Ông Tập Cận Bình quyết không chấp nhận quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố chỉ tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại giữa các nước có liên quan và không chấp nhận có sự can thiệp của bên ngoài!
Ông Tập Cận Bình nói không chấp nhận sự can thiệp của bên ngoài trong vấn đề Biển ĐôngReuters
Ông Tập đưa ra tuyên bố này ngày 28.4 trong một diễn đàn an ninh quốc tế đang diễn ra ở Bắc Kinh và trong bối cảnh cả thế giới đang trông đợi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) đối với vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
“Chúng tôi khẳng định rằng tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết thông qua tham vấn, đàm phán hữu nghị và hòa bình trực tiếp với các đối tác có liên quan”, ông Tập phát biểu trước ngoại trưởng các nước châu Á và Trung Đông tham dự diễn đàn an ninh khu vực châu Á, theo tờ South China Morning Post.
Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc tái khẳng định những tuyên bố trước đây của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, trong phát biểu lần này, không thấy ông Tập dùng đến cụm từ “đàm phán song phương”, điều mà giới lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc luôn nhắc đến trên các diễn đàn quốc tế. Thay vào đó, ông Tập nhấn mạnh đến “đàm phán giữa các đối tác có liên quan”.
Bắc Kinh muốn chia rẽ các nước ASEAN có tranh chấp khi tuyên bố chỉ đàm phán song phương với từng nước. Tuy nhiên, các nước thành viên ASEAN thống nhất chỉ giải quyết vấn đề Biển Đông với Trung Quốc trên tinh thần cả khối chung.
Video đang HOT
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra ở Biển Đông, phía trước là tàu hải cảnh của Trung Quốc Hoàng Sơn
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền phi lý gần như toàn bộ Biển Đông và đang tăng cường quân sự hóa khu vực này. Các nước ASEAN và nhiều nước khác, trong đó có Mỹ phản đối hoạt động gây hấn này của Bắc Kinh. Philippines là nước đầu tiên kiện Trung Quốc ra tòa án ở The Hague phản đối tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Mỹ, Úc, Nhật, Anh và nhiều nước ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật pháp quốc tế.
Trung Quốc tẩy chay phiên tòa ờ The Hague cũng như không công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa này liên quan đến Biển Đông, nại rằng tòa không đủ thẩm quyền pháp lý để thụ lý và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Minh Quang
Theo Thanhnien
'Lào, Campuchia đã qua mặt ASEAN trong vấn đề Biển Đông'
"Những động thái gần đây của Campuchia và Lào khi ký đồng thuận với Trung Quốc nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trong khi không phải bên liên quan là sự can thiệp và 'qua mặt' ASEAN".
Cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong ngạc nhiên về hành động của Campuchia và LàoAFP
Cựu tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong ngày 25.4 cho biết tại diễn đàn ASEAN ở Jakarta (Indonesia) rằng: "Những động thái gần đây của Campuchia và Lào khi ký đồng thuận với Trung Quốc nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trong khi không phải bên liên quan là sự can thiệp và 'qua mặt' ASEAN", theo Channel News Asia ngày 26.4.
Ông Ong, hiện là Phó Chủ tịch điều hành Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam của Singapore, nói rằng tranh chấp giữa các nước ASEAN và Trung Quốc phải được giải quyết theo tinh thần của tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
"Vì vậy, những loại tuyên bố như của 2 thành viên (Campuchia và Lào) liên quan đến vai trò của ASEAN khiến tôi rất ngạc nhiên", ông Ong nói trong diễn đàn hôm 25.4.
Tuần qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc đã đạt được đồng thuận với Brunei, Campuchia và Lào trong vấn đề Biển Đông; và những nước này không phản đối những đòi hỏi của Bắc Kinh ở vùng biển này, theo Tân Hoa xã. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc còn nói rằng cả 4 nước thống nhất rằng "tranh chấp lãnh thổ không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và cả khối ASEAN".
Campuchia và Lào không có tranh chấp ở Biển Đông Reuters
Trong khi đó, ASEAN đồng ý rằng các tranh chấp cần được đàm phán giữa các bên có tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc nhằm tránh gây ra xung đột giữa các thành viên trong khối. Bốn thành viên ASEAN bao gồm Brunei, Việt Nam, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng nói rằng các nước ASEAN phải tuân thủ sự đồng thuận của mình đối với tranh chấp ở Biển Đông, vốn được thông qua hồi năm 2012.
Ông Lê Lương Minh cho biết chiến lược của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp là đàm phán song phương và đó là điều cả thế giới đều biết. Tuy nhiên, không có nhiều nước ủng hộ cách giải quyết này của Trung Quốc ngoại trừ một số nước như Lào, Campuchia và Brunei; và gần đây có thêm Nga.
"Tuy nhiên, một nước ASEAN không thể thay mặt để đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp có liên quan đến nhiều nước khác trong khối ASEAN", ông Lê Lương Minh phát biểu.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc khoe đạt thỏa thuận với ba nước Đông Nam Á về Biển Đông Trung Quốc, sau một loạt động tác lôi kéo các nước ở Đông Nam Á, hôm qua tuyên bố đã đạt được thỏa thuận về vấn đề Biển Đông với Brunei, Campuchia và Lào. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Lào. Ảnh: fmprc Reuters dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay trong chuyến thăm Brunei, Campuchia và Lào...