Ông Tập Cận Bình ‘vừa đấm, vừa xoa’ Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh sẵn sàng tấn công đáp trả Mỹ trong chiến tranh thương mại dù mong muốn đạt thỏa thuận với Washington hơn.
Phát biểu trước các đại diện tham dự một diễn đàn quốc tế ngày 22/11, ông Tập nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn hành động vì một thỏa thuận ‘giai đoạn một’ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Khi cần thiết, chúng tôi sẽ phản kích, nhưng chúng tôi đã tích cực làm mọi cách nhằm ngăn chặn thương chiến. Chúng tôi không châm ngòi nổ cuộc chiến thương mại này và đây không phải là điều chúng tôi muốn”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật hồi tháng 6/2019. Ảnh: Reuters
Tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế nhập khẩu cao hơn chống Bắc Kinh nếu hai bên không ký kết được thỏa thuận.
Video đang HOT
Hiện tại, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc vẫn đang nỗ lực vượt qua các bất đồng và đi đến thống nhất về một thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột thương mại song phương. Ông Trump nói, Bắc Kinh đã hứa sẽ mua thêm lượng nông sản Mỹ trị giá khoảng 40 – 50 triệu USD theo thỏa thuận giai đoạn một.
Theo Sputnik, chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bùng phát vào mùa xuân năm 2018 khi chính quyền ông Trump bắt đầu tăng thuế nhập khẩu đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá hàng chục tỷ USD, nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại quá lớn giữa Mỹ với cường quốc châu Á. Kể từ đó, xung đột liên tục leo thang, hai bên không ngừng “ăn miếng, trả miếng” lẫn nhau, ảnh hưởng đến gần như mọi hàng hóa từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.
Hồi đầu tháng này, các quan chức Mỹ và Trung Quốc thông báo đã đạt được tiến bộ đáng kể trong đàm phán song phương nhằm chấm dứt bế tắc hiện tại. Song, tới lúc này, Washington và Bắc Kinh vẫn chưa chốt được thời điểm ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Căng thẳng giữa hai nước gần đây lại có dấu hiệu tăng nhiệt sau khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn hai dự luật ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính quyền ở đặc khu hành chính Hong Kong thuộc Trung Quốc.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Trung Quốc giận dữ việc lưỡng viện Mỹ thông qua dự luật ủng hộ nhân quyền tại Hồng Kông
Theo CNN, các quan chức Trung Quốc và truyền thông nước này đã có những phản ứng mạnh với việc cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông hôm 20.11.
Một người biểu tình Hồng Kông vẫy cờ Mỹ và cờ của Đặc khu Hành chính Hồng Kông - Ảnh: CNN
Dù Dự luật này vẫn chưa được chính thức áp dụng do phải chờ Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua, nhưng truyền thông Trung Quốc đã hết lời chỉ trích nó. Tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc nhanh chóng đăng bài xã luận gọi Dự luật này là "văn bản rác" và "một sự khiêu khích nghiêm trọng đối với toàn bộ người Trung Quốc".
"Nếu phía Mỹ đi theo con đường của riêng mình, Trung Quốc sẽ có biện pháp hiệu quả để kiên quyết chống lại họ và mọi hậu quả phải do Mỹ gánh chịu hoàn toàn", bài xã luận lớn tiếng cảnh báo Mỹ về việc thông qua dự luật nói trên.
Thời báo Hoàn cầu, phụ san của Nhân dân nhật báo thì lên giọng mỉa mai khi cho rằng thay vì gọi là Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, Dự luật này nên được gọi là "Dự luật Bạo lực Hồng Kông".
Tuyên bố hôm 20.11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng gọi dự luật này là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" và cho biết chính phủ Trung Quốc đã phản đối và lên án dự luật.
Theo CNN, dự luật này là một đòn làm suy yếu các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh trong thời điểm quan trọng của đàm phán. Ông Trump vẫn chưa xác nhận có ký thông qua Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông hay không, nhưng ông từng nhiều lần cẩn thận khi nói về chủ đề này để tránh Trung Quốc nổi giận. Hồi tháng 10, ông Trump thậm chí còn hứa hẹn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng ông sẽ im lặng trước tình hình căng thẳng tại Hồng Kông, trong bối cảnh hai nước đang đàm phán thương mại.
Hồng Kông từ lâu được Mỹ xem xét mối quan hệ thương mại, xuất khẩu khác với Trung Quốc. Nếu Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông được thông qua thì Mỹ từng năm sẽ đánh giá xem liệu thành phố tự trị này có được Trung Quốc duy trì quyền tự do của họ hay không. Nếu Mỹ tuyên bố thành phố không được tự do trước Bắc Kinh thì khi đó Washington sẽ rút lại tình trạng thương mại đặc biệt của thành phố, điều này sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của Hồng Kông và Trung Quốc.
Ngoài ra, Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông cũng đưa ra một quy trình cho phép Tổng thống Mỹ có thể ký lệnh trừng phạt và hạn chế đi lại đối với các quan chức Hồng Kông bị cho là vi phạm nhân quyền.
Thiên Hà (theo CNN)
Theo motthegioi.vn
Duterte dừng một loạt dự án do Trung Quốc tài trợ Với thay đổi mới về chính sách, tổng thống Philippines muốn giảm sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài, bao gồm từ Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy các dự án hợp tác công tư. Chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte đã tạm gác các dự án cơ sở hạ tầng mà họ cho là không khả thi, bao gồm ít nhất...