Ông Tập Cận Bình nói về chủ quyền
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bìnhkhẳng định Bắc Kinh sẽ “không thỏa hiệp về chủ quyền”.
Tờ China Daily ngày 30.1 dẫn lời Tổng bí thư (TBT) Tập phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc nói rằng nước này không bao giờ từ bỏ cái mà ông gọi là “quyền và quyền lợi hợp pháp”. Ông tuyên bố: “Đừng nước nào nghĩ rằng chúng ta sẽ mua bán những quyền lợi cốt lõi của mình và hy vọng chúng ta sẽ nhận quả đắng vốn gây tổn hại chủ quyền, an ninh và quyền lợi phát triển đất nước”.
Ông Tập Cận Bình nhiều lần hô hào quân đội tăng cường sức chiến đấu – Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Ngoài ra, như những phát biểu trước đây của giới lãnh đạo Trung Quốc, TBT Tập mới đây lại hứa hẹn nước này sẽ “phát triển hòa bình”, không tổn hại lợi ích các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong thực tế, những hành động của Bắc Kinh thời gian qua đối với vấn đề chủ quyền trên biển Đông khiến các nước không khỏi lo ngại. Kể từ khi lên cầm quyền hồi cuối năm ngoái, ông Tập đã nhiều lần đi thăm các quân khu và kêu gọi quân đội tăng cường tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Mới đây nhất, vào ngày 29.1, ông Tập đi kiểm tra cảnh sát vũ trang ở Bắc Kinh và kêu gọi lực lượng này tuyệt đối trung thành với ĐCS Trung Quốc.
TBT Tập tuyên bố về chủ quyền sau khi Philippines quyết định đưa yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông ra Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS). Phản ứng sau quyết định của Philippines, các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Bắc Kinh ra đối chứng trước tòa. Ngoài ra, nhiều bên khác đã lên tiếng ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua những biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và khẳng định Manila “có quyền hợp pháp” về việc kiện Bắc Kinh. Nhận định về vụ kiện, tờ China Post hôm qua đăng bài viết cho rằng Philippines về cơ bản đã “ra tay thông minh” vì Trung Quốc có thể phải làm rõ quy mô và cơ sở của yêu sách “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh lâu nay vẫn lập lờ.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Nhật Bản dường muốn giảm nhẹ căng thẳng với Trung Quốc vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Reuters hôm qua dẫn lời Thủ tướng Shinzo Abe ngày 29.1 tuyên bố sẵn sàng họp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm xây dựng lại quan hệ song phương vốn bị tổn thương do tranh chấp trên. Tuy nhiên, ông Abe khẳng định “không có chỗ” cho việc đàm phán về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Mặt khác, tờ Daily Yomiuri ngày 30.1 đưa tin Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật sẽ thành lập một lực lượng với 600 thành viên chuyên trách giám sát quần đảo này.
Ấn – Nhật tăng tập trận chung
Tờ The Times of India hôm qua đưa tin Đối thoại hàng hải Nhật Bản – Ấn Độ lần đầu tiên đã khai mạc vào ngày 29.1 ở New Delhi. Tại sự kiện này, hai bên đồng ý phối hợp và tăng cường tập trận chung song phương nhằm đối phó Trung Quốc đang gia tăng theo đuổi tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và Hoa Đông.
Theo TNO
Trung Quốc cấm tướng lĩnh, quan chức tiệc tùng linh đình
Quân ủy trung ương Trung Quốc cùng đảng ủy thành phố Bắc Kinh ngày 21/12 vừa thông qua quy định cấm đãi tiệc linh đình đối với các quan chức. Thay vào đó họ chỉ được mời các bữa ăn tự chọn đơn giản.
Lãnh đạo Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh trong mắt dân chúng
Thông tin được hãng tin Tân Hoa Xã đăng tải ngày 21/12. Theo đó Quân ủy trung ương Trung Quốc đã ra quy định cấm tổ chức tiệc linh đình và rượu tại các buổi đón tiếp của quân đội. Các nghi thức khác như thảm đỏ, bố trí người tặng hoa, điều động binh sỹ đứng xếp hàng chào đón hoặc các hình thức phô trương sức mạnh khác đều bị bãi bỏ.
