Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc minh bạch về COVID-19, ủng hộ cuộc điều tra của WHO
Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc ủng hộ đánh giá toàn diện về phản ứng toàn cầu với COVID-19 sau khi đại dịch được kiểm soát.
Bình luận trên được Chủ tịch Tập đưa ra trong bài phát biểu qua video trước Đại Hội đồng Y tế thế giới hôm 18/5.
Australia hồi giữa tháng 4 đưa ra đề xuất mở điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc COVID-19. Đề xuất này hiện được 116 quốc gia ủng hộ.
Trước đó Trung Quốc phản đối đề xuất trên nhưng tuyên bố mới đây của nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ chấp nhận một đánh giá khách quan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: News18)
“Trung Quốc ủng hộ đánh giá toàn diện phản ứng toàn cầu đối với COVID-19 sau khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu để rút ra kinh nghiệm, khắc phục thiếu sót. Công việc này cần một thái độ khoa học, chuyên nghiệp, được lãnh đạo bởi WHO. Các nguyên tắc khách quan và công bằng cần được duy trì”, ông Tập cho hay.
Ông đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc công khai, minh bạch về dịch và nhanh chóng hành động để chia sẻ thông tin về COVID-19.
Cùng với đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết hỗ trợ 2 tỷ USD trong 2 năm tới giúp đối phó với COVID-19.
“Trung Quốc cũng sẽ biến vaccine COVID-19 mà chúng tôi tự phát triển thành hàng hóa công cộng để giúp đỡ trong nỗ lực kiềm chế đại dịch”, ông Tập cho hay.
Cũng theo ông Tập, Bắc Kinh sẽ hợp tác với Liên Hợp Quốc để thiết lập trung tâm phản ứng nhân đạo toàn cầu ở Trung Quốc và giúp thiết lập cái gọi là “hành lang xanh” để di chuyển hàng hóa thiết yếu nhanh chóng trên toàn thế giới.
Video: Ông Tập Cận Bình thăm Vũ Hán từ sau khi dịch COVID-19
Trung Quốc "giáng đòn" mạnh tay với Úc, quay sang mua hàng hóa Nga, Mỹ
Trung Quốc thông báo quay sang mua lúa mạch Mỹ và thịt bò Nga, không có nhu cầu với hai sản phẩm này của Úc, tín hiệu thể hiện căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và Canberra.
Thủ tướng Úc Scott Morrison (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Australian Financial Review (ARF), Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu thêm lúa mạch từ Mỹ ngay trong tuần này, theo thông báo trên trang web chính thức của cơ quan hải quan Trung Quốc.
Đơn hàng mới nằm trong kế hoạch mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh Trung Quốc gần như chắc chắn tăng thuế đối với mặt hàng lúa mạch của Úc, sau 18 tháng điều tra chống bán phá giá. Trung Quốc hồi tuần này cũng ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 lò mổ chính ở Úc.
"Lúa mạch Mỹ có chất lượng tương đương lúa mạch Úc nên hoàn toàn thay thế được. Thật tệ khi Úc đang đánh mất sự cạnh tranh đối với hai mặt hàng là thịt bò và lúa mạch", Lin Guofa, nhà phân tích của công ty Bric Agriculture Group (BIG), nói. BIG là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Trung Quốc.
"Quy định ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 lò mổ của Úc đã gửi tín hiệu mạnh mẽ rằng các thương nhân cần suy nghĩ kỹ khi làm ăn với Úc", Goufa nói.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây cũng nói rằng Trung Quốc ngày càng ít phụ thuộc hơn vào hàng nông sản Úc, so với trước đây.
Đây được coi là đòn chí mạng Trung Quốc nhằm vào kinh tế Úc, sau khi chính quyền Thủ tướng Úc Morrison kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19.
Một thương nhân Trung Quốc nhắc đến câu thành ngữ nổi tiếng: "Giết gà dọa khỉ". "Với thịt bò và lúa mạch, Trung Quốc đang khiến Úc trở thành nạn nhân đầu tiên và cũng để cảnh báo các nước khác", người này nói, theo AFR.
Trung Quốc hôm 14.5 khẳng định lập trường áp thuế chống bán phá giá với lúa mạch Úc. Vài ngày tới, Trung Quốc sẽ áp đặt mức thuế tăng thêm 80% với mặt hàng này.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nhắc đến việc Bắc Kinh hồi tuần này đạt thỏa thuận nhập khẩu thịt bò Nga. 200 tấn hàng đầu tiên đã đến Trung Quốc trong tháng 4 và dự kiến Bắc Kinh sẽ nhập khẩu 10.000 tấn thịt bò Nga trong năm nay.
Hồi tháng 2, Trung Quốc cũng dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ. "Ngày nay, người tiêu dùng Trung Quốc có nhiều lựa chọn hơn. Úc cần tập trung vào cạnh tranh và cung cấp sản phẩm chất lượng tốt hơn để thu hút người tiêu dùng Trung Quốc", bài xã luận đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, viết.
Giới quan sát nhận định rằng Úc vẫn còn hi vọng thay đổi tình hình, vì căng thẳng Mỹ-Trung leo thang có thể tác động đến lượng hàng nông sản Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trả lời trên Fox Business Network hôm 14.5, ông Trump nhắc đến khả năng cắt quan hệ với Trung Quốc và hiện không có hứng thú trò chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Lãnh đạo Trung Quốc cam kết tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Triều Tiên Ngày 10/5, hãng thông tấn Yonhap dẫn hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi một thông điệp tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong đó cam kết "thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển vững chắc" của quan hệ Trung - Triều. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim...