Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc cần tăng cường phòng thủ biên giới biển và đất liền
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc nên tăng cường phòng thủ biên giới biển và đất liền,Tân Hoa xã dưa tin ngày 28.6, trong bối cảnh các nước láng giềng tố cáo Bắc Kinh có những hành động hung hăng nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền phi lý.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – Ảnh: Reuters
Ông Tập đưa ra phát ngôn trên trong cuộc họp ngày 27.6 với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các quan chức cấp cao, theo Tân Hoa xã.
Ông Tập cho hay sự “yếu ớt” của Trung Quốc trong quá khứ đã khiến cho các quốc gia khác “bắt nạt” nước này.
“Những kẻ xâm lược nước ngoài đã từng phá hủy tuyến phòng thủ trên biển và đất liền của Trung Quốc hàng trăm lần, nhấn chìm đất nước vào vực sâu địa ngục”, ông Tập nói, đồng thời kêu gọi người dân Trung Quốc không nên lãng quên lịch sử và xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh.
Ông Tập kêu gọi các lực lượng phòng vệ biên giới tăng cường hành động để bảo vệ “quyền hàng hải” của Trung Quốc.
Video đang HOT
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, ông Tập đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để quân đội nước này có thể thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào.
Các quan chức Trung Quốc khác, như Ngoại trưởng Vương Nghị, cũng từng nhấn mạnh rằng Trung Quốc quyết bảo vệ lãnh thổ nước này, nhưng khẳng định Bắc Kinh không là mối đe dọa đối với các quốc gia khác.
Ông Tập đưa ra những phát ngôn trên giữa lúc Trung Quốc làm leo thang căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Philippines, Việt Nam trên biển Đông, và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trên đất liền, Trung Quốc lâu nay có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ dọc biên giới hai nước này, theo AFP.
Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc hồi đầu tháng 5.2014 hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm chìm tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan.
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ bay áp sát máy bay chiến đấu Nhật Bản và tàu Trung Quốc liên tục lai vãng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Mới đây, Trung Quốc còn tung ra bản đồ dọc, trong đó có “đường lưỡi bò” (trước đây gọi là đường 9 đoạn nay đã trở thành đường 10 đoạn) nuốt trọn gần hết biển Đông. Mỹ và Philippines cũng đã lên tiếng phản đối, bác bỏ tính pháp lý của tấm bản đồ này.
Ông Dennis Blair, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 27.6 cho rằng Philippines, Nhật Bản và Việt Nam không thể ngồi im nhìn Trung Quốc bành trướng và đưa ra những tuyên bố chủ quyền phi lý trên cả biển Đông lẫn biển Hoa Đông.
Theo TNO
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ tập trận chung 'dằn mặt' Trung Quốc
Hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ sẽ tiến hành tập trận chung ở tây Thái Bình Dương, một động thái được cho là để "dằn mặt" Trung Quốc.
Tàu chiến INS Tabar của Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận Malabar 2014 sẽ diễn ra ở khu vực tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7.2014 với sự tham gia của lực lượng hải quân ba nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, theo tờ The Diplomat có trụ sở ở Nhật Bản ngày 19.6.
Tờ Times of India (Ấn Độ) cho biết hải quân Ấn Độ sẽ gửi 4-5 tàu chiến, bao gồm tàu khu trục lớp Rajput và tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Shivalik, tham gia tập trận.
The Diplomat vẫn chưa thể xác nhận Nhật Bản và Mỹ sẽ điều động các tàu chiến gì. Nhưng các tàu chiến Nhật, Mỹ sẽ tham gia một cuộc tập trận với Nga trước khi đến tây Thái Bình Dương vào cuối tháng 7.2014 để tham gia Malabar.
Cũng theo The Diplomat, cuộc tập trận của ba nước này là nhằm để "dằn mặt" và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc ở khu vực tây Thái Bình Dương.
Lần đầu tiên Nhật Bản và Ấn Độ tham gia tập trận Malabar hồi 2007 ở vịnh Bengal, mặc dù cách xa bờ biển Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối.
Cuộc tập trận Malabar năm nay có thể sẽ khiến Trung Quốc "tức giận" bởi vì căng thẳng Nhật Bản - Trung Quốc leo thang do tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo The Diplomat.
Trung Quốc đang nỗ lực thắt chặt quan hệ với Ấn Độ sau cuộc bầu cử và ông Narendra Modi đắc cử chức Thủ tướng, đồng thời theo dõi sát sao mối quan hệ chiến lược giữa Tokyo và New Delhi.
Ông Modi sẽ đến gặp gỡ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và đầu tháng 7.2014 nhằm mở rộng quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Theo TNO
Trung Quốc lợi dụng cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương để do thám Mỹ Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ đứng đầu tổ chức, bắt đầu vào ngày 26.6. Các quan chức và chuyên gia Mỹ quan ngại Bắc Kinh lợi dụng cuộc tập trận này để do thám quân đội Mỹ và thu thập thông tin tình báo. Tàu...