Ông Tập Cận Bình muốn phá thế gọng kìm của Nhật?
Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản), tính đến ngày 20/2, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã đi đến những điều chỉnh lần cuối với kế hoạch công du nước Nga sau Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, diễn ra vào tháng 3 tới.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chuyến thăm này của ông Tập Cận Bình được cho là nhằm hóa giải thế cờ “bao vây Trung Quốc” mà Tokyo đang áp dụng.
Video đang HOT
Với chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11/2012 này, dư luận xuất hiện những đồn đoán rằng động cơ của chuyến đi lần này của ông Tập Cận Bình là nhằm tăng cường quan hệ với Nga để làm đối trọng với liên minh Nhật-Mỹ trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu hành trình đến nước Mỹ để tạo thế đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc vốn có truyền thống coi trọng nơi công du đầu tiên của tân lãnh đạo tối cao bởi điều đó phản ánh bản chất cốt lõi trong đường lối ngoại giao của Chính quyền mới. Theo nguồn tin ngoại giao của Trung Quốc, trong số hàng loạt phương án được đưa ra bao gồm Nga, châu Phi, châu Âu…, Tổng Bí thư Tập Cận Bình thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến chuyến thăm Nga. Thật trùng hợp và bất ngờ, điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đảo sau khi nhậm chức cũng là xứ sở Bạch Dương.
Theo mạng tin Sankei, một trong những lý do ông Tập Cận Bình lựa chọn Nga, chính là nhằm mục đích phản công lại chiến lược công kích ngoại giao nhằm vào Trung Quốc mà Nhật Bản đang triển khai thời gian gần đây.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực hiện chuyến thăm đầu nhiệm kỳ đến các nước Đông Nam Á vốn đang có quan điểm đối lập với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Trong chuyến công du nước Mỹ từ ngày 21/2, Thủ tướng Abe được cho là sẽ xác nhận khả năng “áp dụng Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ đối với vấn đề quần đảo Senkaku”. Trong khi đó, song song với chuyến thăm Mỹ của mình, Thủ tướng Abe cũng cử Đặc phái viên là cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori đến Nga gặp Tổng thống Vladimir Putin.
Trước những động thái này của Nhật Bản, Trung Quốc vẫn chưa triển khai hoạt động ngoại giao chính thức nào trong khi “cứ đến hẹn lại lên”, cuộc chuyển giao chính quyền, diễn ra 10 năm một lần, từ mùa Thu năm ngoái luôn đi kèm với các vấn đề nội bộ phức tạp ở nước này.
Khi những vấn đề nội bộ lắng xuống sau Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, ông Tập Cận Bình được cho là sẽ thực hiện hàng loạt động thái nhằm phá vỡ thế “bao vây Trung Quốc” mà Thủ tướng Nhật Bản Abe liên tục dựng lên trong thời gian qua. Điểm quan trọng trong sách lược của ông Tập Cận Bình chính là nước Nga.
Theo nguồn tin ngoại giao Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ nhượng bộ Mátxcơva trong hàng loạt vấn đề như người Trung Quốc di cư. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đang bàn đến phương án thể hiện lập trường nghiêng về phía Nga trong vấn đề lãnh thổ phương Bắc mà giữa Tokyo và Mátxcơva đang có những khúc mắc.
Chuyến công du Nga của ông Tập Cận Bình sớm nhất sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 3/2013. Sau chuyến thăm Nga, vị Tổng Bí thư mới của Trung Quốc cũng đang điều chỉnh lịch trình thăm các nước châu Phi, trong đó có Nam Phi./.
Theo Dantri
Tân quan, tân ưu tiên chính sách
Trong bài phát biểu dài đầu tiên kể từ khi chính thức nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry gần như đã xác định lại cả định hướng lẫn ưu tiên chính sách cho hoạt động đối ngoại của Washington thời gian tới. Ông Kerry cảnh báo về tác động tiêu cực của nguy cơ cắt giảm ngân sách dành cho đối ngoại đối với ngành ngoại giao Mỹ và thôi thúc quốc hội nước này nhanh chóng đạt thỏa thuận về ngân sách quốc gia.
Sứ mệnh của ngoại giao được John Kerry xác định là phục vụ cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, duy trì và tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ đối với thế giới. Theo ông, ngoại giao Mỹ có thể tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như mức sống của dân chúng nước này.
Nếu gắn bài phát biểu trên với lộ trình chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kerry ở cương vị ngoại trưởng thì có thể những ưu tiên đối ngoại mới của Washington thời gian tới. Với ông, đối ngoại sẽ phải thiết thực về hiệu quả và nhất quán về định hướng chính. Mỹ đã có điều chỉnh chiến lược cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng không vì thế mà xao nhãng những khu vực có lợi ích chiến lược của Washington lâu nay. Trong 10 ngày, ông Kerry sẽ công du nhiều thành viên lớn của EU và sẽ tới khu vực Trung Đông, Bắc Phi. Mục đích rõ ràng là thúc đẩy các mối quan hệ với các đối tác thuộc EU và đồng minh trong NATO cũng như tăng cường vai trò của Mỹ đối với tình hình ở Bắc Phi lẫn Trung Đông. Tân quan tân chính sách là điều dễ hiểu, nhưng chổi mới có quét sạch hơn không thì phải chờ thời gian.
Theo TNO
Thách thức cho ông John Kerry Ông John Kerry (trái) tại buổi lễ nhậm chức - Ảnh: AFP Nhiều thách thức đang chờ ông John Kerry, người vừa tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ thay thế bà Hillary Clinton vào ngày 1.2. Theo AFP, ông John Kerry (70 tuổi) đã chính thức trở thành ngoại trưởng thứ 68 của nước Mỹ sau khi buổi lễ nhậm chức do...