Ông Tập Cận Bình tới Pakistan, khởi động dự án 46 tỷ USD
Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, hai bên đã nhất trí khởi động dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan trị giá 46 tỷ USD.
Ngày 20/4, Trung Quốc và Pakistan đã quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên tầm quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện. Quyết định trên được đưa ra sau cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Pakistan và Thủ tướng Nawaz Sharif tại Thủ đô Islamabad.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: “Hai bên đã nhất trí nâng tầm quan hệ Trung Quốc – Pakistan lên tầm đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện nhằm mang lại lợi ích đa chiều cho cả đất nước và người dân Trung Quốc và Pakistan”.
Ông Tập Cận Bình thăm Pakistan trong hai ngày 20 và 21/4. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Việc nâng cấp các mối quan hệ song phương diễn ra trong bối cảnh hai nước đang mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan.
Theo Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, tại cuộc gặp, hai bên cũng đã nhất trí khởi động dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan trị giá 46 tỷ USD gồm các tuyến đường bộ, đường sắt và các dự án năng lượng kết nối cảng nước sâu Gwadar ở Tây Nam Pakistan với Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc.
Ông Sharif nói: “Hành lang kinh tế này sẽ làm lợi cho các tỉnh và khu vực của Pakistan và sẽ đưa Pakistan trở thành một trung tâm thương mại và đầu tư của khu vực. Hành lang này cũng sẽ hỗ trợ Trung Quốc xây dựng các tuyến đường thương mại và đầu tư với khu vục Nam Á và Tây Á cũng như Trung Đông và châu Phi ngắn hơn và giá thành rẻ hơn”.
Ngoài ra, hai bên cũng ký gói thỏa thuận về nhiều lĩnh vực như hợp tác năng lượng, cơ sở hạ tầng, thương mại và kinh tế.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Pakistan. Theo các số liệu chính thức, năm ngoái, thương mại hai chiều đã vượt 16 tỷ USD./.
Hồng Nhung Theo Reuters
Theo_VOV
Trung Quốc kiên trì "rủ" Ấn Độ tham gia "Con đường tơ lụa"
Hãng tin PTI cho biết nhằm thuyết phục Ấn Độ tham gia sáng kiến "Con đường tơ lụa", giới chức Trung Quốc ngày 15/4 đã có đề xuất mới để thu hút đất nước láng giềng.
Theo đó, ngoài việc kết nối các dự án chiến lược của mình, Chính phủ Ấn Độ có thể lựa chọn bất cứ phần nào trong các dự án tại khu vực Nam Á thuộc sáng kiến "Con đường tơ lụa".
Phát biểu trước báo giới tại Bắc Kinh ngày 15/4, Vụ phó Vụ Kinh tế quốc tế Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kinh Tùng nhấn mạnh Trung Quốc và Ấn Độ nên là những đối tác trong các dự án con đường tơ lụa, đồng thời khẳng định Trung Quốc và Ấn Độ là những nước tiên phong trong tiến trình toàn cầu hóa, rất cần hợp tác với nhau.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các dự án liên quan đến việc phát triển "Con đường tơ lụa", đặc biệt là "Con đường tơ lụa trên biển" (MSR) có thể liên kết với các dự án "Mausam" (tuyến thương mại thuyền buồm cổ xưa) và dự án "Con đường gia vị" (tuyến đường buôn bán gia vị) của Ấn Độ.
Bên cạnh MSR, các dự án trên gồm một hành lang nối Trung Quốc với châu Âu đi qua Trung Á; hành lang kinh tế giữa các nước Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar (BCIM) và Trung Quốc - Pakistan. Hiện Ấn Độ đang tham gia các cuộc đàm phán về việc thiết lập BCIM.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Ba Lan khởi động dự án 42 tỉ USD hiện đại hóa quân đội Ba Lan vừa khởi động dự án quốc phòng đầy tham vọng trị giá 42 tỉ USD. Số tiền khổng lồ này được dùng để nâng cấp và hiện đại hóa quân đội Ba Lan trong thời gian 10 năm, theo Sputnik News. Binh sĩ Ba Lan tập trận chung với quân đội Mỹ ở thị trấn Drawsko Pomorskie, tây bắc Ba Lan...