Ông Tập Cận Bình săn hết ‘hổ’ để bắt ‘rồng’ dưới ’sông’?
Sau khi lên làm Chủ tịch Trung Quốc và thâu tóm quyền lực, ông Tập Cận Bình liên tục phát động chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”. Những con hổ mà ông đánh gần đây là Từ Tài Hậu rồi Chu Vĩnh Khang đều được biết đến như những người thân cận của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và ông Tập Cận Bình
Khi tướng Từ bị hạ bệ, không hẹn mà gặp cả Tân Hoa Xã và Nhân dân nhật báo cùng mượn chuyện nước Pháp để bàn chuyện trong nước. Cả hai cùng đăng một bài báo có tựa đề: “Tại sao nước Pháp dám điều tra cựu tổng thống (Sarkozy)”.
Video đang HOT
Bài báo bình luận rằng, một số người Trung Quốc nghĩ rằng không thể động đến quan chức cấp cao cỡ tương đương chủ tịch nước vì như thế tổn hại đến quốc thể. Vì vậy, luôn có rào cản trong việc điều tra các quan chức cấp cao.
“Nhưng giờ không có gì mộng tưởng nữa. Người dân Trung Quốc sẽ không coi việc điều tra các quan chức cấp cao là xấu hổ gì nữa. Can đảm điều tra những con hổ lớn đẳng cấp cỡ Sarkozy. Bây giờ và không bao giờ”, bài báo viết với ngòi bút đanh thép. Đưa chuyện Sarkozy ra không để ám chỉ ai thì người Trung Quốc đều hiểu cả.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, tên của ông Giang Trạch Dân đã “biến mất” nhiều lần trong các thông cáo chính thức của ĐCS Trung Quốc. Vào ngày 14.7, ĐCS TQ loan báo rằng các ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Chu Dung Cơ đã tham dự một cuộc họp ôn cố tri tân ở Tây Tạng. Thế nhưng, tên của ông Giang không có trong thông cáo và nó được coi là một tín hiệu bất thường nghiêm trọng.
Thêm một con hổ nữa là Chu Vĩnh Khang bị săn trong chiến dịch diệt hổ. Điều mà người ta thắc mắc bây giờ là khi săn hết hổ thì ông Tập có dám săn rồng. Rồng là linh vật để ám chỉ những người có đẳng cấp, chức vụ như kiểu Sarkozy mà báo Trung Quốc đề cập mà rồng khi nghỉ ngơi thì thường ở sông. Trùng hợp là tiếng Hán, giang có nghĩa là sông.
Liu Yinquan, cựu giáo sư lịch sử Trung Quốc phân tích: “Sau khi bị đưa vào tù, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu chắc chắn sẽ nói rằng họ đã làm theo lệnh của quan chức cấp rất cao. Chu Vĩnh Khang tham ô rất nhiều và phần lớn số tiền phải nộp cho ai đó có quyền lực và ảnh hưởng cực lớn.
Do đó, Chu cũng phải thú nhận tất cả để cứu mạng sống của chính mình. Tất cả các quan chức tham nhũng cuối cùng sẽ chỉ ra tên của ông ta khi thất thế. Tôi tin rằng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) đã có cả một ngôi nhà chất đầy các tài liệu chống lại ông ta”.
Theo Một Thế Giới
Tướng Trung Quốc bị bắt để điều tra tham nhũng
Ngày 26-6, tờ SCMP đưa tin, ông Diệp Vạn Dũng - nguyên Chính ủy quân khu, ủy viên Ủy ban Thường vụ tỉnh ủy Tứ Xuyên, Trung Quốc đã bị tước bỏ tư cách ủy viên Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc.
Ông Diệp Vạn Dũng
Ông Diệp Vạn Dũng sinh năm 1953 từng giữ nhiều chức vụ trong quân đội tại quân khu Tây Tạng trong một thời gian dài, được thăng hàm Thiếu tướng vào năm 2001 và trở thành Chính ủy quân khu tỉnh Tứ Xuyên năm 2006. Ông Diệp Vạn Dũng đã về hưu vào tháng 1-2014. Nguồn tin lan truyền trên các trang mạng Trung Quốc cho rằng, vào tháng 5 vừa qua, ông Diệp Vạn Dũng đã bị lực lượng cảnh sát đặc nhiệm bắt giữ ngay tại nhà riêng vì tình nghi có liên quan đến đại án tham nhũng của ông Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Bộ Công an.
Theo An Ninh Thủ Đô
Reuters: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đồng ý điều tra Chu Vĩnh Khang Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận để điều tra Chu Vĩnh Khang với hành vi vi phạm kỷ luật đảng. Reuters ngày 30/7 đưa tin cho biết, hai nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc có ảnh hưởng đã đồng ý cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình mở cuộc điều tra chống lại Chu...