Ông Tập Cận Bình lệnh tăng cường huấn luyện 2 triệu quân nhân
Các quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1-3 sắp tới, gồm các biện pháp được cho là lần đầu tiên được áp dụng trong lịch sử Trung Quốc (TQ).
Nhà lãnh đạo TQ Tập Cận Bình đã ký ban hành các quy định làm rõ các phương pháp huấn luyện quân đội và truy tố các hành vi sai trái trong quân đội trong bối cảnh tranh chấp biển Đông liên tục căng thẳng, tờ Sputnik New đưa tin.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đồng thời là chủ tịch của Quân ủy Trung ương đã ký lệnh tăng cường huấn luyện cho hai triệu quân nhân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), theo báo cáo của Army Technology. Chính quyền TQ đã thông báo triển khai các thanh sát viên và một hệ thống giám sát mới tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Cũng theo báo cáo của Army Technology, quy định mới gồm các biện pháp “chấn chỉnh các hành vi không phù hợp với yêu cầu chiến đấu trên thực tế”, xây dựng các tiêu chí xác định các hành vi vi phạm và kỷ luật trong quá trình huấn luyện, đồng thời củng cố việc quản lý huấn luyện quân đội.
Quân nhân TQ bị chỉ trích là thiếu đào tạo bài bản bằng các chương trình huấn luyện tiên tiến, hiện đại. Với ngân sách quốc phòng 175 tỉ USD, TQ đã đầu tư rất nhiều vào việc tái vũ trang PLA và hải quân.
Lệnh đã được ban hành là một bước nữa trong những nỗ lực gần đây của TQ tăng cường khả năng tác chiến của quân đội, trong đó bao gồm triển khai hệ thống radar mạng có khả năng phát hiện máy bay tàng hình, thử nghiệm một tàu sân bay bằng bệ phóng mới và thử tên lửa “sát thủ tàu sân bay”.
Video đang HOT
Những biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra trong khu vực, Mỹ gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận hàng không quy mô lớn ở Thái Bình Dương triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình có nhiệm vụ phá vỡ thế trận phòng thủ của kẻ thù bằng một cuộc tấn công.
KIM NGUYÊN
Theo PL
Ấn Độ đánh giá sức mạnh quân sự Trung Quốc
Tờ báo Ấn Độ nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, nổi lên như một quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng tiên tiến.
Tham vọng của láng giềng
Trang business-standard.com của Ấn Độ mới đây có bài phân tích về sức mạnh của quân đội Trung Quốc, trong đó đánh giá rất cao những bước tiền của quốc gia láng giềng.
Theo bài báo, Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển một quân đội "tầm cỡ thế giới" vào năm 2050, có thể chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến tranh trên tất cả các chiến trường. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) sẵn sàng chiến đấu, khi đất nước theo quan điểm của nhà lãnh đạo này đang phải đối mặt với những rủi ro và thách thức chưa từng có.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh kỷ niệm 90 năm thành lập PLA hồi tháng 7/2017
Tờ báo Ấn Độ dẫn lời ông Tập Cận Bình tuyên bố "tất cả các đơn vị quân đội phải hiểu chính xác các xu hướng phát triển và an ninh quốc gia lớn, và tăng cường khả năng phán đoán về những khó khăn thử thách, khủng hoảng và trận chiến bất ngờ".
Kể từ khi nhậm chức, ông Tập Cận Bình đã thúc đẩy PLA tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi năm 2017, ông từng tuyên bố Trung Quốc sẽ hoàn tất công cuộc hiện đại hóa lực lượng vũ trang vào năm 2035, và trở thành "quân đội tầm cỡ thế giới" vào năm 2050, để có thể chiến đấu và giành chiến thắng trên tất cả các chiến trường.
Năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã ra lệnh cho quân khu chịu trách nhiệm giám sát Biển Đông và Đài Loan đánh giá tình hình mà họ đang phải đối mặt và tăng cường khả năng để có thể xử lý bất cứ trường hợp khẩn cấp nào. Quân khu này đã được báo cáo rằng khoảng 2 triệu nhân viên từng tham gia hơn 18.000 cuộc diễn tập quy mô nhỏ trong năm 2018, so với chỉ 100 cuộc diễn tập như vậy trong năm 2016.
Theo tờ báo Ấn Độ, đối với ông Tập Cận Bình và Trung Quốc, hiện đại hóa quân sự là ưu tiên hàng đầu khi môi trường quốc tế bước vào một giai đoạn chưa từng có. Bài báo dẫn lại lời Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cáo buộc Trung Quốc sử dụng công nghệ đánh cắp, "đang biến lưỡi cày thành thanh kiếm trên quy mô lớn".
Trung Quốc đang "biến lưỡi cày thành thanh kiếm"
Cũng theo tờ báo Ấn Độ, trước các động thái của Mỹ ở Biển Đông, phản ứng của Trung Quốc đang trở nên gay gắt, với việc Bắc Kinh thu hồi giấy phép cấp cho một tàu chiến Mỹ thăm Hong Kong. Trung Quốc cũng phản ứng mạnh mẽ trước các lệnh trừng phạt của Mỹ do mua sắm vũ khí của Nga và đưa ra các tuyên bố gây sức ép ngày càng tăng đối với Đài Loan.
Mối lo của Ấn Độ
Theo đánh giá của business-standard.com, trước tình hình suy thoái kinh tế ở trong nước và áp lực gia tăng ở bên ngoài, Trung Quốc đang có những tuyên bố khoa trương về sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang bước đầu thành công khi thu hẹp được khoảng cách với quân đội Mỹ.
Mặc dù Hải quân Mỹ vẫn được trang bị kỹ thuật tối tân hơn, Hải quân của PLA (PLAN) đang dần đuổi kịp. Máy bay chiến đấu tàng hình mới và máy bay ném bom tầm xa đã được đưa vào sử dụng và các tàu chiến Trung Quốc đang được trang bị hệ thống radar và hệ thống điều khiển tân tiến.
Theo Datviet
Tổng thống Trump: Các loại thuế đang gây tổn hại lớn tới Bắc Kinh và Mỹ có thể kéo dài thời hạn đạt thỏa thuận Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/2 tuyên bố ông có thể sẽ gia hạn thời hạn chót ngày 1/3 nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, trong khi vẫn giữ mức thuế hiện tại. Đồng thời ông Trump thừa nhận, các cuộc đàm phán "rất phức tạp". Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nêu rõ: "Có...