Ông Tập Cận Bình nói về Hong Kong, Đài Loan dịp Quốc khánh Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu rằng sẽ để cho “ người dân Hong Kong quản lý Hong Kong” và đề cập đưa Đài Loan về với đại lục.
Trong diễn văn kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình vào tối 30/9 nhấn mạnh rằng sẽ thực hiện đầy đủ và chân thật chính sách “một nước hai chế độ”, hứa hẹn để cho “người dân Hong Kong quản lý Hong Kong”, và “người dân Macau quản lý Macau” với mức độ tự trị cao.
Hình ảnh buổi tiếp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc vào tối 30/9 ở Bắc Kinh. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Đối với vấn đề Đài Loan, ông Tập nhấn mạnh bám sát nguyên tắc một nước Trung Hoa và sự đồng thuận 1992 về việc đẩy mạnh phát triển mối quan hệ hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Ông Tập cho rằng việc “thống nhất tổ quốc là một xu hướng không ai hoặc thế lực có thể cản ngăn”.
Video đang HOT
Trong phát biểu của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đề cập đến hai mục tiêu thế kỷ và việc hiện thực giấc mộng Trung Hoa về phục hưng dân tộc.
VOV/ TÂN HOA XÃ
Theo VTC
Hong Kong: Người biểu tình họp báo tuyên bố sẽ chưa dừng lại
Đại diện biểu tình nói vẫn sẽ xúc tiến kế hoạch biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong vào cuối tuần này.
Chiều nay 4-9 Đặc khu trưởng Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút bỏ dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang xét xử tại các nước mà Hong Kong không ký hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Dự luật dẫn độ này là nguồn cơn dẫn tới làn sóng biểu tình kéo dài hơn 3 tháng qua ở Hong Kong.
Với diễn biến này, chính quyền Hong Kong đã đáp ứng một trong 5 yêu cầu của người biểu tình. Không lâu sau khi bà Lâm tuyên bố, hai cá nhân đại diện biểu tình đã tổ chức họp báo về chuyện này, theo báo SCMP.
Hai đại diện biểu tình họp báo chiều nay ở Hong Kong sau khi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút bỏ dự luật dẫn độ. Ảnh: SCMP
Cuộc họp báo được tổ chức bên ngoài trụ sở hội đồng lập pháp, kéo dài 40 phút. Hai đại diện biểu tình cho rằng động thái của bà Lâm như là "một miếng băng cá nhân dán lên phần thịt đang thối rữa", đồng thời khẳng định họ phải được đáp ứng toàn bộ "5 yêu cầu, không chừa cái nào".
Hai đại diện biểu tình họp báo chiều nay ở Hong Kong sau khi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút bỏ dự luật dẫn độ. Ảnh: SCMP
Tại cuộc họp báo, một đại diện tên Law cho rằng việc bà Lâm nhượng bộ hôm nay cho thấy chiến lược hợp tác giữa cực đoan với ôn hòa, tìm kiếm sự chú ý của quốc tế, tăng áp lực từ trong nước lên chính quyền đã có hiệu quả.
Đại diện biểu tình thứ hai cảnh báo người dân Hong Kong đừng để bị đánh lừa, khi việc chính thức rút lại dự luật phải được đưa ra hội đồng lập pháp.
Hai đại diện biểu tình họp báo chiều nay ở Hong Kong sau khi Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút bỏ dự luật dẫn độ. Ảnh: SCMP
Đại diện tên Law nói hôm nay không phải là ngày chấm dứt biểu tình mà là một thời điểm bước ngoặt, và người biểu tình sẽ không ngừng lại đến chừng nào tất cả các yêu cầu được đáp ứng.
Đại diện tên Law hy vọng kế hoạch biểu tình tại sân bay quốc tế Hong Kong vào cuối tuần này sẽ được tiến hành, đồng thời nói kế hoạch tiếp cận người dân của bà Lâm chỉ là một trò quảng bá.
"Bà ấy chỉ cần đi xuống các điểm biểu tình và lắng nghe xem người dân Hong Kong muốn gì. Người biểu tình không khó để tiếp cận. Vào các cuối tuần họ đều đổ ra đường" - đại diện tên Law nói.
Người dân Hong Kong theo dõi bà Lâm tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ qua truyền hình. Ảnh: SCMP
Trong khi đó, từ một cuộc hội thảo ở Đài Bắc (Đài Loan) tối 4-9, Hoàng Chi Phong, người sáng lập và lãnh đạo đảng thiên về dân chủ Demosisto lên tiếng rằng việc chính quyền Hong Kong rút lại dự luật dẫn độ sẽ không chấm dứt biểu tình.
"Đứng trước sự tàn bạo của cảnh sát... biểu tình của người dân Hong Kong sẽ tiếp tục thậm chí nếu dự luật dẫn độ được rút lại. Chúng tôi kiên quyết rằng toàn bộ 5 yêu cầu của chúng tôi phải được đáp ứng và đây là quyết định của chúng tôi. Trung Quốc hiện muốn chính quyền Hong Kong rút lại dự luật. Đây thật ra là một sự sắp xếp nhỏ nhằm ngăn người dân Hong Kong xuống đường trước ngày 10-1 (Quốc khánh Trung Quốc). Nhưng các hoạt động biểu tình của chúng tôi sẽ tiếp tục" - báo SCMP dẫn lời Hoàng Chi Phong nói từ Đài Bắc.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Áp lực chính trị kinh tế nội địa đã buộc Mỹ - Trung Quốc phải nối lại đàm phán ra sao? Chính phủ Trung Quốc phải đương đầu với nhiều chỉ trích về cách xử lý vấn đề Hồng Kông cũng như xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc. Ảnh: GettyImages Áp lực chính trị và kinh tế nội địa đã khiến hai bên Mỹ và Trung Quốc có những thiện chí ban đầu nhằm thu hẹp bớt khác biệt của họ xung...