ngày 2.1, Tập đoàn quân 76 đã tổ chức ra quân huấn luyện đồng bộ tại bãi tập tổng hợp và huấn luyện đội hình xe tăng chiến đấu trên sa mạc. Ngày 3.1, Tổng đội Cảnh sát vũ trang Giang Tô tổ chức huấn luyện dã ngoại theo tình huống hành quân vượt qua khu vực bị đối phương tấn công bằng vũ khí hóa học. Tổng đội Cảnh sát vũ trang Bắc Kinh thì huấn luyện hành quân dã ngoại hành quân bộ 100km với các tình huống báo đông khẩn cấp, thay đổi đội hình, cảnh giới, thông tin đơn giản, truyền đạt khẩu lệnh, hành quân gấp, di chuyển nhanh qua vùng nhiễm độc, cứu thương tại trận địa…Tổng đội Cảnh sát vũ trang Cam Túc thì triển khai huấn luyện bộ đội tiềm nhập trên tuyết trong điều kiện -24 độ. Ngày 4.1, Tổng đội Cảnh sát vũ trang tỉnh An Huy bắt đầu huấn luyện quân sự thực chiến.
Năm ngoái, lần đầu tiên Quân ủy Trung Quốc tổ chức Đại hội động viên huấn luyện toàn quân vào ngày 3.1.2018. Khi đó, ông Tập Cận Bình đã ra lệnh triển khai huấn luyện năm 2018 cho toàn quân với yêu cầu “tăng cường huấn luyện thực chiến hóa để tạo nên đội quân tinh nhuệ “Gọi là có, đến là đánh, đánh là thắng”.
Ngày 4.1, tờ “Giải phóng quân báo”, cơ quan của Quân ủy Trung Quốc đã đăng bài điểm lại công tác huấn luyện thực chiến hóa 1 năm qua. Theo báo này, trong năm 2018, quân đội Trung Quốc đã tiến hành 18.000 cuộc diễn tập với hơn 2 triệu lượt binh sĩ tham gia. 15 cơ quan trực thuộc Quân ủy đã tiến hành huấn luyện nâng cao năng lực hoạch định chiến lược, chỉ huy và quản lý. Các quân chủng lục quân, hải quân, không quân và tên lửa chiến lược chú trọng huấn luyện nâng cao năng lực chỉ huy.
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn tên lửa trên biển.
Quân chủng lục quân tiến hành diễn tập hành quân di chuyển vượt khu vực, hỏa lực và thọc sâu, hải quân diễn tập “Sấm sét”, “Săn cá mập”, tên lửa chiến lược diễn tập tác chiến mang tên “Thiên kiếm”.
Lực lượng đảm bảo hậu cần quân đội tổ chức diễn tập “Sứ mạng liên cần”. Cảnh sát vũ trang thì tổ chức các cuộc diễn tập “Vệ sĩ”. Không quân thì tập trung thực hiện nhiệm vụ huấn luyện “lên cao nguyên, ra biển xa, xuống đảo đá”.
Ngoài ra, trong năm 2018, quân đội Trung Quốc đã tham gia tổng số 40 cuộc huấn luyện, diễn tập chung với quân đội các nước; trongđó có các cuộc diễn tập “Liên hợp trên biển” và diễn tập chiến lược “Đông Phương 2018″ với Nga, diễn tập “Hùng Ưng” với Pakistan.
Theo VietTimes
Trung Quốc khai trừ đảng, tước quân tịch nguyên tổng tham mưu trưởng quân đội
Quân ủy Trung Quốc thông báo đã khai trừ đảng và tước quân tịch hai cựu tướng quân đội cấp cao vì tội tham nhũng, trong đó có nguyên Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy.
Tướng Trương Dương (trái) và Phòng Phong Huy khi còn đương chức (Ảnh: AP)
SCMP dẫn thông báo của Quân ủy Trung ương Trung Quốc ngày 16/10 cho biết nguyên Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy và nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Trương Dương đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc và tước quân tịch vì tội tham nhũng.
"Những vi phạm là rất nghiêm trọng và quy mô tham nhũng lớn. Vụ việc đã gây thiệt hại nặng nề", thông báo cho biết.
Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết hơn 300 quân nhân bị phát hiện có liên quan tới cáo buộc tham nhũng nhằm vào tướng Phòng Phong Huy - người từng đứng đầu quân đội 2 triệu người của Trung Quốc. Nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đang bị điều tra với cáo buộc tham nhũng hơn 100 triệu Nhân dân tệ (khoảng 1,4 triệu USD).
Thông báo của Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho biết ông Phòng đã không trung thành với đảng và gây tổn hại nặng nề cho đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như quân đội nước này. Thông báo cũng tuyên bố tướng Phòng Phong Huy đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị và quy định của chính phủ về cấm lãng phí cũng như nhận hối lộ.
Theo một thông báo khác của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Trương Dương đã treo cổ tự sát tại nhà riêng của ông này ở Bắc Kinh hồi tháng 11/2017 khi ông đang bị điều tra.
"Ông Trương đã tìm cách tránh né trừng phạt bằng việc tự sát. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của đảng và quân đội", thông báo cho biết.
Một nguồn tin thứ hai tiết lộ với SCMP rằng hơn 40 người đã bị vướng vào cuộc điều tra liên quan tới tướng Trương Dương. Quân đội Trung Quốc hôm qua đã tổ chức một buổi cung cấp thông tin nội bộ về cuộc điều tra nhằm vào hai cựu tướng quân đội.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Ít nhất 13.000 sĩ quan quân đội bị phát hiện có liên quan tới tham nhũng đã bị xử phạt trong vòng 5 năm qua.
Ông Phòng Phong Huy từng là tư lệnh trẻ nhất thuộc hàng ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Tướng Phòng cũng là cái tên mới nhất trong danh sách các quan chức quân đội cấp cao từng bị bắt trong chiến dịch tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Hơn 50 tướng cấp cao đã bị xử phạt trong chiến dịch này.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết tướng Trương Dương có liên quan tới hai nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu - hai quan chức quân đội cấp cao từng bị kết án vì tội tham nhũng. Trước khi thông tin điều tra được công bố, cả hai tướng Phòng Phong Huy và Trương Dương đều bị loại khỏi danh sách đại biểu của PLA dự đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc hồi năm ngoái.
Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu bị điều tra vì mua bán chức tước trong hàng ngũ quân đội và vi phạm các hình thức tham nhũng khác trong chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc. Ông Quách, 75 tuổi, đã bị kết án tù chung thân hồi tháng 7/2016 trong khi ông Từ đã chết vì bệnh ung thư ở tuổi 72 hồi năm 2015 trong khi đang bị giam giữ và điều tra vì cáo buộc tham nhũng.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Tướng Trung Quốc bị giáng 8 cấp vì có con rể ngoại quốc Từng được coi là ngôi sao đang lên trong quân đội Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Trung Quốc, Thượng tướng Cai Yingting, đã bị giáng 8 cấp vì một số lý do trong đó có việc không báo cáo có con rể là người ngoại quốc. Tướng Cai Yingting (Ảnh: Tân Hoa Xã) Báo Bưu điện...