Ông Tập Cận Bình kêu gọi các nước châu Á đoàn kết giữa lúc “chiến tranh thương mại” với Mỹ
“Nếu ai đó nghĩ rằng chủng tộc và nền văn minh của họ là vượt trội và khăng khăng đòi làm lại hoặc thay thế các nền văn minh khác, đó sẽ là một ý tưởng khờ dại và là hành động tai hại”, ông Tập nhấn mạnh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi sự đoàn kết giữa các quốc gia châu Á trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ đang diễn biến căng thẳng, hãng thông tấn Anadolu đưa tin.
Trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Hội nghị đối thoại các nền văn minh châu Á tại Bắc Kinh, ông Tập kêu gọi các nước cần cho phép các nền văn minh khác cùng phát triển.
“Chúng ta nên để những nền văn minh khác nhau trên thế giới nở rộ”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói.
Ông nói thêm rằng sẽ không có sự xung đột giữa các nền văn minh miễn là tất cả mọi người đều trân trọng nét đẹp của nhau.
Theo SCMP, ông Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo đối với hành động của một nền văn minh không nêu tên, mô tả hành động như vậy là “khờ dại” và “thảm họa.
Video đang HOT
“Nếu ai đó nghĩ rằng chủng tộc và nền văn minh của họ là vượt trội và khăng khăng đòi làm lại hoặc thay thế các nền văn minh khác, đó sẽ là một ý tưởng khờ dại và hành động tai hại”, ông Tập nhấn mạnh.
Trước đó, quan chức bộ Ngoại giao Mỹ Kiron Skinner đã mô tả cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc là một cuộc chiến với “một nền văn minh thực sự khác biệt và một hệ tư tưởng khác biệt”.
Skinner cũng nói rằng, đây là lần đầu tiên Mỹ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh quyền lực lớn không phải đến từ các nước da trắng.
Không đề cập đến tuyên bố nói trên, ông Tập nhận xét: “Chúng ta nên giữ bình đẳng và tôn trọng, từ bỏ sự kiêu hãnh và định kiến, đào sâu kiến thức về sự khác biệt giữa các nền văn minh của chúng ta và các nền văn minh khác, đồng thời thúc đẩy đối thoại hài hòa và cùng tồn tại giữa các nền văn minh”.
Theo Danviet
Trung Quốc sẽ chuyển trụ sở quân đội khỏi Bắc Kinh
Các lãnh đạo quân đội Trung Quốc đang đánh giá kế hoạch chuyển trụ sở của 5 lực lượng từ Bắc Kinh đến thành phố cấp hai và cấp ba, báo South China Morning Post dẫn các nguồn tin từ quân đội Trung Quốc đưa tin.
Quân đội Trung Quốc trải qua nhiều thay đổi dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Xinhua)
Kế hoạch này bắt đầu được xem xét từ năm 2015, nhưng quyết định triển khai được đưa ra trong 2 năm qua.
Các nguồn tin cho biết lãnh đạo quân đội Trung Quốc tin rằng bước đi này có thể giúp giảm tình trạng thân hữu và gia đình trị, đồng thời nâng cao năng lực sẵn sàng của quân đội - ưu tiên cao nhất trong kế hoạch cải tổ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
"Kế hoạch liên quan đến lực lượng lục quân, hải quân, không quân, tên lửa và hỗ trợ chiến lược, và chủ yếu sẽ tập trung di chuyển trụ sở của 5 lực lượng này", một nguồn tin độc lập cho biết.
Tuy nhiên, Quân ủy trung ương, cơ quan ra quyết định cao nhất của quân đội Trung Quốc, sẽ vẫn đặt tại vị trí hiện nay ở phía tây Bắc Kinh.
"Một số phòng ban hành chính (của 5 lực lượng) có thể vẫn ở lại Bắc Kinh, nhưng hầu hết các đơn vị sẽ chuyển đến địa điểm mới", nguồn tin cho biết. Nguồn tin cũng nói rằng kế hoạch này có thể phải mất 10 năm mới thực hiện xong.
Một lựa chọn đang được tính đến là chuyển trụ sở của hải quân đến một thành phố ven biển, một sĩ quan hải quân về hưu nắm được kế hoạch cho biết.
"Lãnh đạo hy vọng cách sắp xếp phi tập trung này sẽ giúp các chỉ huy và sĩ quan tập trung nhiều hơn vào hoạt động huấn luyện chiến đấu, bớt thời gian lãng phí của các quân nhân và sĩ quan cấp cao", một nguồn tin giấu tên cho biết.
"Tính toán khác là kế hoạch này sẽ giúp giảm áp lực lên môi trường và giao thông của Bắc Kinh, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của các thành phố cấp hai và cấp ba", ông nói.
Theo những nguồn tin này, lãnh đạo Trung Quốc tin rằng các lãnh đạo nhỏ hơn sẽ phù hợp để đặt trụ sở mới, trong nỗ lực tinh giản bộ máy.
"5 lực lượng sẽ được tái cấu trúc trong quá trình này và một số sĩ quan trong các đơn vị không chiến đấu sẽ được giải ngũ và sẽ được bố trí công việc mới trong các ngành dân sự hoặc doanh nghiệp nhà nước", một nguồn tin cho biết.
Nhưng các nguồn tin nói rằng kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối từ một số sĩ quan cấp cao khi họ không muốn chuyển khỏi thủ đô vì lý do gia đình.
"Vợ/chồng của một số sĩ quan đang có công việc ở Bắc Kinh và con cái họ cũng học hành ở đó. Bắc Kinh có hệ thống giáo dục và y tế tốt nhất cả nước, và những tiện nghi ở thành phố này hơn hẳn các thành phố cấp hai và cấp ba", một đại tá 44 tuổi đã nghỉ hưu cho biết.
Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ cho phép linh hoạt trong triển khai thế hoạch đổi trụ sở, và cho phép một số ít gia đình ở lại Bắc Kinh.
Báo South China Morning Post dẫn lời chuyên gia quân sự Antony Dong ở Macau nói rằng kế hoạch chuyển trụ sở sẽ càng làm gia tăng bất mãn trong một bộ phận sĩ quan cấp cao, những người đã chịu áp lực lớn trước vì nhiều thay đổi dưới thời ông Tập.
BÌNH GIANG
Theo TPO/SCMP
Trung Quốc và Italy thúc đẩy xây dựng dự án 'Vành đai, Con đường' Trung Quốc và Italy muốn thông qua việc ký kết Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác giữa hai chính phủ trong khuôn khổ dự án "Vành đai, Con đường," cùng Italy xây dựng cảng khẩu ở phía Bắc. Lãnh đạo Trung Quốc và Italy chứng kiến lễ ký kết. (Nguồn: AFP) Theo Tân Hoa xã, ngày 23/3, tại thủ đô Rome, Chủ...