Ông Tập Cận Bình ngang nhiên đòi bảo vệ ‘chủ quyền’ biển Đông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc kiên quyết bảo vệ cái gọi là “ chủ quyền” của nước này ở biển Đông.
Tuyên bố trên được ông Tập đưa ra tại cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở thủ đô Washington giữa ông với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 31-3. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận hành động vi phạm chủ quyền của mình trên danh nghĩa tự do hàng hải.
Ông Tập nói rằng các tranh chấp ở biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình giữa các bên có liên quan thông qua đối thoại trực tiếp.
Người đứng đầu Trung Quốc còn tuyên bố Bắc Kinh “tôn trọng và bảo vệ quyền tự do hàng hải cùng hàng không mà các nước khác được hưởng theo luật pháp quốc tế”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị An ninh Hạt nhân ở Washington hôm 31-3. (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc họp với ông Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông hy vọng Washington sẽ “nghiêm chỉnh” tuân thủ cam kết của mình không xen vào các vấn đề chủ quyền và thay vào đó hãy đóng một vai trò mang tính xây dựng để duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Video đang HOT
Gần đây, các quan chức Mỹ cũng đã bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông như nước này đã đơn phương làm ở biển Hoa Đông vào năm 2013.
Tuy nhiên, hôm 30-3, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work khẳng định Mỹ sẽ không công nhận cái gọi là ADIZ như thế ở biển Đông và sẽ xem động thái này như một hành động “gây bất ổn”.
Bảo Anh
Theo_PLO
Syria tố vi phạm của Thổ Nhĩ Kỳ lên LHQ
Syria đã lên án hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các chiến binh người Kurd ở miền bắc Syria, coi đây như một sự vi phạm chủ quyền nước này.
Theo trang tin BBC, Syria đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có hành động trước các vi phạm này của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm qua, 14/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành ngày pháo kích thứ hai nhằm vào các lực lượng người Kurd ở tỉnh phía bắc Aleppo.
Ankara coi các lực lượng dân quân người Kurd ở Syria là đồng minh với nhóm phiến quân PKK, nhóm đã đấu tranh lâu dài với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ để đòi tự trị và được chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đặt ngoài vòng pháp luật.
Tuy nhiên, Mỹ và các nước khác lại ủng hộ lực lượng dân quân người Kurd ở Syria (YPG) trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Syria đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm chủ quyền nước này bằng cách ủng hộ "những kẻ khủng bố có liên hệ với al-Qaeda" ở phía bắc Syria và đã cảnh báo rằng, Syria có quyền đáp trả.
"Pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria đã hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức khủng bố có vũ trang", chính phủ Syria cho biết trong lá thư gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc và Chủ tịch Hội đồng Bảo an.
Khói bốc lên từ vụ nã pháo của Thổ Nhĩ Kỳ vào các mục tiêu của người Kurd ở Syria
Lá thư cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép khoảng 100 tay súng - được cho là gồm cả binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và lính đánh thuê - vượt biên giới vào Syria.
Bộ Ngoại giao Pháp cũng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt cuộc tấn công của nước này vào các tay súng người Kurd ở phía bắc Syria.
Trong khi đó, Nga tuyên bố, tổng thống Mỹ và Nga đã nhất trí qua điện thoại về việc hợp tác chặt chẽ hơn trong thực hiện thỏa thuận đạt được tại Munich tuần trước, trong đó các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết sẽ nỗ lực nhằm chấm dứt chiến sự ở Syria trong vòng một tuần.
Nga là một đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đã thực hiện các cuộc không kích tại Syria kể từ tháng 9 năm ngoái. Theo quan điểm của Nga, việc chấm dứt chiến sự ở Syria không áp dụng cho các cuộc không kích của nước này. Nga cam kết tiếp tục chiến đấu chống lại IS và "các tổ chức khủng bố khác".
Các đợt pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào lực lượng dân quân người Kurd ở Syria bắt đầu hôm 13/2 vừa qua. YPG đã bác bỏ yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc rời khỏi các khu vực mà nhóm này đang chiếm giữ, nói rằng những người Hồi giáo sẽ quay trở lại nếu nhóm này rời đi.
Theo thống kê, gần 5 năm nội chiến ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và làm hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Vân An
Theo_Hà Nội Mới
Trung Quốc đã sẵn sàng cho một thỏa thuận mới về biến đổi khí hậu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc (nước thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới) sẵn sàng đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một khuôn khổ quốc tế mới nhằm giải quyết hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tổng thống Pháp Francois Holland tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận...