Ông Tập Cận Bình kêu gọi chuẩn bị tinh thần đấu tranh trường kỳ chống lại nhiều mối đe dọa
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi quan chức giữ vững tinh thần chuẩn bị cho một cuộc trường kỳ đấu tranh chống lại nhiều mối đe dọa.
Tân Hoa xã dẫn lại lời Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong buổi khai mạc khóa đào tạo cán bộ đảng trẻ tại Bắc Kinh hôm 3/9 nhấn mạnh các quan chức cần thể hiện tinh thần đấu tranh vượt qua các thử thách từ lo ngại về an ninh cho tới rủi ro về tài chính.
“Cuộc đấu tranh mà chúng ta đang phải đối mặt không phải là ngắn hạn mà dài hạn“, ông Tập nói, nhấn mạnh quá trình này có thể sẽ kéo dài tới ít nhất là năm 2049, thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập CHND Trung Hoa.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định sự cần thiết của việc duy trì ổn định chính trị khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại, kêu gọi “kiên quyết đấu tranh” trong bối cảnh Bắc Kinh phải đối mặt với hàng loạt thách thức trên nhiều lĩnh vực.
Video đang HOT
“Hiện tại và trong tương lai, sự phát triển của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn mà nhiều rủi ro và thách thức xuất hiện cùng nhau. Các thách thức này sẽ chỉ trở nên phức tạp hơn”, ông Tập nhấn mạnh.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu đi xuống và nước Mỹ ngày càng trở nên cứng rắn hơn cuộc đối đầu thương mại, công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bước sang năm thứ 2.
Số liệu Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hồi giữa tháng 7 cho thấy, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,2% trong quý II/2019, mức thấp nhất trong 27 năm qua do các tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng vừa hứng chịu đợt áp thuế mới của Tổng thống Trump với 112 tỷ USD hàng hóa của nước này. Động thái mới nhất của Tổng thống Trump nằm trong nỗ lực của Mỹ buộc Trung Quốc phải đưa ra các nhượng bộ về thương mại, công nghệ và tiếp cận kinh tế.
Bên cạnh việc dàn sức đối phó với Mỹ, Trung Quốc cũng đang phải đau đầu trước các diễn biến mới về cuộc biểu tình ở Hong Kong cũng như sự ủng hộ của Mỹ với Đài Loan.
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo VTC
Căng thẳng với Mỹ, ngoại trưởng Trung Quốc bất ngờ thăm Triều Tiên
Đến thăm Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng Trung Quốc hôm nay tái khẳng định quan điểm ủng hộ Triều Tiên và duy trì "trao đổi gần gũi" với đồng minh lâu đời, trong bối cảnh tiến trình đàm phán hạt nhân của Bình Nhưỡng với Washington bế tắc và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Ông Vương Nghị được đón tại sân bay Bình Nhưỡng hôm 2/9. (Ảnh: AP)
Trung Quốc từ lâu đã là đồng minh ngoại giao chủ chốt, là đối tác thương mại lớn nhất và nhà cung cấp viện trợ chính của Triều Tiên. Quan hệ hai nước đi xuống sau khi Trung Quốc ủng hộ Liên Hợp quốc trừng phạt Bình Nhưỡng, nhưng gần đây hai bên nỗ lực khôi phục quan hệ.
Kể từ tháng 3/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp nhau năm lần, trong bối cảnh ông Tập đang nỗ lực tác động đến chính sách ngoại giao của Bình Nhưỡng với Washington.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Bình Nhưỡng hôm 2/9 để thực hiện chuyến thăm trong 3 ngày. Chuyến thăm diễn ra chỉ 2 tháng sau khi ông Tập trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên sang thăm Triều Tiên trong 14 năm qua. Ông Vương Nghị nói với người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho rằng Bắc Kinh sẵn sàng "thúc đẩy...trao đổi gần gũi và hợp tác trong các vấn đề quốc tế", Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết.
Ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng Bắc Kinh và Bình Nhưỡng "luôn ở trên cùng một con tàu và cùng tiến về phía trước", thông báo viết.
Còn ông Ri nói rằng Triều Tiên sẵn sàng làm việc với Trung Quốc "để thúc đẩy phát triển" quan hệ "trong thập kỷ mới".
Bình Nhưỡng và Washington đang trục trặc trong tiến trình đối thoại nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Dù lãnh đạo hai bên đã có mấy lần gặp nhưng đạt được rất ít tiến triển thực chất.
GS Leif-Eric Easley, công tác tại ĐH Ewha ở Seoul, cho rằng chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Vương Nghị lần này "sẽ làm gia tăng lo ngại về khả năng hợp tác kinh tế, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp quốc".
"Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có thể bàn với nhau cách tận dụng quan hệ bất hòa giữa Seoul và Tokyo cũng như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ", GS Easley nói. Nhưng học giả này cũng cho rằng Triều Tiên vẫn sẽ tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
"Bất kể những dấu hiệu bạn bè, ông Kim sẽ không chọn phe, ông ấy sẽ tranh thủ bên này để đấu với bên kia", ông Easley nói.
BÌNH GIANG
Theo Tienphong/Japan Times
Nhật Bản lên kế hoạch lập đơn vị cảnh sát cho các hòn đảo tranh chấp với Trung Quốc Nhật Bản có kế hoạch thành lập một đơn vị cảnh sát mới phụ trách các hòn đảo đang tranh chấp với Trung Quốc, động thái có thể tăng áp lực với nước láng giềng. Các thành viên của đơn vị sẽ giải quyết bất kỳ cuộc đổ bộ trái phép nào ở quận phía nam Okinawa, bao gồm cả các đảo tranh...