Ông Tập Cận Bình đặt chân lên tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 17.12 đã đặt chân lên tàu sân bay nội địa đầu tiên, chủ trì buổi lễ bàn giao tàu sân bay Sơn Đông tại quân cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân lên tàu sân bay Sơn Đông.
Theo SCMP, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc được đặt tên là Sơn Đông, chính thức vào biên chế hải quân Trung Quốc ngày 17.12.
Tàu Sơn Đông còn có tên Type 001A, được đóng từ tháng 11.2013. Đây là hàng không mẫu hạm thứ hai được đưa vào biên chế quân đội Trung Quốc sau tàu sân bay Liêu Ninh.
Truyền trưởng của tàu là Lai Yijun, người từng chỉ huy khinh hạm Lianyungan và chính ủy là Pang Jianhong, người từng phục vụ trên tàu khu trục Xian. Cả hai đều mang hàm đại tá.
Ông Tập trực tiếp chủ trì buổi lễ bàn giao tàu sân bay.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trực tiếp có mặt trên tàu sân bay, chủ trì buổi lễ bàn giao cùng các quan chức quân đội. Các nhân vật cấp cao khác tới dự sự kiện bao gồm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đinh Tiết Tường, Phó Thủ tướng Lưu Hạc, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia Hà Lập Phong, Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Lý Tác Thành và Tư lệnh Hải quân Thẩm Kim Long.
Tàu sân bay Sơn Đông từng đi qua eo biển Đài Loan hồi tháng trước “với mục đích huấn luyện và khảo sát khoa học”, trước khi neo tại cảng ở đảo Hải Nam cho đến nay.
Tàu lẽ ra được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc từ tháng 4, nhưng bị trì hoãn cho đến nay vì gặp phải một số trục trặc kỹ thuật, theo các nhà quan sát quân sự. Tàu lần đầu tiên ra biển thử nghiệm vào tháng 5.2018.
Tàu sân bay Sơn Đông có khả năng mang theo 36 tiêm kích hạm J-15.
Tàu sân bay Sơn Đông có thể mang theo 36 tiêm kích hạm J-15, so với tàu Liêu Ninh chỉ 24 chiếc. Tàu được nâng cấp hệ thống radar cũng như có boong tàu rộng để các tiêm kích cất và hạ cánh.
Chuyên gia quân sự Li Jie ở Bắc Kinh nói tàu có thể mang tổng cộng 40 máy bay, bao gồm cả trực thăng Z-9 và máy bay cảnh báo sớm KJ-600.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping nhận định tàu san bay Sơn Đông rất có thể sẽ ở lại quân cảng Tam Á, nằm dưới quyền chỉ huy của Chiến khu Nam bộ, nhằm răn đe Đài Loan.
Theo danviet.vn
Khác biệt này có đủ để tàu sân bay nội địa Trung Quốc "vượt mặt" tàu do Ukraine sản xuất?
Những thông số kỹ thuật mới nhất về tàu sân bay mới do Trung Quốc chế tạo Type 001A, mới đây đã thu hút nhiều sự quan tâm.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, tàu chở sân bay đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc chế tạo có thể đem theo 36 phi cơ chiến đấu- nhiều hơn 12 chiếc so với tàu sân bay hiện tại Liêu Ninh.
Ông Hu Wen Ming, người đứng đầu chương trình chế tạo tàu nói trên đài truyền hình CCTV hồi đầu tuần rằng, tàu Type 001A mới là phiên bản có cải tiến của Liêu Ninh với phần tháp kiểm soát nhỏ hơn nhiều nhưng có khu vực chuyên chở rộng hơn.
Thoạt nhìn tương tự nhưng tàu sân bay nội địa Type 001A có một số khác biệt cơ bản so với Liêu Ninh (ảnh: SCMP)
"Hai tàu nhìn giống nhau nhưng từ góc độ thiết kế, nghiên cứu và phát triển, chúng có sự khác biệt rõ ràng", ông Hu, cũng là Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) chia sẻ.
Tàu Type 001A dài hơn 10m nếu đặt cạnh tàu Liêu Ninh và có tổng trọng lượng là 70.000 tấn trong khi trọng lượng của Liêu Ninh là 58.600 tấn.
Khác với con tàu thuộc lớp Kuznetsov từ thời Liên Xô, Type 001A có hệ thống radar điện tử mang tên "Ngôi sao biển cả". So với Liêu Ninh, nó cũng chứa được nhiều hơn 12 chiếc máy bay J-15.
Liêu Ninh chở theo 14 máy bay trực thăng và đội thuyền viên lên tới 2.000 người. Cả hai con tàu đều sử dụng tuốc-bin hơi nước thông thường bốn trục, mặc dù tốc độ tối đa của Type 001A là 31 hải lý/giờ, chậm hơn 1 hải lý so với Liêu Ninh.
Đầu tháng này, Type 001A đã được chạy thử lần thứ 7 trên biển Hoàng Hải. Trong những lần thử nghiệm trước đó, mọi thứ bước từ chuyển động của tàu cho tới máy bay đều được đánh giá kỹ càng.
"Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm với Liêu Ninh và điều đó giúp rất nhiều trong quá trình chế tạo và vận hành Type 001A", Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự tại Hong Kong chỉ ra.
Liêu Ninh được Ukraine bán cho Trung Quốc vào năm 1998. Nhiệm vụ chính của nó là huấn luyện các phi công hải quân và thuyền viên trong vận hành. Là tàu sân bay duy nhất đang làm nhiệm vụ của Trung Quốc, Liêu Ninh được tuyên bố là luôn trong trạng thái "sẵn sàng chiến đấu".
CISC bắt đầu đóng tàu Type 001A vào năm 2013 và hoàn thành vào tháng 4/2017. Chuyến đi biển đầu tiên của Type 001A là tháng 5/2018. Con tàu dự kiến sẽ chính thức nhận nhiệm vụ vào cuối năm nay.
Phương Đỗ
Theo toquoc
Trung Quốc đưa tàu sân bay nội địa đầu tiên vào hoạt động Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên được sản xuất trong nước vào hoạt động hôm thứ Ba (17/12) tại Tam Á, tỉnh Hải Nam. Theo Reuters, không có nhiều thông tin về chương trình hàng không mẫu hạm của Trung Quốc nhưng chính phủ nước này đã thiết kế tàu sân bay mới được rút ra từ tàu sân bay đầu...