Ngoài ra, Quân ủy trung ương Trung Quốc cho biết sẽ hạn chế việc công tác nước ngoài. Đồng thời, trong các chuyến công cán để kiểm tra, cơ quan này cấm các sỹ quan lưu trú tại các khách sạn dân sự hoặc của quân đội mà "được trang bị những trang thiết bị xa xỉ".
Cùng lúc đó, đảng ủy thành phố Bắc Kinh cũng đưa ra lệnh cấm tương tự. Theo đó các quan chức ở các cấp khác nhau đều chỉ được phục vụ các bữa ăn theo kiểu tự chọn thay vì những buổi tiệc linh đình. Đây là quy định đã được đảng ủy Bắc Kinh phê chuẩn trong cuộc họp hôm 20/12.
Theo China Daily, quy định này cũng là quy định chi tiết đầu tiên của chính quyền địa phương trong việc thực hiện 8 tiêu chí của lề lối làm việc của cán bộ viên chức nhằm loại trừ sự sa hoa và giảm quan liêu đã được Bộ Chính trị Trung Quốc thông qua hôm 4/12.
Tại Trung Quốc, các quan chức thường được tiếp đón bằng những bữa tiệc lớn, đi kèm với rượu và các món ăn đắt tiền. Trong khi đó các bữa ăn tự chọn thường chỉ có những món đơn giản.
Theo thông lệ của người Trung Quốc, tiệc tối luôn là một dịp quan trọng với cả các quan chức lẫn giới kinh doanh. Bởi vậy các quan chức thường sẵn sàng chi đậm để tổ chức tiệc linh đình hoặc được mời tới những bữa tối xa hoa.
Điều này đã vấp phải sự phản ứng mạnh từ công chúng, bởi những người đóng thuế chính là người phải chịu gánh nặng tài chính sau những buổi tiệc này. Càng đến cuối năm, những buổi tiệc tùng như vậy càng nhiều do các cơ quan, doanh nghiệp đua tổ chức tất niên.
Tuy nhiên, các quan chức hiện đang chịu áp lực phải theo gương các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Trung Quốc, những người đã quyết định sẽ có tác phong làm việc bớt quan liêu nhằm khôi phục niềm tin của dân chúng.
Trong một chuyến tới thăm căn cứ quân sự tại tỉnh Quảng Đông mới đây, tân Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tự tay cầm đĩa đi lấy thức ăn trong căn-tin. Giới quan sát xem đây như là một nỗ lực nhằm khuyến khích các quan chức từ bỏ sự quan liêu và cảm giác được phép có đặc quyền.
Ngoài quy định về cấm tiệc tùng linh đình, quyết định được công bố hôm 21/12 của Bắc Kinh còn yêu cầu "không trưng băng rôn chào mừng, không bố trí tặng hoa hoặc cảnh sát dẫn đường và không tặng quà lưu niệm dưới bất kỳ hình thức nào" trong các chuyến thăm của quan chức thành phố.
Các cơ quan báo chí cũng được yêu cầu rút ngắn các bài viết về hoạt động của các quan chức, vốn thường khiến người dân buồn chán do dài lê thê và mang văn phong vô nghĩa.
Trước đó hồi tháng 7, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cấm việc sử dụng vi cá mập trong các buổi tiệc do tiền ngân sách chi trả nhằm nêu cao tinh thần tiết kiệm và giảm tham nhũng.
Theo Dantri
Dân Trung Quốc lo ngại về an ninh Gần 40% số người được hỏi tại Trung Quốc cho hay họ không dám ra ngoài vào ban đêm và 38,69% nói họ lo sợ tài sản trong nhà sẽ bị đánh cắp nếu đi vắng trong thời gian dài. Đây là kết quả khảo sát về an ninh công cộng ở 38 thành phố của Trung Quốc vừa được Viện Khoa học...