Ông Tập Cận Bình trúng giải mà ‘đau’ trong lòng!
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa được tạp chí That trao giải bức ảnh ấn tượng nhất trong năm. Đó là giải National News Awards (Giải thưởng quốc gia, được gọi là “Pulitzer của Trung Quốc” do That trao).
Nhưng Washington Post cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ không vui vẻ gì khi nhận giải này mà còn cảm thấy bực mình. Tấm ảnh đó ghi lại cảnh ông Tập đi thăm một công trường trong lúc mưa. Để tránh bị mưa ướt ống quần thì ông Tập đã xắn ống thấp, ống cao. Washington Post nói rằng đây là một cách để ông Tập thể hiện mình hòa đồng với quần chúng.
Điểm chết người của tấm ảnh là ông Tập lại cầm một chiếc ô chứ không cần để cho trợ lý cầm giúp như các quan chức Trung Quốc khác. Điều này được báo chí phương Tây liên tưởng ngay đến cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ của sinh viên Hồng Kông.
Bức ảnh ông Tập Cận Bình cầm ô đi thị sát một công trường được trao giải “Bức ảnh ấn tượng nhất trong năm”. (Nguồn ảnh: petapixel)
Video đang HOT
Để chống lại cảnh sát dùng hơi cay, người dân Hồng Kông đã dùng ô che chắn. Chiếc ô trở thành biểu tượng của phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở đặc khu từng là thuộc địa của Anh. Chính vì vậy, đã có sự liên hệ khá mỉa mai của báo chí phương Tây trong tấm ảnh ông Tập Cận Bình cầm ô.
Washington Post nói rằng về kỹ thuật chụp thì tấm ảnh này chẳng có gì đặc biệt nhưng ý nghĩa truyền tải của nó lại rất ấn tượng. Họ cũng tin rằng tấm ảnh và giải thưởng trên sẽ không được truyền thông Trung Quốc loan tải cho dù tác giả của tấm ảnh là một phóng viên của Tân Hoa Xã.
Hồng Kông trở về với Trung Quốc từ Anh năm 1997 và khi đó, Trung Quốc hứa cho họ quy chế “một nhà nước, hai chế độ”, có nghĩa là Hồng Kông vẫn có thể được hưởng quyền tự chủ trong kinh tế và chính trị.
Đặc biệt là sau 20 năm chuyển giao, đặc khu này được tự do lựa chọn người lãnh đạo. Dù vậy, sự tự chủ mà Hồng Kông được hưởng có vẻ không trọn vẹn như họ mong muốn. Các sinh viên đã tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đang phản bội lời hứa về việc cho người Hồng Kông tự do lựa chọn lãnh đạo của họ.
Lý do là cuối tháng 8 qua, Quốc hội Trung Quốc (NPC) thông qua một nghị quyết, theo đó NPC có quyền phê duyệt trước chỉ 2-3 ứng viên cho cuộc bầu cử chức đặc khu hành chính Hồng Kông vào năm 2017. Các ứng viên này phải giành ít nhất một nửa phiếu thuận từ NPC. Người dân Hồng Kông chỉ được chọn người lãnh đạo được Bắc Kinh gật đầu từ trước.
Theo Một Thế Giới
Giới tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc sẽ có biến động lớn?
Hội nghị ban chấp hành trung ương lần 4 của Đảng cộng sản Trung Quốc - dự kiến diễn ra từ ngày 20-10 đến 23-10 - sẽ có những quyết định gây biến động lớn trong giới tướng lĩnh cấp cao.
Tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bí thư Quân ủy Trung ương (CMC), sẽ báo cáo vấn đề thúc đẩy toàn diện pháp trị, sau đó các thành viên sẽ thông qua nghị quyết "Quyết định quan trọng về việc thúc đẩy toàn diện pháp trị trong cả nước", bàn về vấn đề điều chỉnh nhân sự quân ủy trung ương.
Trong khi đó, tờ Liên hợp Buổi sáng của Singapore cho rằng vấn đề cải cách tư pháp, chống tham nhũng sẽ là các chủ đề nổi bật của hội nghị. Còn Trung Quốc Thời báo của Đài Loan dự báo hội nghị toàn thể lần thứ 4 này sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế, trong đó có việc làm quen với trạng thái bình thường mới.
Chính ủy Lưu Nguyên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC).
Theo tạp chí Ngoại giao tham khảo - Hồng Kông, 2 vị trí Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng có thể thay đổi về nhân sự. Tờ Đa Chiều cho rằng 5 tướng gồm chính ủy Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc Lưu Nguyên (con trai cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ), Chủ nhiệm Tổng cục Trang bị Trương Hựu Hiệp, Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy, Tư lệnh Quân khu Nam Kinh Sái Anh Đĩnh, Chính ủy Bộ tư lệnh Pháo binh 2 Trương Hải Dương sẽ được Tập Cận Bình lựa chọn giúp mình cải cách toàn diện quân đội.
Báo Văn Hối - Hồng Kông cho biết cuộc cải tổ nhân sự ở thượng tầng lãnh đạo của CMC xuất hiện sau khi cựu Phó Chủ tịch Từ Tài Hậu bị bắt vì tham nhũng vào cuối tháng 6. Ông Từ Tài Hậu trở thành "con hổ" lớn nhất trong chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của ông Tập Cận Bình. Mặc dù Từ Tài Hậu đã về hưu nhưng người ta tin rằng ông vẫn có kết nối và có sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên trong CMC mà Chủ tịch Trung Quốc muốn loại bỏ điều đó. Theo giới phân tích, Chính ủy Lưu Nguyên là ứng cử viên hàng đầu cho chức Phó Chủ tịch CMC.
Cũng tại Hội nghị ban chấp hành trung ương lần 4, sẽ có ít nhất 5 ủy viên, ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bị cách chức, khai trừ đảng tịch, bao gồm Tưởng Khiết Mẫn - cựu Chủ nhiệm Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước (SASAC) thuộc Quốc vụ viện, Lý Đông Sinh - cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, Lý Xuân Thành - cựu Phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Tứ Xuyên, Vương Vĩnh Xuân - cựu Phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia và Vạn Khánh Lương - cựu Bí thư Thành ủy Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông).
Theo Want China Times, Ifeng, Đa chiều
Trung Quốc: Chiến dịch chống lãng phí tiết kiệm gần 9 tỷ USD Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố giành chiến thắng sau chiến dịch chống lãng phí kéo dài 15 tháng, vốn giúp cắt giảm 8,6 tỷ USD chi tiêu công, đồng thời cam kết sẽ không nương tay với tệ nạn tham nhũng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hãng tin chính thức Xinhua của Trung Quốc hôm nay...